SEA Games 28: Mùa vàng của thể thao Việt Nam

Sau mười một ngày tranh tài sôi nổi và kịch tính, SEA Games 28 đã khép lại với nhiều cung bậc cảm xúc đặc biệt và đáng nhớ. Sân vận động quốc gia Singapore - nơi chứng kiến lễ khai mạc và những khoảnh khắc tranh tài ấn tượng cũng chính là nơi ghi lại những hình ảnh đẹp để chia tay một kỳ đại hội thành công trên nhiều phương diện.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
VĐV Nguyễn Thị Huyền đạt hai chuẩn Olympic và đi vào lịch sử khi phá kỷ lục SEA Games đã tồn tại trong suốt 24 năm qua.

Đánh dấu bước tiến lớn

Đoàn thể thao Việt Nam đã kết thúc một kỳ SEA Games thành công với tổng cộng 73 huy chương vàng (HCV), 53 huy chương bạc (HCB) và 60 huy chương đồng (HCĐ), đứng thứ ba toàn đoàn, sau Thái Lan (98 HCV, 83 HCB, 69 HCĐ) và nước chủ nhà Singapore (84 HCV, 73 HCB, 102 HCĐ). Với thành tích trên, chúng ta đã hoàn thành vượt chỉ tiêu đề ra tám HCV.

So với kỳ SEA Games 27, đoàn Việt Nam giành ít hơn một HCV nhưng vượt trội về chất lượng chuyên môn. Ở các môn thi đấu Olympic, Việt Nam giành 64 HCV, đạt tỷ lệ 88%. Đây là con số cao nhất từ trước tới nay trong lịch sử các lần tham dự sân chơi khu vực của đoàn thể thao Việt Nam. Tại kỳ đại hội trước đó ở Myanmar, các môn Olympic chỉ mang về cho đoàn Việt Nam 47 HCV, đạt tỷ lệ 64%. Thành tích kể trên còn ấn tượng hơn khi nhiều môn là thế mạnh của chúng ta và cũng nằm trong chương trình thi đấu Olympic như cử tạ, vật lại không được nước chủ nhà đưa vào thi đấu trong kỳ đại hội lần này.

Năm nay, đoàn thể thao Việt Nam sang Singapore có 400 VĐV, ít hơn so với con số 511 người ở SEA Games 27 tại Myanmar. Tuy nhiên, số HCV của chúng ta vẫn đạt gần tương đương. Điều này là minh chứng rõ ràng cho thấy chất lượng của các VĐV Việt Nam đã được cải thiện đáng kể.

Đua nhau phá kỷ lục

Môn thể thao đóng góp nhiều huy chương vàng nhất cho thể thao Việt Nam ở kỳ SEA Games vừa qua là điền kinh, với 11 HCV, 15 HCB và 8 HCĐ. Thành công của môn thể thao nữ hoàng đến từ việc họ có được sự kế thừa của các vận động viên trẻ và kinh nghiệm của những tên tuổi đi trước. Ví như VĐV Nguyễn Văn Lai vẫn giữ được phong độ cao ở đường chạy 5000m để phá vỡ một kỷ lục SEA Games. Cùng với đó, không chỉ giành ba HCV, VĐV Nguyễn Thị Huyền còn đạt hai chuẩn Olympic và đi vào lịch sử khi phá kỷ lục SEA Games đã tồn tại trong suốt 24 năm qua.

Cái tên được người ta nhắc đến nhiều nhất trong 11 ngày tranh tài tại đảo quốc sư tử không thể là ai khác ngoài Nguyễn Thị Ánh Viên. Cô gái 18 tuổi người Cần Thơ đã giành 8 HCV, 1 HCB, 1 HCĐ ở 11 nội dung tranh tài. Ngoài ra, Ánh Viên còn phá 8 kỷ lục đại hội. Thêm vào đó, kình ngư sinh năm 1996 đã phá vỡ kỷ lục tồn tại 22 năm của Joscelin Yeo (Singapore) khi giành đến 8 HCV ở các nội dung cá nhân.

Trước thành tích ấy, cái tên "Ánh Viên" đã trở thành tâm điểm của truyền thông khu vực. Họ gọi cô bằng những những mỹ từ như "nữ hoàng bơi lội", "tiểu tiên cá"… Trong ngày trở về nước, hàng trăm cổ động viên đã có mặt tại sân bay Nội Bài để chào đón cô gái vàng Việt Nam. Ngay cả VĐV xuất sắc nhất tại giải đấu lần này - Joseph Schooling (Singapore) cũng dành lời ca ngợi đặc biệt: "Cô ấy đã thực hiện mọi thứ theo một chuẩn mực mà tôi chưa từng được thấy ở một vận động viên nào trước đây. Ánh Viên có một trái tim thép, tinh thần thi đấu vô cùng tuyệt vời".

Sẽ là thiếu sót nếu không nhắc đến đội tuyển đua thuyền Việt Nam. Chỉ tiêu mà đội tuyển đặt ra khi đến với SEA Games 28 là 3-4 HCV. Tuy nhiên, khi kết thúc đại hội, đội tuyển của chúng ta đã hoàn thành gấp đôi những gì đã đặt ra: 8 HCV, 4 HCB và 1 HCĐ. Đây thành quả xứng đáng dành cho nỗ lực của Nguyễn Văn Linh, Phạm Thị Thảo, Tạ Thanh Huyền, Lê Thị An, Phạm Thị Huệ…

Đội tuyển xe đạp cũng hoàn thành chỉ tiêu đề ra với 1 HCV, 3 HCB và 1 HCĐ. Đại hội đã khép lại với nhiều cảm xúc dành cho cua-rơ Nguyễn Thị Thật khi cô giành tấm huy chương vàng duy nhất cho xe đạp Việt Nam ở nội dung đường trường một cách đầy kịch tính. Từ tấm HCĐ tại SEA Games 27, HCB tại Asiad năm 2014, cô gái người An Giang đã chuyển màu huy chương thành công bằng nghị lực phi thường và sự vươn lên mạnh mẽ.

Những tiếc nuối

Nhìn vào thành công của Đoàn thể thao Việt Nam tại SEA Games 28, người hâm mộ vẫn phần nào chạnh lòng với hai môn bóng đá và bóng chuyền. ĐT U23 Việt Nam đã phải dừng bước ở bán kết và vẫn chưa hoàn thành được giấc mơ chinh phục tấm huy chương vàng SEA Games, kéo dài nỗi buồn muôn thuở của thể thao Việt Nam ở đấu trường khu vực. HLV thất vọng, các tuyển thủ rơi lệ vì nuối tiếc, người hâm mộ thêm một lần hụt hẫng... Buồn nhưng chúng ta không thất vọng bởi tất cả thầy trò ông Toshiya Miura đã cống hiến hết mình trong các trận đấu và chỉ chịu dừng bước vì thiếu may mắn.

Có một chi tiết đáng chú ý là kể từ năm 1997 đến nay thì đây mới là tấm HCĐ đầu tiên của bóng đá Việt Nam tại SEA Games. Trong 18 năm ấy, cứ mỗi lần đá trận tranh hạng ba là các cầu thủ của chúng ta thất bại. Lý giải đơn giản nhất đó là toàn đội đã gục ngã sau các trận thua ở bán kết. Nhưng lần này, các cầu thủ Việt Nam đã không đi vào "vết xe đổ". Ở trận đấu cuối gặp Indonesia, họ vẫn thi đấu với tinh thần quyết tâm cao để đem về một chiến thắng đậm đà nhằm an ủi người hâm mộ.

Vị chiến lược gia người Nhật có thể chưa giúp bóng đá Việt Nam chạm vào tấm HCV SEA Games nhưng phải thừa nhận rằng ông đã kéo người hâm mộ quay trở lại với bóng đá. Ông và các cầu thủ U23 Việt Nam đã gieo được niềm tin và sự kỳ vọng trong lòng của người hâm mộ và niềm tin ấy vẫn tồn tại ngay cả khi các cầu thủ của chúng ta phải nhận thất bại.

Còn với môn bóng chuyền, dù thi đấu rất cố gắng nhưng cả hai đội tuyển nam và nữ đều không thể đánh bại được người Thái trong trận chung kết. Bóng chuyền nữ một lần nữa gục ngã trước đối thủ đến từ xứ Chùa Vàng, để rồi lần thứ tám liên tiếp nhận tấm HCB.

Bóng chuyền nữ Việt Nam đang cố gắng trẻ hóa lực lượng với những Bùi Thị Ngà (1,86m), Trần Thị Thanh Thúy (1,89m), Lê Thanh Thúy (1,8m), Hà Ngọc Diễm (1,77m), Đinh Thị Trà Giang (1,8m)… Họ đều là những cô gái đang ở độ tuổi 20. Nhìn vào những gương mặt ấy, có thể khẳng định rằng đội tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam trẻ trung và sở hữu thể hình tốt hơn Thái Lan. Tuy nhiên, chừng đó vẫn là chưa đủ để lật đổ người Thái.

Sau thế hệ Phạm Yến, Kim Huệ, thế hệ trẻ với những Nguyễn Linh Chi, Hà Ngọc Diễm, Trần Thị Thanh Thúy vẫn cứ bị che lấp bởi cái bóng của "gã khổng lồ" Thái Lan. Đây đã là lần thứ tám liên tiếp các cô gái Việt Nam nhận HCB tại SEA Games. Phải biết bao lâu nữa, họ mới hóa giải được "phận Bạc" của mình tại đấu trường này!?

XUÂN HỒNG



 

Xem nhiều

Đọc thêm

Giải bóng đá kết nối cộng đồng người Việt tại miền Nam nước Đức

Giải bóng đá kết nối cộng đồng người Việt tại miền Nam nước Đức

Giải bóng đá người Việt ở miền Nam nước Đức đã được tổ chức thu hút sự tham gia của 7 đội bóng từ các thành phố lớn tại miền ...
Những điều cuối cùng Tổng thống Mỹ Biden dành tặng cho Israel

Những điều cuối cùng Tổng thống Mỹ Biden dành tặng cho Israel

Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ tiếp tục thúc đẩy việc đạt được một thỏa thuận ngừng bắn giữa Israel và Hamas trong những tuần cuối cùng tại nhiệm.
Đội tuyển Nga tiếp tục vắng mặt ở vòng loại World Cup 2026

Đội tuyển Nga tiếp tục vắng mặt ở vòng loại World Cup 2026

Do tiếp tục chịu án phạt của FIFA và UEFA nên đội tuyển Nga không được phép tham dự vòng loại World Cup 2026.
Siêu mẫu Thanh Hằng thần thái cuốn hút trên sân khấu Tuần lễ thời trang quốc tế Việt Nam

Siêu mẫu Thanh Hằng thần thái cuốn hút trên sân khấu Tuần lễ thời trang quốc tế Việt Nam

Một tuần qua, siêu mẫu Thanh Hằng catwalk cho show diễn của 5 nhà thiết kế, thương hiệu thời trang liên tiếp và đều đảm nhiệm vị trí vedette.
Jadon Sancho sẵn sàng tái xuất sau một tháng dưỡng thương

Jadon Sancho sẵn sàng tái xuất sau một tháng dưỡng thương

Ngôi sao chạy cánh Jadon Sancho đã khỏe mạnh trở lại và sẵn sàng cùng Chelsea đối đầu với Leicester City vào cuối tuần này.
iPhone XS Max trở thành hàng 'cổ điển'

iPhone XS Max trở thành hàng 'cổ điển'

Bộ đôi iPhone XS Max và iPhone 6s Plus đã chính thức được Apple đưa vào danh mục sản phẩm “cổ điển” của hãng.
Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Đánh thuế giới siêu giàu là một trong những chủ đề quan trọng tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới.
Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Trở lại Nhà Trắng một cách mạnh mẽ, áp đảo, Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ 'đối đãi' với thế giới như thế nào trong nhiệm kỳ 2.0 vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ.
Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Không chỉ thúc đẩy hợp tác khu vực, Tuần lễ cấp cao APEC từ 10 đến 16/11 tại Peru còn là cơ hội để thúc đẩy các nguyên tắc đa phương.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Phần Lan còn góp phần ổn định quan hệ Trung Quốc EU...
Bán đảo Triều Tiên nóng ran, căng thẳng leo thang, 'gọi tên' bờ vực chiến tranh

Bán đảo Triều Tiên nóng ran, căng thẳng leo thang, 'gọi tên' bờ vực chiến tranh

Bán đảo Triều Tiên bất ngờ trở nên nóng bỏng nhất trong 70 năm qua, đến mức nhiều chuyên gia nhận định tình thế bên miệng hố chiến tranh...
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Nhằm tiếp cận trữ lượng khoáng sản khổng lồ của châu Phi, Mỹ và Trung Quốc đã bỏ vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, bao gồm ngoại giao đường sắt tại đây.
Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử của “kỷ nguyên vươn mình".
Nhà báo Brazil: Vai trò, vị thế và uy tín của Việt Nam ngày càng lớn hơn trên trường quốc tế

Nhà báo Brazil: Vai trò, vị thế và uy tín của Việt Nam ngày càng lớn hơn trên trường quốc tế

Nhà báo Brazil Pedro Oliveira đánh giá vai trò, vị thế và uy tín của Việt Nam ngày càng lớn hơn trên trường quốc tế...
Truyền thông Thụy Điển nêu bật kết quả hợp tác phát triển bền vững trong chuyến thăm của Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân

Truyền thông Thụy Điển nêu bật kết quả hợp tác phát triển bền vững trong chuyến thăm của Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân

Truyền thông Thụy Điển đăng các bài viết đề cao kết quả chuyến thăm của Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân, đặc biệt là thúc đẩy tương lai bền vững
Phiên bản di động