Nhỏ Bình thường Lớn

Sợ công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI)?

Bài học đầu tiên từ lịch sử là ngay cả công nghệ mới mạnh mẽ nhất cũng cần có thời gian để thay đổi nền kinh tế.
Sự xuất hiện của ChatGPT khiến con người cảm nhận rõ hơn sự cạnh tranh của AI. (Nguồn: AFP)
Sự xuất hiện của ChatGPT khiến con người cảm nhận rõ hơn sự cạnh tranh của AI. (Nguồn: AFP)

Sự phát triển của một số công nghệ mang tính đột phá trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, như công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI), công nghệ mạng 5G, công nghệ sinh học... đã và đang tác động mạnh mẽ tới mọi khía cạnh, từ an ninh-chính trị đến kinh tế, xã hội.

Sự bùng nổ của AI, trong đó “cú hích” ChatGPT thêm một lần nữa khuấy động “mặt hồ” vốn đã không thể phẳng lặng kể từ khi Cách mạng công nghệ lần thứ tư được nói tới. Vậy ở một khía cạnh nào đó, công nghệ mới sẽ biến đổi nền kinh tế mạnh mẽ như thế nào?

Bài học từ lịch sử

ChatGPT gây “bão” chỉ qua một đêm. Nó được cho là có thể làm tăng đáng kể năng suất lao động của con người trong một loạt ngành công nghiệp, thậm chí có thể thay thế họ trong một số ngành nghề, theo cách mà “cách mạng” động cơ hơi nước, điện và máy tính đã từng “bùng nổ” trước đây.

Những gì đã trải qua trong lịch sử đã khiến con người tin rằng, sự bùng nổ AI có thể biến đổi các nền kinh tế mạnh mẽ như thế nào trong những năm tới.

Trong một bài báo xuất bản năm 1995, TS. Timothy Bresnahan của Đại học Stanford và TS. Manuel Trajtenberg của Đại học Tel Aviv đã đưa ra những gì họ coi là đặc trưng của một công nghệ có tính đột phá. Theo đó, một cuộc cách mạng công nghệ mang tính đột phá phải được ứng dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp, có tiềm năng để tiếp tục cải tiến và nâng cấp-tức là tạo ra sự bứt phá, đổi mới trong các ngành đang ứng dụng công nghệ đó.

AI đang được ứng dụng rộng rãi, dường như ngày càng hoàn thiện hơn và cũng đang tiếp tục được triển khai nghiên cứu để phát triển hơn nữa. Vậy khi nào cuộc cách mạng kinh tế do sự bùng nổ AI bắt đầu?

Bài học đầu tiên từ lịch sử là ngay cả công nghệ mới mạnh mẽ nhất cũng cần có thời gian để tạo ra các chuyển biến trong nền kinh tế.

James Watt đã được cấp bằng sáng chế cho động cơ hơi nước của mình vào năm 1769, nhưng năng lượng hơi nước chưa thành nguồn lực thúc đẩy phát triển công nghiệp mạnh mẽ cho đến những năm 1830 ở Anh và những năm 1860 ở Mỹ. Ở Anh, sự đóng góp của “cách mạng” hơi nước vào tăng trưởng năng suất đạt đỉnh điểm sau năm 1850, gần một thế kỷ sau khi bằng sáng chế của Watt được công nhận, theo Nicholas Crafts của Đại học Sussex.

Gần ba thập kỷ sau các mạch tích hợp silicon đầu tiên, mãi cho đến giữa những năm 1990, sự bùng nổ năng suất do sự hỗ trợ của máy tính mới xuất hiện ở Mỹ.

Khoảng cách giữa đổi mới và tác động tới kinh tế một phần là do tinh chỉnh. Các động cơ hơi nước ban đầu hoạt động cực kỳ kém, hiệu quả thấp, trong khi tiêu thụ hàng đống than đắt đỏ.

Tương tự như vậy, hiệu suất đáng kinh ngạc của các sản phẩm AI gần đây đã thể hiện sự cải thiện lớn hơn nhiều so với những công cụ đã từng khơi dậy sự bùng nổ của AI trong khoảng một thập kỷ trước.

Mặt khác, hạn chế về vốn cũng có thể làm chậm tiến trình lan tỏa trong nền kinh tế. GS. Robert Allen của Đại học New York lập luận rằng, sự gia tăng chậm chạp trong tăng trưởng năng suất công nghiệp hóa ở nước Anh phản ánh tình trạng thiếu vốn để xây dựng nhà máy và mua máy móc, vấn đề sau này dần được khắc phục, khi các nhà tư bản nhìn thấy khoản lợi nhuận béo bở.

Nhiều nghiên cứu gần đây nhấn mạnh tới thời gian cần thiết để tích lũy “vốn vô hình” - chính là bí quyết cơ bản cần thiết, để một công nghệ mới được ứng dụng hiệu quả vào nền kinh tế.

Cuộc cạnh tranh giữa con người và AI?

Những tiến bộ của AI chắc chắn sẽ mở ra một thời kỳ khó khăn và đau đớn về kinh tế đối với một số người có công việc bị ảnh hưởng trực tiếp và khó thích nghi - điều mà các nhà kinh tế gọi khéo là “chi phí điều chỉnh”. Tuy nhiên, bước tiến về phía trước của công nghệ vẫn tiếp tục, con người phải chấp nhận và vấn đề đặt ra là phải khai thác được các tiềm năng mới để mang lại lợi ích cho nền kinh tế và xã hội.

Sự xuất hiện của ChatGPT khiến con người cảm nhận rõ hơn sự cạnh tranh của AI. AI không còn là cuộc đua thương mại, mà còn là cuộc cạnh tranh con người - AI trong quá trình sản xuất và phát triển kinh tế.

Khi năng lực của AI càng lớn, thì mối đe dọa mọi người cảm nhận được về sức mạnh từ AI càng lớn. Sự phát triển của AI khiến nhiều người lo lắng công việc không được bảo đảm và sẽ bị thay thế bởi AI vào một ngày nào đó. Hơn nữa, không chỉ ChatGPT, mà sự ra đời các sản phẩm tương tự có thể cũng sẽ không còn xa.

Ở mức độ nhất định, liệu AI có thể thay thế con người về công việc hay không?

Kể từ các cuộc cách mạng công nghiệp, một trong những điều kiện tiên quyết của bất kỳ sự phát triển công nghệ nào chính là con người được thay thế bằng công nghệ và máy móc, nâng cao năng suất và chất lượng một cách hiệu quả và tiết kiệm hơn. Nói cách khác, thay thế con người trong sản xuất luôn là mục tiêu chính của nghiên cứu phát triển AI.

Trong quá khứ, con người không bị thay thế hoặc đào thải, bởi vì mỗi người đều có thể đồng thời nâng cao năng lực của mình để đạt được sự phân công lao động thành công giữa máy móc và con người. Con người chịu trách nhiệm cao hơn, trao công việc trình độ thấp, đặc biệt là những công việc thủ công và lặp đi lặp lại cho máy móc hoặc máy tính.

Mặc dù như vậy, khác với sự đột phá công nghệ của các cuộc cách mạng công nghiệp trước đây, năng lực của AI hiện nay đã vượt xa người bình thường, liệu con người có thoát khỏi số phận bị thay thế một lần nữa hay không? Ngay cả khi rất nhiều người có thể nâng cấp thành công bản thân để vượt qua, nhưng liệu ai cũng đều có năng lực và may mắn như vậy?

Về lý thuyết, sự tiến bộ nhanh chóng của khoa học và công nghệ là điều tốt, có thể thúc đẩy xã hội giàu có hơn, mọi người có thêm nhiều của cải và thời gian nhàn rỗi để tận hưởng cuộc sống. Tuy nhiên, thế giới hiện thực phức tạp và tàn khốc hơn nhiều so với tưởng tượng.

AI có thể nâng cao năng suất, làm cho toàn xã hội trở nên giàu có hơn. Nhưng nếu sự thịnh vượng đó phân phối không công bằng, những người mất việc làm hoặc bị giảm thu nhập do AI liệu có nhận được sự quan tâm và bù đắp của xã hội hay bị quên lãng và đào thải?

Mặc dù, ChatGPT là biểu tượng của tiến bộ khoa học và công nghệ, nhưng nếu như hai vấn đề kinh tế chính trị kinh điển và cơ bản là sản xuất và phân phối không được giải quyết thỏa đáng, thì tiến bộ và đột phá của AI chỉ gây nên sự mất công bằng và mâu thuẫn nhiều hơn cho xã hội loài người.

Đây vẫn là những dấu hỏi lớn đặt ra trước khi con người chính thức bước vào “kỷ nguyên AI”.

ChatGPT ra đời, người thầy không thể 'ru ngủ' học sinh bằng bài giảng từ nhiều thập kỷ trước

ChatGPT ra đời, người thầy không thể 'ru ngủ' học sinh bằng bài giảng từ nhiều thập kỷ trước

TS. Lê Nguyên Phương nêu quan điểm, ChatGPT có thể giải đáp nhanh chóng mọi thắc mắc nên vấn đề quan trọng là cần thay ...

Bộ GD&ĐT bàn về việc thích ứng và 'đón đầu' ChatGPT

Bộ GD&ĐT bàn về việc thích ứng và 'đón đầu' ChatGPT

Chiều nay (13/2), Bộ GD&ĐT giao Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam tổ chức Toạ đàm “ChatGPT, Trí tuệ nhân tạo - Lợi ích ...

'Cơn sốt' ChatGPT: Cần trang bị cho người dùng cách thức sử dụng công cụ AI có trách nhiệm

'Cơn sốt' ChatGPT: Cần trang bị cho người dùng cách thức sử dụng công cụ AI có trách nhiệm

Thay vì tranh luận với sinh viên có sử dụng ChatGPT hay không, giảng viên có thể thảo luận để cùng đồng hành hỗ trợ ...

ChatGPT ra đời, phải 'gieo' cho học sinh động lực học tập để cạnh tranh được với máy móc trong tương lai

ChatGPT ra đời, phải 'gieo' cho học sinh động lực học tập để cạnh tranh được với máy móc trong tương lai

ChatGPT ra đời, điều quan trọng là phải làm sao để nền giáo dục thực sự “gieo” cho học sinh động lực học tập. Các ...

ChatGPT không thông minh như bạn nghĩ

ChatGPT không thông minh như bạn nghĩ

ChatGPT - một trong những ứng dụng Internet có tốc độ tăng trưởng người dùng nhanh nhất trong lịch sử, cán mốc 100 triệu người ...

Tin cũ hơn

'Làm ngơ' với khí đốt Nga đủ lâu, đã đến lúc EU đặt lên 'bàn cân', xuất hiện lỗ hổng lớn 'Làm ngơ' với khí đốt Nga đủ lâu, đã đến lúc EU đặt lên 'bàn cân', xuất hiện lỗ hổng lớn
Kinh tế Anh thoát suy thoái, vượt Đức trong G7 Kinh tế Anh thoát suy thoái, vượt Đức trong G7
Mỹ 'gọi tên' loạt doanh nghiệp Trung Quốc; lĩnh vực chiến lược của Bắc Kinh sắp bị 'vào tầm ngắm’ Mỹ 'gọi tên' loạt doanh nghiệp Trung Quốc; lĩnh vực chiến lược của Bắc Kinh sắp bị 'vào tầm ngắm’
Kinh tế Mỹ tốt hơn những gì người dân lo lắng, đang dẫn đường và thúc đẩy đoàn tàu kinh tế toàn cầu Kinh tế Mỹ tốt hơn những gì người dân lo lắng, đang dẫn đường và thúc đẩy đoàn tàu kinh tế toàn cầu
Giá vàng hôm nay 10/5/2024: Giá vàng miếng SJC 'trên trời', càng đấu giá càng cao bởi lý do này; nhà đầu tư không chờ đợi, đổ xô mua vàng Giá vàng hôm nay 10/5/2024: Giá vàng miếng SJC 'trên trời', càng đấu giá càng cao bởi lý do này; nhà đầu tư không chờ đợi, đổ xô mua vàng
Vụ đường ống Dòng chảy phương Bắc: Nga tiếp tục nỗ lực điều tra, Liên hợp quốc tuyên bố bất ngờ Vụ đường ống Dòng chảy phương Bắc: Nga tiếp tục nỗ lực điều tra, Liên hợp quốc tuyên bố bất ngờ
'Mưa' trừng phạt Nga không đạt hiệu quả như mong muốn, EU nghĩ cách mới, tiếp tục cản trở doanh thu của Moscow 'Mưa' trừng phạt Nga không đạt hiệu quả như mong muốn, EU nghĩ cách mới, tiếp tục cản trở doanh thu của Moscow
Định đoạt số phận tài sản Nga bị phong tỏa, EU còn muốn nhiều hơn nữa, Ukraine sẽ có tiền trước mùa Hè? Định đoạt số phận tài sản Nga bị phong tỏa, EU còn muốn nhiều hơn nữa, Ukraine sẽ có tiền trước mùa Hè?
Kinh tế thế giới nổi bật (3-9/5): Hầu hết công ty Thụy Sỹ vẫn thích Nga, Trung Quốc giảm trữ ngoại hối, tăng ‘ôm’ vàng; Đức gây bất ngờ Kinh tế thế giới nổi bật (3-9/5): Hầu hết công ty Thụy Sỹ vẫn thích Nga, Trung Quốc giảm trữ ngoại hối, tăng ‘ôm’ vàng; Đức gây bất ngờ
Vướng lùm xùm ở Mỹ, TikTok 'phản đòn', lộ 'gương mặt' hưởng lợi từ ứng dụng trăm tỷ USD Vướng lùm xùm ở Mỹ, TikTok 'phản đòn', lộ 'gương mặt' hưởng lợi từ ứng dụng trăm tỷ USD
Đi châu Âu ‘chữa lành’, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nói điều ngọt ngào ở Serbia, ‘gửi thư tình’ tới Hungary Đi châu Âu ‘chữa lành’, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nói điều ngọt ngào ở Serbia, ‘gửi thư tình’ tới Hungary
Mỹ 'làm căng' với Huawei, Trung Quốc tuyên bố sẽ thực hiện mọi biện pháp cần thiết Mỹ 'làm căng' với Huawei, Trung Quốc tuyên bố sẽ thực hiện mọi biện pháp cần thiết