Hai nhà văn Goncourt Les Frères và Jules de Goncourt. |
Goncourt Les Frères (1822-1896) và Jules de Goncourt (1830-1870) là hai nhà văn thường viết chung (mở đường cho chủ nghĩa tự nhiên).
Tác phẩm chính: Lịch sử xã hội Pháp trong cách mạng và thời kỳ Directoire (1854-1855), Những nhân tình của Louis XV (1860), Renée Mauperin (1864, tiểu thuyết), Bà xơ Philomène (1861, tiểu thuyết), Germinie Lacerteux (1864, tiểu thuyết), La Fille Elisa (1877).
Bà xơ Philomène là tiểu thuyết hiện thực, nghiên cứu, lấy tư liệu một cách “khách quan khoa học”, theo phong cách anh em Goncourt.
Miêu tả sinh hoạt bệnh viện. Phân tích tình cảm tế nhị. Mồ côi mẹ từ nhỏ, Philomène bị bố là công nhân bỏ rơi. Nhờ bà dì đi làm cho một gia đình quý tộc; trong mấy năm, cô được gửi đi học ở một ký túc xá.
Trở về với dì trong gia đình quý tộc, cô vốn là người đa tình và sẵn sàng hy sinh vì người khác, yêu cậu công tử con gia đình ấy. Cậu này không để ý nên dửng dưng.
Đau khổ, cô đi tu và phục vụ tận tâm ở một bệnh viện, ai cũng mến. Éo le thay, Philomène và một bác sĩ làm việc cùng nhau, đồng thanh tương ứng lại yêu nhau. Lúc đầu họ không ý thức về mối tình.
Philomène phải tự đấu tranh khổ sở để kìm mình lại. Bác sĩ chết đột ngột; Philomène không coi tình yêu ấy là tội lỗi nữa. Đang đêm, cô lén vào quỳ bên giường người chết và cầu nguyện tha thiết
Germinie Lacerteux là tiểu thuyết hiện thực, phân tích một cách “khách quan khoa học” (dựa vào tư liệu thật) một trường hợp bệnh tâm thần (chứng hystérie), những giai đoạn của một sự sa đọa dẫn nữ bệnh nhân từ nghiện rượu đến ăn cắp, trác táng, làm đĩ, bệnh tật, cái chết.
Câu chuyện xảy ra ở vùng ngoại ô Paris. Germinie là một cô gái nông thôn bị ném vào nơi đô hội. Bị hiếp dâm, đẻ ra thai chết, cô phải đi ở cho mấy nơi trước khi đến ở cho một bà quý tộc không có chồng. Ở đây, cô đâm ra mộ đạo.
Cô yêu Jupillon, một tên đểu cáng con một mụ bán sữa láng giềng. Từ đó, ban ngày thì cô sống theo đạo, đêm thì đam mê tình dục; cuộc sống đó đã dẫn đến chứng hystérie.
***
Nhà viết tiểu thuyết Graq Julien. |
Graq Julien (sinh 1910) là nhà viết tiểu thuyết (ảnh hưởng siêu thực – số mệnh).
Tác phẩm chính: Bờ biển vùng vịnh Syrtes (1951), Bán đảo (1970), Đọc và viết (1981, luận văn).
Bờ biển vùng vịnh Syrtes là tiểu thuyết được Giải thưởng Goncourt, Graq từ chối.
Khuynh hướng siêu thực rõ rệt trong tác phẩm văn xuôi này; câu chuyện xảy ra ngoài thời gian và lịch sử, tạo một không khí huyền bí, một cảm giác đợi chờ (hồi hộp, lo âu) một tai biến của định mệnh.
Nước cộng hòa Orsenna đánh nhau từ 300 năm trước với nước Farghestan ở bờ bên kia biển Syrtes. Sự thực thì chiến tranh đã lịm dần; tàu chiến hai bên mặc nhiên không đi quá một giới hạn nào đó để khỏi đụng độ nhau.
Nhưng hình như do một định mệnh khủng khiếp nào đó, hai dân tộc lại bị kích thích một cách âm ỉ. Aldo, thất tình, xin chính phủ cộng hòa cho được nhận một nhiệm vụ ở nơi xa; thế là chàng được cử làm Quan sát viên một đồn sát hải phận Orsenna.
Chàng thành người thừa hành của Thần Định mệnh. Một hôm, chàng cho chiếc thuyền tiến gần vào bờ biển kẻ địch, ba phát súng đại bác bắn ra, thế là đủ để chiến tranh bùng nổ. Người đọc linh cảm thấy nước cộng hoà sẽ bị tiêu diệt.
***
Diễn viên, viết hài kịch đường phố Guitry Sacha |
Guitry Sacha (1885-1957) là diễn viên, viết hài kịch đường phố di dỏm, lịch sử.
Tác phẩm chính: Hồi ký một tay bạc bịp (1935, tiểu thuyết), Chúng ta hãy nằm mơ (1916, hài kịch).
Hồi ký một tay bạc bịp là cuốn tiểu thuyết đã quay thành phim. Trong một gia đình có 12 người, một chú bé ăn cắp tám xu bị phạt không được ăn món nấm.
Ai ngờ nấm độc, cả nhà ăn phải chết cả, trừ chú ra. Chú ta làm “tên nhỏ sai vặt” ở khách sạn, lớn lên thành hồ lì cho sòng bạc ở Monte Carlo.
Hắn lấy một con bạc. Hai vợ chồng nghĩ ra một cách gian lận để làm giàu. Không ngờ ngay tối đầu hành động đã thất bại: vợ đánh thua hết cả vốn chung, hắn mất việc.
Hắn thua cuộc vì không biết “bịp”, do đó quyết trở thành “bạc bịp” chuyên nghiệp.
Hắn thành công, giàu có, sung sướng cho đến khi nhân một cuộc gặp gỡ, hắn thành một con bạc lương thiện, hắn thua hết tiền và cuối đời, làm công cho một xí nghiệp làm quân bài.
| ‘Hít thở’ văn hóa Hungary qua các tác phẩm văn học đặc sắc Khám phá văn hóa Hungary thông qua những cuốn sách tiêu biểu của nền văn học Hungary là trải nghiệm thú vị của những người ... |
| Sổ tay văn hóa Đông-Tây: Một thoáng văn học Pháp [Kỳ 23] Chúng tôi tiếp tục giới thiệu tới bạn đọc những tác phẩm tập thể hay vô danh (không xác định được tác giả) của nền ... |