Nhỏ Bình thường Lớn

Sổ tay văn hóa Đông-Tây: Một thoáng văn học Pháp [Kỳ 45]

Chúng tôi tiếp tục giới thiệu tới bạn đọc những tác phẩm tập thể hay vô danh (không xác định được tác giả) của nền văn học Pháp thời Trung cổ nổi tiếng.
Nhà văn Sagan Fançoise.
Nhà văn Sagan Fançoise.

Sagan Fançoise (1935-2004) là nhà văn nữ (tâm trạng chán chường của thanh niên tư sản).

Tác phẩm chính: Buồn ơi, chào nhé (Bonjour Tristesse, 1954), Một nụ cười nào đó (Un Certain Sourire, 1956), Bạn có thích Bramd’ không? (Aimez vous Brahms?,1959), Với kỷ niệm tươi đẹp nhất của tôi (Avec mon Meilleur Souvenir, 1984), Lâu đài ở Thụy Điển (Château en Suède, 1960).

Buồn ơi, chào nhé là cuốn tiểu thuyết viết khi tác giả còn là một cô gái 18 tuổi ở trường “xơ” ra.

Sách bán chạy như tôm tươi, khiến cho Sagan chỉ sau ba tuần đã nổi tiếng ở Pháp và trên thế giới.

Cécile, nhân vật chính, vào tuổi 17. Cô “hoàn toàn sung sướng” vì có đủ mọi thứ: nhân tình, xe hơi, tiền, một ông bố chiều con.

Cécile muốn giữ ông bố là của riêng; cô yên tâm khi những tình nhân của bố chỉ gần với ông bằng những mối tình hời hợt; cô rất sợ bố mình gắn bó với một người phụ nữ sâu sắc, có thể trở thành địch thủ tình cảm của mình.

Vì vậy, khi bạn thân của cô là Anne có thể trở thành người ấy, cô phá kì được mối tình mới chớm nở. Tấn bi kịch xảy ra. Từ trước không bao giờ thực sự có thắc mắc nội tâm; lần đầu tiên cô gái cảm thấy cái buồn do nhận thức được trách nhiệm của mình đối với những vấn đề đặt ra trong quan hệ với người khác.

Nói chung, những tác phẩm của Sagan nói lên tâm trạng chán chường của thanh niên tư sản hiện đại, sống không có ngày mai, thất bại cay đắng trong việc đi tìm hạnh phúc. Thoát ly khỏi mọi ràng buộc luân lý, các nhân vật đành bằng lòng với những cuộc dan díu ngẫu nhiên, tìm an ủi với người tình tạm bợ để chia sẻ nỗi hoang mang và cô đơn. Tình yêu lâu bền không có được.

Lâu đài ở Thụy Điển là một vở hài kịch cay độc về tình yêu. Frédéric, một thanh niên 25 tuổi, một hôm bỏ Paris hoa lệ, đến ở chơi với gia đình họ hàng ở một lâu đài tại Thụy Điển.

Một lâu đài bí mật, xây tại một nơi xa xôi hẻo lánh, mỗi năm tuyết phủ dày đặc đến nỗi trong bốn tháng, không liên lạc được với ngoài. Sinh hoạt nơi đây kỳ quặc.

Chủ nhà Hugo là một người quý tộc nông thôn, 40 tuổi, tính tình hung tợn. Hugo thuyết phục vợ Ophélie tự coi là chết, giam vợ ở trong phòng, rồi tổ chức một đám tang với một chiếc quan tài rỗng.

Hugo làm như vậy để lấy Eléonore, 28 tuổi, một thiếu phụ đã chán yêu tài tử hay lãng mạn, tìm đến một tình yêu bản năng hơn.

Chị của Hugo là Agathe lẩm cẩm nhưng có của, nên mọi người đều chiều ý bà mà mặc quần áo thế kỷ XVIII. Sébastien, anh Eléonore, đến ở với em gái để ăn bám; y cũng chán ngán, có thái độ ban ơn ngạo nghễ, nhưng lại nhút nhát.

Frédéric đến với xã hội ấy. Anh mê ngay Eléonore, được Eléonore thương hại cho ăn nằm lén lút, nhưng sau sợ Hugo giết, anh phải bỏ đi. Sébastien đi lại với Ophélie và Ophélie có mang. Hugo tỏ ra là một người đàn ông quyết đoán, mọi người đều sợ.

* * *

Nhà phê bình văn học Sainte-Beuve.
Nhà phê bình văn học Sainte-Beuve.

Sainte-Beuve (1804-1869) là nhà phê bình văn học (điều tra khách quan).

Tác phẩm chính: Port-Royal (1840-1859), Những cuộc nói chuyện ngày thứ hai (Causeries du Lundi, 1851-1862).

Port-Royal là tác phẩm xuất sắc nhất của nhà phê bình Sainte-Beuve, người mở đường cho phê bình điều tra tác giả một cách khách quan, đưa ra những chân dung văn học sâu sắc.

Bộ sách gồm sáu cuốn, là một bức họa hoành tráng về đời sống tri thức Pháp vào thế kỷ XVII. Sainte-Beuve chứng minh ảnh hưởng của trào lưu tư tưởng Port-Royal đối với những nhà văn cổ điển Pháp như Racine, Boileau, Phu nhân De Sévigné, và nhất là Pascal.

* * *

Nhà viết hài kịch trào phúng Scribe Eugène.
Nhà viết hài kịch trào phúng Scribe Eugène.

Scribe Eugène (1791-1861) là nhà viết hài kịch trào phúng.

Tác phẩm chính: Người đàn bà Do Thái (La Juive, 1835), Andrienne Lecouvreur (1849), Trận đánh giữa các bà với nhau (Bataille de Dames, 1851).

Trận đánh giữa các bà với nhau là vở hài kịch nhẹ, rất điển hình cho phong cách Scribe, ông viết chung với một tác giả khác, rất hợp thị hiếu dân thành thị, đặc biệt giai cấp tư sản và tiểu tư sản, kỹ thuật xây dựng khéo léo.

Flavigneul cầm đầu một âm mưu chống chính phủ; chàng trá hình làm người hầu trong lâu đài nữ bá tước Autreval. Bà này và cả cô cháu gái họ Léonie đều mê chàng.

Ông tỉnh trưởng đến lâu đài định bắt Flavigneul, nhờ nữ bá tước can thiệp, Flavigneul trốn ra biên giới.

Do đó, một gã si tình bà lại bị bắt nhầm. Flavigneul lộn lại vì không đành lòng chấp nhận kẻ khác bị bắt oan. May lúc đó có lệnh ân xá, Flavigneul có một món nợ ân tình đối với nữ bà tước, nhưng nữ bá tước đành để cháu lấy Flavigneul.

Lễ kỷ niệm 'Ngày của người chết' độc đáo ở Mexico

Lễ kỷ niệm 'Ngày của người chết' độc đáo ở Mexico

Tuy có cái tên khá đáng sợ nhưng lễ kỷ niệm Ngày của người chết ở Mexico được UNESCO công nhận là Di sản văn ...

3 từ mô tả văn hóa giao tiếp Đan Mạch: đơn giản, bình đẳng và trách nhiệm

3 từ mô tả văn hóa giao tiếp Đan Mạch: đơn giản, bình đẳng và trách nhiệm

Văn hóa và xã hội của Đan Mạch có một lịch sử lâu dài và mang tính dân tộc sâu sắc. Ở Đan Mạch, văn ...

Tuần lễ phim Brazil tại TP. Hồ Chí Minh

Tuần lễ phim Brazil tại TP. Hồ Chí Minh

Tiếp nối thành công Tuần lễ phim Brazil ở Hà Nội, từ ngày 7-11/11, tại TP Hồ Chí Minh sẽ ra mắt tuần phim Brazil ...

Sổ tay văn hóa Đông-Tây: Một thoáng văn học Pháp [Kỳ 44]

Sổ tay văn hóa Đông-Tây: Một thoáng văn học Pháp [Kỳ 44]

Chúng tôi tiếp tục giới thiệu tới bạn đọc những tác phẩm tập thể hay vô danh (không xác định được tác giả) của nền ...

Sổ tay văn hóa Đông-Tây: Một thoáng văn học Pháp [Kỳ 43]

Sổ tay văn hóa Đông-Tây: Một thoáng văn học Pháp [Kỳ 43]

Chúng tôi tiếp tục giới thiệu tới bạn đọc những tác phẩm tập thể hay vô danh (không xác định được tác giả) của nền ...