Su-34 đối đầu F-16 tại xung đột Nga - Ukraine: Lợi thế sẽ thuộc chiến đấu cơ nào?

Tờ báo Topwar.ru đăng tải đánh giá của nhà bình luận của Nga về các phẩm chất kỹ thuật của F-16 và so sánh với một sản phẩm tiên tiến tương ứng của không quân Nga, Su-34.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Trong bối cảnh cuộc xung đột Nga-Ukraine vẫn đang tiếp diễn, việc chuyển giao máy bay chiến đấu F-16 của Mỹ cho Ukraine chỉ còn là thời gian. Bên cạnh đó, công tác đào tạo cho phi công Ucraine cũng đã bắt đầu ở một số nước châu Âu thuộc NATO.

Lực lượng vũ trang Ukraine coi việc có được loại Chim ưng (tên gọi F16 của Mỹ) sẽ giải quyết được vấn đề bảo vệ không phận nước mình vốn nhường hoàn toàn cho máy bay của Nga kể từ khi cuộc xung đột diễn ra.

Su-34 đối đầu F-16 tại xung đột Nga - Ukraine: Lợi thế sẽ thuộc chiến đấu cơ nào?
Su-34 đối đầu F-16 tại xung đột Nga - Ukraine: Lợi thế sẽ thuộc chiến đấu cơ nào?
Su-34 đối đầu F-16 tại xung đột Nga - Ukraine: Lợi thế sẽ thuộc chiến đấu cơ nào?
Su-34 đối đầu F-16 tại xung đột Nga - Ukraine: Lợi thế sẽ thuộc chiến đấu cơ nào?
Su-34 đối đầu F-16 tại xung đột Nga - Ukraine: Lợi thế sẽ thuộc chiến đấu cơ nào?

Theo nhiều nguồn tin, Không quân Ukraine có khả năng sẽ được chuyển giao một số chiếc F-16 Block 50/52. Biến thể này đã xuất hiện vào năm 1990 với một tính năng quan trọng là được trang bị hệ thống radar AN / APG-68V5, dùng để sử dụng tên lửa chống radar cao tốc AGM-88. Sự hiện diện của một tổ hợp radar riêng biệt giúp ích rất nhiều trong việc phát hiện và quan trọng nhất là xử lý tín hiệu radar của đối phương.

Su-34 đối đầu F-16 tại xung đột Nga - Ukraine: Lợi thế sẽ thuộc chiến đấu cơ nào?
F-16 Block 50/52.

Ngày nay, các tên lửa chống radar cao tốc (HARM) của Mỹ được lập trình dưới mặt đất và được phóng từ các máy bay tiêm kích MiG-29 của Ukraine vào khu vực mục tiêu, với hy vọng tên lửa sẽ tự phát hiện radar đối phương đang hoạt động và nhắm bắn vào nó.

Khác với MiG-29, F-16 có khả năng ra lệnh điều khiển tên lửa chống radar, qua đó làm tăng đáng kể hiệu quả tác chiến để chống lại hệ thống phòng không Nga.

Tuy nhiên, có một chi tiết nhỏ ở đây, F-16 Block 50/52 có giá hơn 55 triệu USD, so với biến thể cơ sở chỉ là 30 triệu USD. Vì vậy, Mỹ sẽ không vội vàng cung cấp loại F-16 đắt tiền cho Ucraine.

Các tính năng chiến đấu của F16:

Su-34 đối đầu F-16 tại xung đột Nga - Ukraine: Lợi thế sẽ thuộc chiến đấu cơ nào?

F-16 chứa JDAM (loại bom thông minh có bộ điều khiển quỹ đạo) gắn bom thông thường Mk.82, Mk.83 và Mk.84.

Su-34 đối đầu F-16 tại xung đột Nga - Ukraine: Lợi thế sẽ thuộc chiến đấu cơ nào?

Hệ thống này rất tốt và đã chứng minh tính hữu dụng trên thực tế. JDAM hoạt động hiệu quả nhất tại Iraq và Afghanistan, những nơi hầu như không có hệ thống phòng không.

Ở Ukraine, mọi thứ có phần khó khăn hơn khi hiện diện hệ thống phòng không (tên lửa đất đối không) dày đặc của quân đội Nga. Vì vậy, khi thử nghiệm, một máy bay chiến đấu F-22 bay ở độ cao khoảng 15.000 mét với tốc độ gấp 1,5 lần tốc độ âm thanh có thể thả một quả bom JDAM nặng 454 kg trúng mục tiêu ở khoảng cách hơn 44 km. Tuy nhiên, sẽ không có chuyện đó ở Ukraine bởi hệ thống phòng không Nga không cho phép F16 (cũng như tất cả thế hệ F) làm điều đó. Việc đối thủ có máy bay chiến đấu và tên lửa hiện đại cộng với hệ thống tên lửa đất đối không đã làm khó vấn đề tận dụng độ cao của F-16.

AGM-154 JSOW (Vũ khí chính xác được phóng từ cự ly an toàn)

Su-34 đối đầu F-16 tại xung đột Nga - Ukraine: Lợi thế sẽ thuộc chiến đấu cơ nào?

Một quả bom được gắn động cơ sẽ biến thành một tên lửa. Vũ khí này không phụ thuộc quá nhiều vào độ cao mà là giá thành. Hiện tại, loại vũ khí này vẫn chưa được đề cập trong danh sách chuyển giao vũ khí cho Ukraine. Bản thân người Mỹ cũng đang cần.

Ngoài ra, theo quy định áp dụng của Mỹ, F-16 không được sử dụng như một đơn vị tác chiến độc lập mà là một phần của cơ chế chiến đấu hỗn hợp trong đó F-16 đóng vai trò là máy bay chiến đấu, ngoài ra còn có F-15, F -22 và hệ thống AWACS (Hệ thống cảnh báo sớm và kiểm soát trên không - airborne early warning and control).

Nếu không có AWACS, phạm vi phát hiện mục tiêu trên không của “Chim ưng” giảm một nửa còn 120-150 km. Việc tổ chức một đội bay hoàn chỉnh ở Ukraine là không thực tế, điều đó có nghĩa là 9 điểm mang vũ khí trên F-16 sẽ được sử dụng gần như rất khó. Và với một vài quả bom thì không có ý nghĩa gì lớn lao.

Nhưng với những tên lửa không đối không mang trên mình, F16 là một lựa chọn có thể đánh chặn các trạm radar và máy bay.

AIM-9 Sidewinder (Air Intercept Missile-tên lửa đánh chặn) là một loại tên lửa không đối không tầm ngắn

Su-34 đối đầu F-16 tại xung đột Nga - Ukraine: Lợi thế sẽ thuộc chiến đấu cơ nào?

Đây là loại vũ khí kinh điển trên bầu trời, giống như súng AK dưới đất. AIM-9 trong gần 70 năm hoạt động đã được sử dụng rất nhiều (hơn 200 nghìn). Nhưng câu hỏi đặt ra ở đây là chủng loại tên lửa nào có thể chuyển cho Ukraine.

AIM-9X, biến thể mới nhất của tên lửa, có bộ thu hình ảnh rất tốt, có khả năng tạo ra các "hỏa mù" bằng bẫy nhiệt, việc điều khiển tên lửa được tích hợp vào màn hình gắn trên mũ của phi công. Nói chung, nó là một vũ khí tuyệt vời. Tầm bắn của AIM-9X khoảng 40 km, là một trong những tên lửa tầm ngắn tốt nhất trên thế giới.

Chỉ có giá thành là khủng khiếp: 600.000 USD/quả. Tuy nhiên, tên lửa phiên bản đầu tiên AIM-9B có giá khoảng 15.000 USD. Vì vậy, nếu dòng này chuyển đến cho Ukraine, chắc chắn không loại phải hàng trăm ngàn đô.

AIM-120 AMRAAM

AIM-120 AMRAAM (Advanced Medium-Range Air-to-Air Missile - AMRAAM) - tên lửa không đối không tầm trung tiên tiến.

Su-34 đối đầu F-16 tại xung đột Nga - Ukraine: Lợi thế sẽ thuộc chiến đấu cơ nào?

Đây đã là một lớp tầm trung, nặng hơn và ấn tượng hơn về khả năng bắn. Tầm bắn của biến thể AIM-120D mới nhất là khoảng 180 km. Tuy nhiên, loại chuyển đến Ukraine sẽ cũ và rẻ hơn khoảng 300-320 ngàn và tầm bắn là 120 km.

Đây là tên lửa hạng trung đầu tiên được trang bị đầu dò radar và là loại vũ khí khá đáng tin cậy đã bắn hạ các máy bay hiện đại như MiG-29 và Su-24.

Su-34 đối đầu F-16 tại xung đột Nga - Ukraine: Lợi thế sẽ thuộc chiến đấu cơ nào?

Có thể tóm tắt về F16 như sau: dễ dàng nâng độ cao (trọng lượng cất cánh 12 tấn), nhanh (1400 km/h ở độ cao vừa phải và hơn 2000 km/h ở độ cao hơn), 9 điểm gắn vũ khí, tên lửa rất tốt và quan trọng nhất là hệ thống điện tử hàng không tương đối mới.

Su-34

Su-34 đối đầu F-16 tại xung đột Nga - Ukraine: Lợi thế sẽ thuộc chiến đấu cơ nào?

Trọng lượng cất cánh là 45 tấn, trong đó nhiên liệu chiếm tới 12 tấn. Cả F-16 chỉ nặng như bộ phận chứa nhiên liệu của Su-34 khi cất cánh. Su-34 bay xa tới 2000 km một chiều, có trên 12 điểm gắn vũ khí từ 4 đến 8 tấn khác nhau.

Ở độ cao lớn hơn 10.000m, “Chim ưng” nhanh hơn và Su-34 sẽ khó thoát khỏi F-16. Ở tầng dưới, chúng có tốc độ gần như nhau.

Vậy Su-34 có gì để đương đầu F-16

Su-34 đối đầu F-16 tại xung đột Nga - Ukraine: Lợi thế sẽ thuộc chiến đấu cơ nào?

Hệ thống vũ khí “không đối không” tối đa của Su-34 khi xảy ra xung đột trên không như sau:

- 6 tên lửa R-27RE (TE, R, T), tầm trung, đến 110 km;

- 8 tên lửa R-77/RVV-AE, cũng tầm trung, tới 110 km, nhưng là sản phẩm hiện đại hơn R-27;

- 8 tên lửa R-73, tầm ngắn, tới 40 km.

Còn phương án điển hình của Su-34 để xử lý các nhiệm vụ “không đối không” có thể là 6 tên lửa R-27 / RVV-AE và 4 tên lửa R-73. Còn trong trường hợp thực hiện nhiệm vụ canh gác, một chiếc Su-34 chỉ cần mang theo phòng bị 2 R-77 và 2 R-73.

Đối với tên lửa tầm xa loại R-37, có thể việc sử dụng chúng là khá thông dụng, nhưng đối với tiêm kích như Su-34, thật sự hơi thừa.

Su-34 đối đầu F-16 tại xung đột Nga - Ukraine: Lợi thế sẽ thuộc chiến đấu cơ nào?

Một câu hỏi rất quan trọng trong chiến đấu là máy bay nào nhìn thấy đối thủ trước có khả năng sẽ chiến thắng.

Nếu trang bị hệ thống radar điện tử điều khiển xa, F-16 sẽ chỉ dẫn cho phi công khá tốt, tuy nhiên vấn đề là tầm hoạt động chỉ trong phạm vi 120-140 km. Trong khi đó, đội bay Su-34 có thể nhìn thấy đối phương ở khoảng cách 200-250 km, và với thiết bị radar hiện đại A-50 được trang bị thì tầm hoạt động lên đến 400 km.

Hơn nữa, ngay cả khi có hướng dẫn từ tổ hợp radar, việc tiếp cận Su-34 không hề dễ dàng. Su 34 có hệ thống radar quan sát phía sau, không chỉ phát hiện máy bay địch hoặc vụ phóng tên lửa mà còn cung cấp dữ liệu mục tiêu xác định cho hệ thống dẫn đường tên lửa “không đối không” và tổ hợp tác chiến điện tử. Trong đó, tên lửa có thể đổi hướng quay lại và tác chiến ở vùng phía đuôi máy bay.

Cần lưu ý, trong thời gian diễn ra xung đột vừa qua, chưa có một chiếc Su-34 nào bị lực lượng không quân của Ukraine bắn hạ. Tất cả các tổn thất là từ các hệ thống tên lửa mặt đất, hoạt động ở cự ly gần theo chuẩn hàng không.

Và cuối cùng là phi hành đoàn. Các phi công Ukraine được đào tạo lại cấp tốc trong chương trình sáu tháng sẽ rất khó khăn, mọi thứ phụ thuộc vào kinh nghiệm của phi hành đoàn và khả năng sử dụng các điểm mạnh của phương tiện chiến đấu.

Tổng hợp lại:

F-16 có thể chiến đấu ngang ngửa với Su-34, nhưng với điều kiện là một phi công với trình độ đào tạo phù hợp.

F-16 nhẹ hơn, nhỏ hơn và dễ điều khiển hơn, nhưng không tạo cho F-16 lợi thế, bởi thời của các trận không chiến bằng súng máy ở khoảng cách 200-500 mét đã kết thúc từ lâu. Ngày nay, cự ly “cận chiến” là 20-40 km và tên lửa mới là vũ khí gây sát thương. Và việc Su-34 nhìn thấy F-16 khá sớm trước khi F-16 có thể phóng tên lửa, thì vấn đề trở nên dễ dàng hơn cho Su-34.

Liên quan đến lợi thế về tốc độ thì cả Su-34 và F-16 đều bay với tốc độ như nhau. Vấn đề là thời gian ở trên không, của Su-34 là bốn giờ, trong khi F-16 chỉ là 1 giờ do sức chứa nhiên liệu. Nhìn chung, tốc độ là 1400 km hay 1800 km không quá quan trọng. Vấn đề là ai dự trữ tên lửa nhiều hơn.

Xét về tên lửa “không đối không”, Nga và Mỹ tương tự nhau nên không có gì khác biệt, vấn đề là Mỹ có chuyển giao những tên lửa đời mới nhất cho Ukraine hay không. Không chiến hiện đại là tên lửa và chỉ tên lửa.

Su-34 đối đầu F-16 tại xung đột Nga - Ukraine: Lợi thế sẽ thuộc chiến đấu cơ nào?
Su-34 đối đầu F-16 tại xung đột Nga - Ukraine: Lợi thế sẽ thuộc chiến đấu cơ nào?

Theo ý kiến của tác giả, F-16 là một máy bay rất tốt, thậm chí là tốt nhất trong chủng loại của nó. Nhưng để chiến đấu với Su-34, vẫn còn nhiều vấn đề phải bàn.

Xung đột Nga-Ukraine: Kiev kết luận Israel ‘ngả’ về phía Moscow, Tel Aviv ‘một mực’ chối từ?

Xung đột Nga-Ukraine: Kiev kết luận Israel ‘ngả’ về phía Moscow, Tel Aviv ‘một mực’ chối từ?

Ngày 25/6, đáp lại lời phàn nàn của Đại sứ quán Ukraine tại Israel về việc Tel Aviv chọn hợp tác chặt chẽ với Moscow, ...

Xung đột Nga-Ukraine: Kiev và Moscow thông tin về tình hình Bakhmut, VSU đẩy lùi nhiều đợt tấn công

Xung đột Nga-Ukraine: Kiev và Moscow thông tin về tình hình Bakhmut, VSU đẩy lùi nhiều đợt tấn công

Bulgaria lo xung đột tại Ukraine lan rộng, Kiev kêu gọi Berlin không lặp lại sai lầm... là một số tin tức đáng chú ý ...

(Theo Topwar.ru)

Đọc thêm

Lịch cúp điện Long An hôm nay ngày 29/4/2024

Lịch cúp điện Long An hôm nay ngày 29/4/2024

Thông tin lịch cúp điện tại Long An theo từng khu vực được cập nhật mới nhất từ Điện lực miền Nam ngày 29/4/2024.
Ra mắt truyện ký đặc sắc về Tổng Bí thư Trần Phú

Ra mắt truyện ký đặc sắc về Tổng Bí thư Trần Phú

Kỷ niệm 120 năm ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú (1/5/1904-1/5/2024), Nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu truyện kí đặc sắc 'Trần Phú' của tác giả Sơn Tùng.
Đầu năm 2024, doanh nghiệp mới thành lập giảm đáng kể

Đầu năm 2024, doanh nghiệp mới thành lập giảm đáng kể

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tháng 4 có thêm 15.307 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với số vốn đăng ký là 175.822 tỷ đồng.
Chuyến thiện nguyện ý nghĩa của Bệnh viện dã chiến Việt Nam dịp lễ 30/4 và 1/5

Chuyến thiện nguyện ý nghĩa của Bệnh viện dã chiến Việt Nam dịp lễ 30/4 và 1/5

Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 5 đã là chuyến công tác thiện nguyện đến trường tiểu học dành cho học sinh nữ tại Bentiu, bang Unity, Nam Sudan.
Thêm 1 ngân hàng Mỹ phá sản, thị trường tài chính toàn cầu 'căng như dây đàn'

Thêm 1 ngân hàng Mỹ phá sản, thị trường tài chính toàn cầu 'căng như dây đàn'

Ngân hàng Republic First Bank vừa trở thành ngân hàng đầu tiên tại Mỹ phá sản trong năm 2024 làm gia tăng sức ép lên thị trường tài chính toàn ...
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 29/4 và sáng 30/4: Lịch thi đấu La Liga - Barca vs Valencia; bán kết U23 châu Á 2024 - U23 Indonesia và U23 Uzbekistan

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 29/4 và sáng 30/4: Lịch thi đấu La Liga - Barca vs Valencia; bán kết U23 châu Á 2024 - U23 Indonesia và U23 Uzbekistan

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 29/4 và sáng 30/4: Lịch thi đấu Cup quốc gia Việt Nam - Thanh Hóa vs Hải Phòng; Serie A vòng 34 - ...
Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Sau những sóng gió, tình thân láng giềng giữa Iran và Pakistan đang nồng ấm trở lại.
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động