Sự khéo léo và thế khó của Nhật Bản trong vòng xoáy cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung

Bùi Tài Kiên
TGVN. Phản ứng của Nhật Bản trong cuộc cạnh tranh Mỹ - Trung trên 3 phương diện: chính trị - ngoại giao, kinh tế và quốc phòng - an ninh là một trong những vấn đề được đặc biệt quan tâm.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
su kheo leo va the kho cua nhat ban trong vong xoay canh tranh chien luoc my trung Mỹ - Trung Quốc có thể và chưa thể dùng vũ khí gì?
su kheo leo va the kho cua nhat ban trong vong xoay canh tranh chien luoc my trung Xung khắc Mỹ - Trung Quốc: Chiến tuyến mới
su kheo leo va the kho cua nhat ban trong vong xoay canh tranh chien luoc my trung
Tổng thống Mỹ Donald Trump, Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại cuộc gặp BRICS bên lề Thượng đỉnh G20 tại Osaka tháng 6/2009. (Ảnh: Shealah Craighead)

Là quốc gia nằm tại "tiền tuyến" của cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung, Nhật Bản ở vị thế khó xử khi vừa là đồng minh quân sự thân cận của Washington, vừa có quan hệ kinh tế chặt chẽ với Bắc Kinh.

Theo quan sát của giới nghiên cứu, Nhật Bản đã phản ứng tương đối linh hoạt, vừa củng cố quan hệ chính trị và an ninh với Mỹ, trong khi duy trì quan hệ kinh tế với Trung Quốc. Chính sách của Nhật Bản phụ thuộc vào 3 nhân tố chính, bao gồm: quan hệ đồng minh Nhật - Mỹ; tranh chấp với Trung Quốc tại Biển Hoa Đông và lo ngại hành động của Trung Quốc tại Biển Đông; và sự gia tăng phụ thuộc của Nhật vào chuỗi cung ứng và thị trường của Trung Quốc.

Cân bằng về ngoại giao

Không khó để nhận ra, Nhật Bản luôn quan tâm đặc biệt đến những chuyển biến mới trong quan hệ Mỹ - Trung. Xứ sở sakura đã thể hiện chính sách ngoại giao khéo léo và mềm dẻo khi không chọn ngả về bên nào, từng bước củng cố quan hệ với từng nước.

Một mặt, Nhật Bản đã chủ động gia tăng can dự, củng cố quan hệ đồng minh với Mỹ, tìm cách giữ chân Mỹ ở khu vực. Trong các tuyên bố về chính sách ngoại giao, các Ngoại trưởng Nhật Bản đều đặt việc thúc đẩy quan hệ đồng minh Nhật - Mỹ là một trụ cột trong chính sách đối ngoại. Sách xanh Ngoại giao của Nhật Bản cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của liên minh Nhật - Mỹ.

Ngoài ra, trên bình diện song phương, qua các cuộc gặp thượng đỉnh, lãnh đạo hai nước đều nhấn mạnh và đề cao quan hệ đồng minh. Sau khi ông Donald Trump nhậm chức Tổng thống Mỹ vào tháng 1/2017, Thủ tướng Abe Shinzo đã có chuyến thăm chính thức Washington vào tháng 2/2017, bày tỏ mong muốn tăng cường hợp tác và thúc đẩy quan hệ đồng minh giữa hai nước.

Trong bối cảnh Trung Quốc có những động thái tại Biển Đông và Biển Hoa Đông, Nhật Bản càng coi trọng hơn quan hệ đồng minh với Mỹ, xem đó là “hòn đá tảng” trong chính sách an ninh, quốc phòng. Trao đổi an ninh, quốc phòng giữa Nhật Bản và Mỹ ngày càng dày đặc với 37 lần liên lạc từ tháng 7/2017 đến tháng 6/2018, cả qua điện thoại lẫn gặp mặt trực tiếp giữa lãnh đạo và cấp Bộ trưởng Quốc phòng, Bộ trưởng Ngoại giao giữa hai nước.

Hơn nữa, hai bên cũng thường xuyên tổ chức các cuộc tập huấn nâng cao năng lực và tác chiến song phương hằng năm, Nhật Bản cũng thường xuyên đặt mua các máy bay chiến đấu và công nghệ quốc phòng của Mỹ nhằm nâng cao năng lực phòng thủ, đồng thời cam kết tham gia song hành cùng Mỹ trong các hoạt động bảo đảm tự do hàng hải.

Tin liên quan
su kheo leo va the kho cua nhat ban trong vong xoay canh tranh chien luoc my trung Quan hệ Mỹ - Trung Quốc: Chiến tranh lạnh mới?

Mặt khác, Nhật Bản còn cố gắng ổn định lại quan hệ với Trung Quốc, áp dụng chính sách ngoại giao mềm dẻo. Không muốn “Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở” bị nhìn nhận là một chiến lược nhằm kiềm chế Trung Quốc, Tokyo đã thay từ “Chiến lược” bằng “Tầm nhìn” để tránh khiêu khích với Bắc Kinh.

Còn trong bài phát biểu tân nhiệm, Ngoại trưởng Motegi (trước là Bộ trưởng Bộ Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản) đã không hề đề cập “Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương” là một trụ cột trong chính sách ngoại giao của mình như người tiền nhiệm Taro Kono.

Không chỉ vậy, Tokyo cũng đã điều chỉnh thái độ với Sáng kiến Vành đai và Con đường của Bắc Kinh, thay vì phản đối hoàn toàn thì chỉ đòi hỏi các dự án cần đáp ứng những yêu cầu, điều kiện nhất định về minh bạch, bền vững tài chính.

Bên cạnh đó, Nhật Bản hy vọng bình thường hóa quan hệ qua chuyến thăm của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến Tokyo dự kiến vào tháng 4 năm nay và sau đó đã bị hoãn lại do đại dịch Covid-19.

Trước đó, vào lễ kỷ niệm 70 năm thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa hồi tháng 10/2019, Thủ tướng Abe Shinzo đã gửi video chúc mừng tới Đại sứ quán Trung Quốc tại Tokyo, bày tỏ mong muốn tăng cường quan hệ giữa hai nước vì nhiều lý do.

Thứ nhất, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu hàng đầu của Nhật Bản. Thứ hai, Trung Quốc cũng là nhân tố góp phần giải quyết vấn đề hạt nhân trên Bán đảo Triều Tiên. Thứ ba, ổn định quan hệ với Trung Quốc có thể giúp hạ nhiệt căng thẳng ở Biển Hoa Đông, trong đó Nhật Bản nhấn mạnh: “Nếu vấn đề Biển Hoa Đông không ổn định thì không có sự cải thiện thực chất trong quan hệ hai bên”.

Thực dụng về kinh tế

Có thể thấy, Nhật Bản đã cố gắng duy trì quan điểm trung lập trong chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, duy trì trật tự thương mại tự do hiện hành có lợi cho Nhật Bản.

Mặc dù là đồng minh của Mỹ về an ninh và chia sẻ lo ngại về việc Trung Quốc cưỡng ép chuyển giao công nghệ và sở hữu trí tuệ, giống như chính sách ngoại giao linh hoạt, Nhật Bản cũng không chọn bên trong quan hệ kinh tế, cố gắng tránh chỉ trích Trung Quốc, không muốn bị lôi kéo vào cuộc chiến thương mại giữa hai siêu cường.

Cả Thủ tướng và Ngoại trưởng Nhật Bản đều thể hiện quan điểm thương chiến Mỹ - Trung nên được giải quyết qua đàm phán theo cơ chế của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), đồng thời bày tỏ mong muốn Washington và Bắc Kinh tiến hành đàm phán dựa vào luật lệ để phát triển kinh tế thế giới.

Trong thương mại với Trung Quốc, Nhật Bản đang ngày càng phụ thuộc vào việc xuất khẩu cũng như chuỗi cung ứng toàn cầu của thị trường đông dân nhất thế giới này.

Trên khía cạnh đầu tư, đầu tư của Trung Quốc vào Nhật Bản vẫn ở mức thấp, chỉ dao động từ khoảng 1 tới gần 2 tỷ USD từ năm 2017-2019. Nhưng ở chiều ngược lại, đầu tư của Nhật Bản vào Trung Quốc khá lớn, khi năm 2017, 2018 và nửa năm đầu 2019 ghi nhận mức đầu tư lần lượt là 12,417; 11,999 và 14,371 tỷ USD.

su kheo leo va the kho cua nhat ban trong vong xoay canh tranh chien luoc my trung
Nhật Bản duy trì quan điểm rằng, tranh chấp thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc cần được giải quyết thông qua đàm phán theo cơ chế của WTO. (Nguồn: Reuters)

Trong khi đó, Mỹ vẫn là đối tác thương mại và đầu tư lớn của Nhật Bản. Trong khoảng thời gian năm 2018-9/2019, Nhật Bản hầu như đều đạt thặng dư thương mại với Mỹ, nhưng lại thâm hụt thương mại với Trung Quốc.

Về mặt đầu tư, đầu tư của Mỹ vào Nhật chiếm 38,8% tổng số đầu tư của Nhật trong năm 2019 và 22,8% trong năm 2018. Còn đầu tư của Trung Quốc vào Nhật Bản (tính cả Đài Loan (3,1%) và Hong Kong (5,1%)) chỉ chiếm 13,8% trong năm 2019.

Về hiệp định thương mại Mỹ - Nhật, Tokyo đã chấp nhận mở cửa thị trường đối với mặt hàng nông sản của Washington, trao cho nông sản Mỹ quyền tiếp cận thị trường thông qua việc giảm 7 tỷ USD thuế đối với một số mặt hàng, đổi lại, nền kinh tế lớn nhất thế giới sẽ giảm thuế đối với một số mặt hàng công nghiệp của Nhật nhập khẩu vào nước này.

Thế khó xử của Nhật Bản

Có thể thấy, mặc dù cố gắng ứng xử khéo léo ở vị thế đặc biệt giữa hai cường quốc, Nhật Bản luôn phải đối phó với thế lưỡng nan.

Thứ nhất, việc duy trì quan hệ đồng minh Nhật - Mỹ trong bối cảnh Washington ngày càng trở nên “thực dụng” dưới chính quyền của Tổng thống Trump đang ngày càng trở nên khó khăn hơn.

Theo Hiệp định đồng minh, Mỹ là "chiếc ô hạt nhân" bảo vệ cho Nhật Bản và là đối tác an ninh - quốc phòng hàng đầu của Tokyo. Trong Sách trắng quốc phòng, trong các tuyên bố về trụ cột ngoại giao cũng như trong các cuộc gặp song phương và đa phương, lãnh đạo và quan chức cấp cao hai nước đều nhấn mạnh tới củng cố và duy trì quan hệ đồng minh. Tuy nhiên, chính quyền Tổng thống Trump cũng tìm cách buộc Nhật Bản phải chia sẻ gánh nặng trong liên minh bằng việc đòi hỏi Nhật tăng thêm 4 lần chi phí cho quân đội Mỹ đồn trú tại nước này.

Tin liên quan
su kheo leo va the kho cua nhat ban trong vong xoay canh tranh chien luoc my trung Tránh trở thành “con tốt” trong căng thẳng thương mại, sinh viên Trung Quốc chọn Hong Kong du học

Thứ hai, kinh tế Nhật Bản ngày càng có sự phụ thuộc vào chuỗi cung ứng và thị trường của Trung Quốc với rủi ro ngày càng lớn. Nhật Bản đã tìm cách đa dạng hóa quan hệ kinh tế thông qua các hiệp định như Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTTP), hay Hiệp định Thương mại tự do Nhật - EU và Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP). Tuy nhiên, thị trường tiêu thụ và chuỗi sản xuất của Trung Quốc là không thể thiếu đối với sự phát triển kinh tế của Nhật.

Thứ ba, mặc dù muốn bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc, tranh chấp đảo Senkaku/Điếu Ngư, cùng những hành động bành trướng và cố gắng thay đổi nguyên trạng của Trung Quốc tại Biển Đông và Biển Hoa Đông vẫn là những thách thức an ninh hiện hữu.

Nhật Bản là một nước được hưởng lợi và phụ thuộc rất nhiều vào tự do hàng hải và trật tự quốc tế hiện hành. Việc duy trì tự do tuyến đường thông thương hàng hải tại Biển Đông và Biển Hoa Đông là rất quan trọng đối với Tokyo. Tuy nhiên, chính sách bành trướng của Trung Quốc ở hai vùng biển này khiến cho các nỗ lực ổn định quan hệ của chính quyền Thủ tướng Abe Shinzo trở nên khó khăn hơn.

Nhìn chung, Nhật Bản đã cố gắng ứng xử khéo léo để hạn chế tối đa tác động bất lợi từ cạnh tranh Mỹ - Trung, đặc biệt là trong lĩnh vực chiến lược và kinh tế. Thông qua việc tìm cách thúc đẩy bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc, trong khi từng bước gia tăng sức mạnh răn đe thông qua củng cố, tăng cường quan hệ đồng minh với Mỹ, Nhật Bản đã phần nào thể hiện sự mềm dẻo trong sách lược cũng như vai trò duy trì ổn định, an ninh ngày càng lớn ở khu vực.

su kheo leo va the kho cua nhat ban trong vong xoay canh tranh chien luoc my trung Thương chiến Mỹ - Trung Quốc gây khó cho ứng phó dịch Covid-19

TGVN. Hợp tác toàn cầu quá yếu ớt hiện nay đang làm đại dịch Covid-19 thêm trầm trọng. Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - ...

su kheo leo va the kho cua nhat ban trong vong xoay canh tranh chien luoc my trung Mặt trận thương mại “giảm tiếng súng”, cạnh tranh Mỹ - Trung chuyển sang quân sự

TGVN. Tờ Đông phương của Hong Kong (Trung Quốc) cho rằng, trái ngược với tình trạng chiến tranh thương mại Mỹ - Trung bắt đầu ...

su kheo leo va the kho cua nhat ban trong vong xoay canh tranh chien luoc my trung Giải quyết tranh cãi thương mại, các nghị sĩ Hàn Quốc sắp thăm Nhật Bản

TGVN. Ngày 29/7, các quan chức Hàn Quốc thông báo, một phái đoàn nghị sĩ Hàn Quốc sẽ thăm Nhật Bản trong tuần này, trong ...

Bùi Tài Kiên (Học viện Ngoại giao)

Bài viết cùng chủ đề

Cạnh tranh Mỹ-Trung Quốc

Xem nhiều

Đọc thêm

Toàn văn Tuyên bố chung Việt Nam-Dominica

Toàn văn Tuyên bố chung Việt Nam-Dominica

Nhân chuyến thăm chính thức Cộng hoà Dominica của Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân, hai bên đã ra tuyên bố chung.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Nhiều tiềm năng, cơ hội hợp tác với tính khả thi rất cao giữa Việt Nam và Dominica

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Nhiều tiềm năng, cơ hội hợp tác với tính khả thi rất cao giữa Việt Nam và Dominica

Sáng 21/11 (theo giờ địa phương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam-Dominica.
Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Sáu ngày 22/11/2024: Kim Ngưu mâu thuẫn tình cảm

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Sáu ngày 22/11/2024: Kim Ngưu mâu thuẫn tình cảm

Tử vi hôm nay 22/11/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Tuyên bố chung về nâng cấp quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Malaysia

Tuyên bố chung về nâng cấp quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Malaysia

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm, hai bên đã nâng cấp quan hệ Việt Nam-Malaysia lên Đối tác chiến lược toàn diện.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Campuchia

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Campuchia

Hai Chủ tịch Quốc hội đã trao đổi thực chất, hiệu quả về các biện pháp thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai nước, hai Quốc hội trong thời ...
Lần thứ hai liên tiếp trúng cử thành viên UNCITRAL: Vị thế, uy tín của Việt Nam không ngừng được củng cố, nâng cao

Lần thứ hai liên tiếp trúng cử thành viên UNCITRAL: Vị thế, uy tín của Việt Nam không ngừng được củng cố, nâng cao

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn trả lời phỏng vấn nhân dịp Việt Nam trúng cử thành viên UNCITRAL nhiệm kỳ 2025-2031.
Tin thế giới 21/11: Ông Trump được hoãn tuyên án, mặt trận miền Đông Ukraine nguy cơ sụp đổ, Mỹ chỉ trích hành động của Trung Quốc ở Biển Đông

Tin thế giới 21/11: Ông Trump được hoãn tuyên án, mặt trận miền Đông Ukraine nguy cơ sụp đổ, Mỹ chỉ trích hành động của Trung Quốc ở Biển Đông

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày.
Nga đã phản đòn tấn công tầm xa của Ukraine, nỗi lo sợ của Kiev về thứ 'vũ khí nóng' thành hiện thực?

Nga đã phản đòn tấn công tầm xa của Ukraine, nỗi lo sợ của Kiev về thứ 'vũ khí nóng' thành hiện thực?

Không quân Ukraine xác nhận, Nga phóng một tên lửa đạn đạo xuyên lục địa từ vùng Astrakhan ở miền Nam nước này trong đợt tấn công vào sáng 21/11.
Mỹ chỉ cho phép đòn tấn công hạt nhân đối kháng có điều kiện, Trung Quốc thẳng thừng nói 'lạc hậu'

Mỹ chỉ cho phép đòn tấn công hạt nhân đối kháng có điều kiện, Trung Quốc thẳng thừng nói 'lạc hậu'

Mỹ chỉ cho phép xảy ra việc tấn công hạt nhân đối kháng khi Washington bảo toàn được một phần kho vũ khí của mình để ngăn chặn đối thủ tiềm tàng.
Thủ tướng cùng chính phủ Mali bị cách chức, đây là lý do

Thủ tướng cùng chính phủ Mali bị cách chức, đây là lý do

Thủ tướng Mali Maiga đã chỉ trích các nhà lãnh đạo quân sự của nước này chậm trễ trong việc kết thúc thời kỳ chuyển tiếp.
Ukraine được 'cởi trói', Hungary khẩn cấp đưa hệ thống phòng không đến gần, Kiev lần đầu dùng thứ vũ khí này tấn công Nga

Ukraine được 'cởi trói', Hungary khẩn cấp đưa hệ thống phòng không đến gần, Kiev lần đầu dùng thứ vũ khí này tấn công Nga

Hungary sẽ lắp đặt hệ thống phòng không và kiểm soát không phận ở Đông Bắc, giáp biên giới Ukraine, để đề phòng rủi ro khi xung đột leo thang.
New Zealand chính thức coi Hezbollah và Houthi là các tổ chức khủng bố

New Zealand chính thức coi Hezbollah và Houthi là các tổ chức khủng bố

New Zealand đã chỉ định toàn bộ phong trào Hezbollah là tổ chức khủng bố, động thái điều chỉnh so với quyết định trước đây.
Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Sự trở lại của Tổng thống đắc cử Donald Trump mang nhiều hàm ý cho nước Mỹ và thế giới. Châu Á – Thái Bình Dương trong đó có tiểu vùng Mekong cũng không nằm ...
‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

Quan hệ giữa Mỹ và Iran, từng là đồng minh thân cận thời đầu Chiến tranh Lạnh, đã biến thành đối đầu kéo dài hàng thập kỷ.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Theo Hiến pháp Mỹ, ứng cử viên Tổng thống phải nhiều hơn 35 tuổi, đã sinh sống tại Mỹ liên tục trên 14 năm, được sinh ra tại Mỹ và là công dân Mỹ.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Nhằm tiếp cận trữ lượng khoáng sản khổng lồ của châu Phi, Mỹ và Trung Quốc đã bỏ vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, bao gồm ngoại giao đường sắt tại đây.
Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử của “kỷ nguyên vươn mình".
Phiên bản di động