Sự kiện Hỗ trợ thương mại 2021: Hồi phục hậu Covid-19 cần mang tính bao hàm, xanh và bền vững

Mai Khanh
TGVN. Cú sốc cuối cùng của cuộc khủng hoảng Covid-19 sẽ là đói nghèo. Và các chương trình như Hỗ trợ thương mại là cần thiết để xây dựng tương lai tốt hơn.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Lãnh đạo các tổ chức quốc tế tham dự Phiên thảo luận cấp cao khai mạc Sự kiện Hỗ trợ thương mại 2021 ngày 23/3.
Lãnh đạo các tổ chức quốc tế tham dự Phiên thảo luận cấp cao khai mạc Sự kiện Hỗ trợ thương mại 2021 ngày 23/3.

Ngày 23/3 tại Phiên thảo luận cấp cao khai mạc Sự kiện Hỗ trợ thương mại 2021, Tổng giám đốc Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) Ngozi Okonjo-Iweala cùng với lãnh đạo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB), Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) và Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) nhấn mạnh sự cần thiết phải giữ cho chu chuyển thương mại toàn cầu lưu thông.

Điều này nhằm đảm bảo rằng các nước đang phát triển và kém phát triển nhất được tiếp cận với các mặt hàng y tế thiết yếu để kiểm soát sự lây lan của Covid-19 và có thể tận dụng thương mại để thúc đẩy sự phục hồi kinh tế bền vững.

Lãnh đạo các tổ chức quốc tế nói trên cho rằng cộng đồng thương mại toàn cầu phải nhanh chóng hành động để giảm thiểu tác động nghiêm trọng của khủng hoảng Covid-19 đối với các nước đang phát triển và đặc biệt là các nước kém phát triển nhất (LDCs) do các nước này chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ sự gián đoạn thương mại và kinh tế phát sinh từ đại dịch.

Từ việc cung cấp các sản phẩm y tế như khẩu trang cho đến việc phê duyệt và sản xuất vaccine, hệ thống thương mại đa phương đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo rằng không ai bị bỏ lại phía sau trong quá trình phục hồi kinh tế và thương mại sau đại dịch.

Sự kiện Hỗ trợ thương mại 2021 gồm 39 phiên thảo luận, tập trung phân tích tác động thương mại của đại dịch Covid-19 và huy động tài chính cho Sáng kiến để hỗ trợ sự phục hồi và thúc đẩy tính tự cường của các nước đang phát triển và kém phát triển nhất.

Theo Tổng giám đốc WTO, đại dịch hiện đang đảo ngược những thành tựu phát triển khó giành được, làm tăng thêm những vấn đề mà những người dễ bị tổn thương nhất phải đối mặt. Việc khôi phục hậu Covid-19 không được bỏ sót bất kỳ ai hay bất kỳ quốc gia nào. Bước đầu tiên hướng tới mục tiêu này phải là triển khai nhanh chóng sản xuất vaccine toàn cầu để chấm dứt đại dịch.

Các nước cần hợp tác thương mại nhiều hơn để giải quyết các nút thắt về nguồn cung, giảm bớt các rào cản pháp lý, tạo thuận lợi cho thương mại và tài trợ cho việc mua vaccine. Ngoài ra, việc giữ cho thị trường toàn cầu tiếp tục chu chuyển là điều cần thiết cho sự phục hồi mạnh mẽ và bền vững.

Các tổ chức quốc tế và thành viên hợp tác trong Sáng kiến ​​Hỗ trợ Thương mại đã tạo ra sự khác biệt to lớn trong cuộc sống của người dân. Phối hợp cùng nhau đầu tư vào sự phục hồi của các đối tác thương mại là điều nên làm, bởi việc xây dựng lại một nền kinh tế toàn cầu xanh hơn, công bằng hơn, thịnh vượng hơn mang lại lợi ích kinh tế cho tất cả các nước.

Các nhà lãnh đạo cũng lưu ý rằng thương mại dịch vụ cũng đang tăng nhưng với tốc độ chậm hơn, nhấn mạnh vai trò quan trọng của hợp tác toàn cầu trong việc duy trì chu chuyển hàng hóa và lương thực và kêu gọi kiểm soát các hạn chế xuất khẩu.

Một sự phục hồi kinh tế toàn diện, mạnh mẽ và xanh sẽ đòi hỏi thị trường mở và tiếp tục huy động tài chính để giúp các nước đang phát triển và các nước LDCs xây dựng khả năng chống chịu với các cú sốc trong tương lai và giảm nghèo cùng cực.

Thông qua sự kiện​ Hỗ trợ thương mại, cộng đồng toàn cầu có thể giúp giải quyết nhu cầu thương mại của các quốc gia này để các nước có thể đóng một vai trò tích cực hơn trong thương mại toàn cầu và đáp ứng các mục tiêu phát triển.

Các chiến lược cụ thể bao gồm thúc đẩy và tạo thuận lợi cho đầu tư, đầu tư vào hệ thống y tế, thực hiện các biện pháp tạo thuận lợi thương mại và giải quyết các vấn đề về nợ và cán cân thanh toán.

Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho rằng đại dịch Covid-19 là một minh chứng cho thấy y tế và kinh tế là hai lĩnh vực gắn kết và phụ thuộc lẫn nhau.

Khi sức khỏe gặp rủi ro, mọi thứ đều có nguy cơ gặp rủi ro. Nhưng khi sức khỏe được bảo vệ và thúc đẩy, các cá nhân, gia đình, cộng đồng, nền kinh tế và quốc gia có thể phát triển mạnh mẽ.

Đại dịch này sẽ dần kết thúc, nhưng sẽ có một đại dịch khác. Và các quốc gia sẽ tiếp tục đối mặt với vô số thách thức về y tế, làm suy giảm năng suất, thúc đẩy bất bình đẳng và kìm hãm các quốc gia.

Chúng ta chỉ có thể thực sự thích ứng và phục hồi nếu chúng ta coi y tế không phải là một cái giá phải trả, mà là một khoản đầu tư cho một thế giới an toàn, công bằng và thịnh vượng hơn mà tất cả mọi người đều mong muốn.

Một sự hồi phục trong thương mại, nếu được quản lý tốt, có thể tạo ra tăng trưởng và nâng mức sống ở các nước đang phát triển. Thương mại làm tăng cơ hội việc làm cũng như khả năng tiếp cận của các hộ nghèo với hàng hóa và dịch vụ giá cả phải chăng. Thương mại sẽ là trọng tâm của các nỗ lực xây dựng hướng tới sự phục hồi kỹ thuật số xanh hơn, toàn diện hơn. Thương mại cũng có thể đóng vai trò rất quan trọng trong việc tạo điều kiện để các quốc gia chuyển đổi nền kinh tế sang một mô thức thông minh, xanh và công bằng hơn. (Giám đốc điều hành IMF Kristalina Georgieva)

Chủ tịch WB David Malpass cho rằng khi các nước xây dựng chính sách cho việc phục hồi, họ có cơ hội để tham gia vào một con đường phát triển xanh, tự cường và toàn diện, thiết lập một nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và phát triển trong thời gian lâu hơn.

Để tái thiết tốt hơn, các nước cần trao đổi thương mại nhiều hơn. Nếu các quốc gia nỗ lực mở cửa nền kinh tế và giảm chi phí thương mại thông qua cải thiện hậu cần và kết nối, thì sự phục hồi từ Covid-19 sẽ nhanh hơn và mạnh mẽ hơn nhiều.

WB cần đảm bảo một sân chơi bình đẳng, được điều chỉnh bởi các quy tắc minh bạch và có thể dự đoán được. Việc giảm sự không chắc chắn về chính sách thương mại sẽ là yếu tố quan trọng để phục hồi đầu tư và tăng trưởng toàn cầu.

Tiêm vaccine Covid-19 ở Nigeria. (Nguồn: WHO)
Đại dịch Covid-19 là một minh chứng cho thấy y tế và kinh tế là hai lĩnh vực gắn kết và phụ thuộc lẫn nhau. Ảnh chụp tại một trung tâm xét nghiệm Covid-19 ở Nigeria. (Nguồn: WHO)

Tổng thư ký OECD Angel Gurria cho rằng, những gì mà đại dịch cho chúng ta thấy đó là cần phải đảm bảo rằng thương mại và đầu tư tạo dấu ấn phát triển tối đa ở các nước đối tác. Cú sốc cuối cùng của cuộc khủng hoảng Covid-19 sẽ là đói nghèo. Và các chương trình như Hỗ trợ thương mại là cần thiết để xây dựng tương lai tốt hơn.

Nếu không có chu chuyển thương mại và đầu tư bền vững, thì sự phục hồi mạnh mẽ, tự cường, toàn diện và xanh mà các nước cố gắng đạt được sẽ không thể thành hiện thực. Chỉ có sự phối hợp với tầm nhìn lãnh đạo chính trị đúng đắn mới có thể đối phó với những thách thức phía trước.

Theo Quyền Tổng thư ký UNCTAD Isabelle Durant, để đảm bảo sự tiếp cận với các hàng hóa quan trọng, các nước cần giữ cho hàng hóa lưu thông qua biên giới. Các nước cần thúc đẩy thương mại bởi vì đây là động lực mạnh mẽ để tạo ra việc làm và thu nhập cũng như là một nguồn quan trọng cho trao đổi ngoại hối.

Ngày nay, chúng ta có thể tạo ra một mặt trận đoàn kết và cam kết tái thiết, bao gồm Sáng kiến Hỗ trợ thương mại. Triển vọng thế giới hậu Covid-19 vẫn còn hơi xa nhưng không thể mất thêm một ngày nào để tập trung vào phục hồi. Và với quyết tâm chung, ý chí tìm kiếm các giải pháp chung và đầu tư cho chủ nghĩa đa phương, chúng ta có thể đóng góp một cách có giá trị.

Sáng kiến Hỗ trợ thương mại (Aid for Trade) được giới thiệu tại Hội nghị Bộ trưởng WTO tháng 12/2005 tại Hong Kong nhằm huy động nguồn lực giúp các nước đang phát triển và kém phát triển nhất giải quyết các hạn chế nguồn cung và cơ sở hạ tầng liên quan đến thương mại. Tháng 2/2006, WTO thiết lập một Nhóm công tác nhằm hiện thực hóa sáng kiến này. Các hoạt động của Sáng kiến này được tiến hành trên cơ sở chương trình làm việc 2 năm. Chương trình làm việc cho giai đoạn 2020-2022 được thông qua vào ngày 11/2/2020 với chủ đề “Tăng cường thương mại kết nối và bền vững”, tập trung vào sự giao thoa giữa tăng trưởng xanh và kết nối số nhằm thúc đẩy tăng trưởng mang tính bao hàm, nhất là ở các nước LDCs. Theo đó, chương trình phân tích cơ hội mà sự kết nối số và tính bền vững mang lại cho việc đa dạng hóa kinh tế và xuất khẩu và giúp xây dựng năng lực cho các chủ thể kinh tế khác nhau hiện thực hóa những mục tiêu này. Chương trình cũng tìm hiểu tiến trình công nghiệp hóa và các mục tiêu tăng trưởng kinh tế hiện nay tương tác với mục tiêu bền vững và sản xuất trách nhiệm, hay còn gọi là “tăng trưởng xanh” với sự nhấn mạnh vào vai trò của phụ nữ, thanh niên và các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSMEs).
TIN LIÊN QUAN
Sự thiếu hụt và các bài học từ biến động di cư do đại dịch Covid-19
Trung Quốc: Bùng nổ tranh cãi về việc ưu ái người tiêm vaccine Covid-19 'Made in China'
Nhật Bản: Khoảng cách giàu nghèo, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng vì Covid-19
Công bằng trong tiếp cận vaccine covid-19: Ứng xử của Việt Nam
'Cuộc chiến' vaccine Covid-19 - một cuộc chiến tranh thế giới kiểu mới gây nóng thượng đỉnh EU

(theo Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại Geneva)

Đọc thêm

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 20/4 và sáng 21/4: Lịch thi đấu VCK U23 châu Á 2024 - U23 Malaysia vs U23 Việt Nam; Cup FA - Man City vs Chelsea

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 20/4 và sáng 21/4: Lịch thi đấu VCK U23 châu Á 2024 - U23 Malaysia vs U23 Việt Nam; Cup FA - Man City vs Chelsea

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 20/4 và sáng 21/4: Lịch thi đấu VCK U23 châu Á 2024 - U23 Malaysia vs U23 Việt Nam; Serie A - Empoli ...
Diễn viên Midu đăng ảnh đẹp như nàng thơ

Diễn viên Midu đăng ảnh đẹp như nàng thơ

Bước sang tuổi 35, diễn viên Midu chuộng phong cách thời trang sang trọng, thanh lịch nhưng vẫn trẻ trung.
Ukraine lần đầu bắn hạ thành công máy bay ném bom chiến lược của Nga, Tổng thống Zelensky 'đánh tiếng' cần ít nhất 7 hệ thống phòng không Patriot

Ukraine lần đầu bắn hạ thành công máy bay ném bom chiến lược của Nga, Tổng thống Zelensky 'đánh tiếng' cần ít nhất 7 hệ thống phòng không Patriot

Ukraine lần đầu bắn hạ thành công máy bay ném bom chiến lược của Nga, Tổng thống Zelensky 'đánh tiếng' cần ít nhất 7 hệ thống phòng không Patriot.
Kinh tế Ukraine: Lộ số tiền cần để tái thiết trong năm nay, EIB cam kết 'bắn' 560 triệu Euro

Kinh tế Ukraine: Lộ số tiền cần để tái thiết trong năm nay, EIB cam kết 'bắn' 560 triệu Euro

Ngày 19/4, Thủ tướng Ukraine Denys Shmyhal cho biết, nước này sẽ nhận được khoản tài trợ 560 triệu Euro từ Ngân hàng Đầu tư châu Âu (EIB).
Tổng Thư ký LHQ kêu gọi ngừng trả đũa tại Trung Đông, học giả quốc tế nói Israel và Iran đều đã kiềm chế

Tổng Thư ký LHQ kêu gọi ngừng trả đũa tại Trung Đông, học giả quốc tế nói Israel và Iran đều đã kiềm chế

Tổng Thư ký LHQ kêu gọi chấm dứt chu kỳ trả đũa tại Trung Đông, học giả quốc tế nói Israel và Iran đều đã kiềm chế...
Tài sản Nga bị phong tỏa: G7 đang 'ủ mưu' tiêu tiền của Moscow, Mỹ nêu quan điểm, Pháp nói phải làm điều này

Tài sản Nga bị phong tỏa: G7 đang 'ủ mưu' tiêu tiền của Moscow, Mỹ nêu quan điểm, Pháp nói phải làm điều này

G7 sẽ tiếp tục tìm kiếm các phương thức sử dụng tài sản công của Nga bị đóng băng để hỗ trợ tài chính cho Ukraine.
Giá tiêu hôm nay 20/4/2024, nối dài đà tăng, xuất khẩu sang Trung Quốc giảm mạnh, thị trường vắng bóng thương lái, đi ngược thông lệ

Giá tiêu hôm nay 20/4/2024, nối dài đà tăng, xuất khẩu sang Trung Quốc giảm mạnh, thị trường vắng bóng thương lái, đi ngược thông lệ

Giá tiêu hôm nay 20/4/2024 tại thị trường trong nước tiếp tục tăng mạnh ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 92.000 – 95.000 đồng/kg.
Giá cà phê hôm nay 19/4/2024: Giá cà phê thế giới quay đầu giảm sốc, hợp đồng dư mua vẫn chiếm đa số, thị trường cần nhịp điều chỉnh

Giá cà phê hôm nay 19/4/2024: Giá cà phê thế giới quay đầu giảm sốc, hợp đồng dư mua vẫn chiếm đa số, thị trường cần nhịp điều chỉnh

Giá cà phê hôm nay 19/4/2024: Giá cà phê thế giới quay đầu giảm sốc, hợp đồng dư mua vẫn chiếm đa số, thị trường cần nhịp điều chỉnh.
Giá heo hơi hôm nay 19/4: Giá heo hơi tiếp tục tăng rải rác ở phía Bắc, đi ngang ở miền Trung và Nam

Giá heo hơi hôm nay 19/4: Giá heo hơi tiếp tục tăng rải rác ở phía Bắc, đi ngang ở miền Trung và Nam

Nhìn chung, giá heo hơi hôm nay tăng rải rác ở phía Bắc. Hiện tại, giá khảo sát ở các tỉnh thành dao động trong khoảng 59.000 - 62.000 đồng/kg.
Việt Nam cần chuẩn bị gì để ‘hóa giải’ cơ chế CBAM?

Việt Nam cần chuẩn bị gì để ‘hóa giải’ cơ chế CBAM?

Cơ chế CBAM của Liên minh châu Âu (EU) là thuế carbon đánh vào hàng hóa nhập khẩu. Việt Nam cần chuẩn bị gì để ‘hóa giải’?
Giá xăng dầu hôm nay 19/4: Thế giới neo gần mức thấp nhất trong 3 tuần

Giá xăng dầu hôm nay 19/4: Thế giới neo gần mức thấp nhất trong 3 tuần

Giá xăng dầu hôm nay 19/4 ghi nhận thế giới neo gần mức thấp nhất trong 3 tuần trong bối cảnh các nhà đầu tư xem xét số liệu kinh tế của Mỹ.
Giá tiêu hôm nay 19/4/2024, nguyên nhân đẩy giá tăng trở lại, Việt Nam là nguồn cung hồ tiêu ngoại khối lớn nhất cho EU

Giá tiêu hôm nay 19/4/2024, nguyên nhân đẩy giá tăng trở lại, Việt Nam là nguồn cung hồ tiêu ngoại khối lớn nhất cho EU

Giá tiêu hôm nay 19/4/2024 tại thị trường trong nước nối dài đà tăng mạnh ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 90.000 – 93.000 đồng/kg.
Bất động sản mới nhất: Nối gót chung cư, giá nhà trong ngõ Hà Nội ‘nổi sóng’, trường hợp không được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất

Bất động sản mới nhất: Nối gót chung cư, giá nhà trong ngõ Hà Nội ‘nổi sóng’, trường hợp không được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất

Thị trường nhà ở riêng lẻ đang hình thành mặt bằng giá mới, giá chung cư mới tại Hà Nội cao… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Thị trường thêm nhiều ‘người chơi’ lớn, xuất hiện ‘cá mập’ gom đất nền, loạt dự án chưa đủ điều kiện mua bán

Bất động sản mới nhất: Thị trường thêm nhiều ‘người chơi’ lớn, xuất hiện ‘cá mập’ gom đất nền, loạt dự án chưa đủ điều kiện mua bán

Thị trường sẽ được khơi thông nhờ Luật Đất đai, đất nền đang ‘ấm dần’, Hà Nội sắp đấu giá nhiều thửa đất… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Đất nền ‘đảo chiều’, thị trường liệu có ‘bong bóng’? Chung cư Hà Nội tăng 9%/năm, siết chặt hoạt động môi giới

Bất động sản mới nhất: Đất nền ‘đảo chiều’, thị trường liệu có ‘bong bóng’? Chung cư Hà Nội tăng 9%/năm, siết chặt hoạt động môi giới

'Băng' đất nền đã tan, thị trường đón dòng tiền lớn, giá chung cư Hà Nội tăng vùn vụt… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Lý giải sức hút của đất nền Hà Nội, giá nhà ở xã hội ‘phi mã’, phương pháp định giá đất theo Luật Đất đai 2024

Bất động sản mới nhất: Lý giải sức hút của đất nền Hà Nội, giá nhà ở xã hội ‘phi mã’, phương pháp định giá đất theo Luật Đất đai 2024

Giá chung cư Hà Nội tăng mạnh, đất nền hút quan tâm, giá nhà ở xã hội cũ tăng chóng mặt… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Đã đến lúc mua nhà, địa ốc công nghiệp trỗi dậy, thị trường TPHCM khởi sắc, thông báo đăng ký nhà ở xã hội ở Hà Nội

Bất động sản mới nhất: Đã đến lúc mua nhà, địa ốc công nghiệp trỗi dậy, thị trường TPHCM khởi sắc, thông báo đăng ký nhà ở xã hội ở Hà Nội

Đã tới thời điểm để xuống tiền đầu tư, quy định cụ thể điều kiện hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở xã hội… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Thị trường khởi sắc nhờ tổng lực ‘giải cứu’, nhà ngõ Hà Nội tăng cao, tác động từ quy định bỏ khung giá đất

Bất động sản mới nhất: Thị trường khởi sắc nhờ tổng lực ‘giải cứu’, nhà ngõ Hà Nội tăng cao, tác động từ quy định bỏ khung giá đất

Thị trường có tín hiệu vui nhưng chưa thể khởi sắc, nhà trong ngõ Hà Nội ngày một tăng cao… là những tin bất động sản mới nhất.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/4: USD đột ngột giảm, trong nước vẫn cao ngất ngưởng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/4: USD đột ngột giảm, trong nước vẫn cao ngất ngưởng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/4 giảm lần đầu tiên sau chuỗi tăng 6 ngày liên tiếp, trong khi đó, đồng Euro tăng 0,5%.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/4: Tỷ giá USD tại các ngân hàng đều áp sát mức trần

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/4: Tỷ giá USD tại các ngân hàng đều áp sát mức trần

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/4 ghi nhận đồng USD đạt đỉnh 5 tháng so với đồng Euro.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/4: Đồng USD bứt phá mạnh mẽ, Euro bị giới hạn

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/4: Đồng USD bứt phá mạnh mẽ, Euro bị giới hạn

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/4 ghi nhận chỉ số Dollar Index bứt phá mạnh mẽ lên trên mốc 105, tiến thẳng lên vùng 106.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 12/4: USD giữ nhịp, Euro 'thoát đáy', Yen Nhật vẫn ở mức thấp

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 12/4: USD giữ nhịp, Euro 'thoát đáy', Yen Nhật vẫn ở mức thấp

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 12/4 ghi nhận đồng USD tiếp tục tăng do giá sản xuất tháng 3 của Mỹ thấp hơn dự kiến.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 11/4: USD tăng 'bốc đầu', Nhật Bản không thể hỗ trợ đồng Yen lúc này?

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 11/4: USD tăng 'bốc đầu', Nhật Bản không thể hỗ trợ đồng Yen lúc này?

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 11/4 ghi nhận USD tăng và đạt đỉnh 34 năm so với Yen, sau khi dữ liệu mới công bố về lạm phát ở Mỹ.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 10/4: Yen Nhật bất ngờ leo đỉnh, vì sao?

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 10/4: Yen Nhật bất ngờ leo đỉnh, vì sao?

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 10/4 ghi nhận tiệm cận trở lại với mức cao nhất trong 34 năm là 151,975 USD/Yen hồi tháng 3.
Phiên bản di động