Biểu tượng của CIA trên nền quốc kỳ Mỹ. (Nguồn: PR Daily) |
Sự xoay chuyển thầm lặng
Trong một cuộc họp kín gần đây của các nhà lãnh đạo Trung tâm chống khủng bố thuộc Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA), Phó Giám đốc CIA David Cohen đã nói rõ rằng cuộc chiến chống mạng lưới khủng bố al-Qaeda và các nhóm cực đoan khác sẽ vẫn là một ưu tiên nhưng ngân sách và nguồn lực của CIA sẽ ngày càng được chuyển sang tập trung vào Trung Quốc.
Cuộc tấn công bằng máy bay không người lái của CIA tiêu diệt thủ lĩnh của al-Qaeda cho thấy cuộc chiến chống khủng bố không bao giờ là một mục tiêu xếp sau.
Tuy nhiên, điều đó không thay đổi thông điệp mà Phó Giám đốc CIA David Cohen đã đưa ra: Mặc dù Washington sẽ tiếp tục truy lùng những kẻ khủng bố, ưu tiên hàng đầu là cố gắng hiểu rõ hơn và đối phó với Bắc Kinh.
Một năm sau khi kết thúc cuộc chiến ở Afghanistan, Tổng thống Mỹ Joe Biden và các quan chức an ninh quốc gia hàng đầu ít nói về chủ nghĩa chống khủng bố và đề cập nhiều hơn các mối đe dọa chính trị, kinh tế và quân sự đến từ Trung Quốc và Nga.
Đã có một sự xoay chuyển thầm lặng trong các cơ quan tình báo của Mỹ, họ đang điều chuyển hàng trăm sĩ quan sang các vị trí tập trung vào Trung Quốc, bao gồm cả một số quan chức trước đây phụ trách cuộc chiến chống khủng bố. Các quan chức tình báo cho biết họ cần có thêm thông tin chi tiết về Trung Quốc.
Sự thay đổi ưu tiên được nhiều cựu sĩ quan tình báo và các nhà lập pháp của cả hai đảng Dân chủ và Cộng hòa ủng hộ. Trong số này có những người từng phục vụ ở Afghanistan hoặc tham gia các sứ mệnh khác chống al-Qaeda và các nhóm khủng bố khác.
Hạ nghị sĩ Jason Crow, cựu lính biệt kích từng tham chiến ở Afghanistan và Iraq, cho rằng Mỹ đã quá tập trung vào hoạt động chống khủng bố trong những năm qua. Nghị sĩ Đảng Dân chủ bang Colorado, thành viên Ủy ban Quân lực tại Hạ viện, cho biết: “Có một mối đe dọa hiện hữu lớn hơn nhiều, đó là Nga và Trung Quốc. Các nhóm khủng bố sẽ không phá hủy cuộc sống của người Mỹ... theo cách mà Trung Quốc có thể làm”.
Trong khi đó, phát ngôn viên CIA Tammy Thorp lưu ý rằng chủ nghĩa khủng bố “vẫn là một thách thức rất thực tế”.
Ông nói: “Ngay cả khi các cuộc khủng hoảng như xung đột Nga-Ukraine và những thách thức chiến lược như Trung Quốc đòi hỏi sự quan tâm của quan tâm của chúng ta, CIA sẽ tiếp tục tích cực theo dõi các mối đe dọa khủng bố trên toàn cầu và làm việc với các đối tác để chống lại chúng”.
Tin liên quan |
Mỹ tiêu diệt trùm khủng bố Al-Qaeda: Vừa mừng vừa lo |
Chống khủng bố vẫn là mục tiêu ưu tiên
Vừa qua, Quốc hội Mỹ đã thúc giục CIA và các cơ quan tình báo khác coi Trung Quốc là ưu tiên hàng đầu.
Việc chuyển các nguồn lực sang Trung Quốc đòi hỏi phải cắt giảm ngân sách ở những nơi khác, kể cả trong lĩnh vực chống khủng bố. Đặc biệt, các nhà lập pháp muốn có thêm thông tin về sự phát triển của Trung Quốc trong lĩnh vực công nghệ tiên tiến.
Năm ngoái, CIA tuyên bố sẽ thành lập 2 “trung tâm sứ mệnh” mới - một về Trung Quốc và một về các công nghệ mới nổi - để tập trung và cải thiện việc thu thập thông tin tình báo về những vấn đề đó.
CIA cũng đang cố gắng tuyển dụng nhiều người biết tiếng Trung Quốc hơn và giảm thời gian chờ đợi làm các thủ tục an ninh để có thể tuyển dụng nhân lực nhanh hơn. Nhiều sĩ quan của CIA đang học tiếng Trung Quốc và chuyển sang các vị trí mới tập trung vào Trung Quốc, mặc dù không phải tất cả những công việc đó đều yêu cầu đào tạo ngôn ngữ.
Các cựu quan chức lưu ý rằng các sĩ quan tình báo được đào tạo để thích nghi với những thách thức mới và nhiều người đã nhanh chóng chuyển sang các công việc liên quan chống khủng bố sau vụ tấn công ngày 11/9/2001.
Những tiến bộ từ công tác chống khủng bố - bao gồm cả việc sử dụng tốt dữ liệu và các nguồn thông tin tình báo để xây dựng mạng lưới và xác định mục tiêu - cũng hữu ích trong việc đối phó với Nga và Trung Quốc. Douglas Wise, cựu quan chức cấp cao của CIA, từng giữ chức Phó Giám đốc điều hành Trung tâm chống khủng bố, cho biết: “Đó là cỗ máy phân tích và nhắm mục tiêu kỳ diệu”.
Từ lâu đã có một cuộc tranh luận về việc liệu hoạt động chống khủng bố có đưa các cơ quan tình báo đi quá xa khỏi hoạt động tình báo truyền thống hay không? Và liệu một số công việc của CIA nhắm mục tiêu vào những kẻ khủng bố có nên được thực hiện bởi các lực lượng quân sự đặc biệt hay không?
Marc Polymeropoulos, sĩ quan cấp cao CIA đã nghỉ hưu và là cựu chỉ huy trưởng căn cứ ở Afghanistan, cho biết ông ủng hộ việc tập trung nhiều hơn vào Trung Quốc và Nga, nhưng đồng thời cũng nói thêm rằng “không có lý do gì để giảm bớt những gì chúng tôi đã phải làm”.
Ông Marc Polymeropoulos nhận định: “Việc định hướng lại các cơ quan theo hướng tập trung hơn vào Trung Quốc và Nga sẽ mất nhiều năm và đòi hỏi cả sự kiên nhẫn lẫn sự thừa nhận rằng văn hóa trong CIA sẽ cần có thời gian để thay đổi”.
“Trong nhiều thập kỷ, chúng tôi đã thực hiện nhiệm vụ chống khủng bố. Chúng tôi đã phải có một kế hoạch hợp lý để thích nghi, và quan trọng là nó không đòi hỏi quá nhiều thời gian để cho phép đối thủ của chúng ta có thể khai thác”, ông nói.
| Sứ mệnh hàn gắn của Ngoại trưởng Mỹ ở châu Phi Chuyến công du của Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken nhằm hàn gắn quan hệ với các đồng minh tại châu Phi trong bối cảnh căng ... |
| Mỹ cảnh báo phản ứng 'nhanh và mạnh' nếu Triều Tiên có hành động mới Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Wendy Sherman ngày 7/6 cho biết, sẽ có "phản ứng nhanh, mạnh mẽ và rõ ràng" từ Mỹ, Hàn Quốc ... |