Sự ra đời của thoả thuận AUKUS và cục diện hoà bình ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Nguyệt Ánh
Trong bối cảnh cạnh tranh chiến lược giữa Mỹ và Trung Quốc ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương ngày càng gia tăng, chiến lược địa chính trị của mỗi nước được cho là đã thay đổi theo hướng có lợi cho chính họ và vượt trội so với đối thủ.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Cuộc đua giành quyền bá chủ ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương
Thoả thuận AUKUS nhiều khả năng làm xáo trộn cục diện tại khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. (Nguồn: AP)

Ý kiến đa chiều về AUKUS

Kể từ khi thoả thuận an ninh ba bên AUKUS giữa Australia, Mỹ và Anh ra đời, giới quan sát nhận thấy, các quốc gia trong khu vực đã lo ngại về động thái này.

AUKUS là thỏa thuận an ninh nhằm duy trì khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở, cho phép Australia trang bị các tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân dưới sự hỗ trợ của Mỹ và Anh.

Trung Quốc đã phản đối và gọi động thái trên là cuộc “Chiến tranh Lạnh về mặt tinh thần”, đồng thời tuyên bố mối quan hệ đối tác đó là bè phái chống lại Bắc Kinh.

Ngoài ra, Malaysia và Indonesia cũng lo ngại về AUKUS và cho rằng, điều này sẽ đẩy nhanh cuộc chạy đua vũ trang và những hành động gây hấn trong khu vực.

Triều Tiên gọi đây là hành động không mong muốn và nguy hiểm, đồng thời tuyên bố sẽ tiếp tục phát triển kho vũ khí hạt nhân của nước này.

Một số quan chức ngoại giao Nga gọi đây là một bước đi đẩy nhanh cuộc chạy đua vũ trang và phá hoại Hiệp ước Không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT).

Không chỉ các quốc gia trong khu vực, Pháp cũng tỏ ra không hài lòng với AUKUS do thỏa thuận trang bị tàu ngầm thông thường trị giá 66 tỷ USD đã ký trước đó giữa Pháp và Australia đã bị hủy, khiến Paris mất hợp đồng và doanh thu.

Ngược lại, Ấn Độ và Nhật Bản - hai thành viên của Bộ tứ, đã nhiệt liệt hoan nghênh sự ra đời của AUKUS.

Thoả thuận AUKUS làm thay đổi cuộc chơi trong bàn cờ chính trị quốc tế, Nga sẽ đối phó như thế nào?

Thoả thuận AUKUS làm thay đổi cuộc chơi trong bàn cờ chính trị quốc tế, Nga sẽ đối phó như thế nào?

Tác giả Alexey D Muraviev* trong bài viết trên tờ Asia Times cho rằng, Nga cần có chiến lược phù hợp nhằm thích ứng với ...

Mỹ-Trung cần hàn gắn quan hệ

Theo nhận định của giới chuyên gia, AUKUS không khác một mối nguy tiềm tàng đối với khu vực, trong đó Washington đang áp dụng chiến lược châu Á đối đầu với châu Á để thúc đẩy các quốc gia châu Á kiềm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc, và đẩy mạnh các thỏa thuận buôn bán vũ khí của Mỹ.

Tuy nhiên, kết quả của "cơn bão" tập hợp này có thể vượt xa suy nghĩ của các nhà khoa học chính trị và một Australia đang háo hức tham gia.

Tổn thất không lường trước được đầu tiên của hiệp ước này là mối quan hệ giữa Australia với Pháp ngày càng xấu đi.

Ngoài ra, chuyến thăm theo dự kiến tới Jakarta của Thủ tướng Australia Scott Morison đã bị hủy bỏ do Tổng thống chủ nhà Joko Widodo từ chối đón tiếp.

Rõ ràng là, Australia đã trở thành nạn nhân trong cuộc đối đầu Mỹ-Trung, mà hậu quả đầu tiên là mất mối quan hệ bền chặt với Pháp và Indonesia.

Bên cạnh đó, do Australia có quan hệ kinh tế chặt chẽ với Trung Quốc, một số tổ chức tại xứ sở kangaroo tỏ ra không đồng tình với thoả thuận AUKUS.

Công đoàn Australia khẳng định không muốn gây chiến với Trung Quốc, đồng thời cảnh báo về những mối nguy hiểm đối với Canberra trên nhiều mặt.

Còn Liên minh Hàng hải Australia cho rằng, Thủ tướng Morison không nên thiết kế các thỏa thuận bí mật như vậy. Thay vào đó là chú trọng cung cấp vaccine và giúp giải quyết hậu quả của dịch Covid-19.

Tin liên quan
Sau Sau 'rạn nứt' AUKUS, Pháp hòa giải căng thẳng ngoại giao với Mỹ, quan hệ với Anh và Australia vẫn 'nguội lạnh'

Việc mua tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân có thể là một bước đi gây nguy hiểm và Australia trở thành nạn nhân của hành động này chẳng vì mục tiêu nào khác ngoài lợi ích của Mỹ.

Ngoài thoả thuận AUKUS, Mỹ còn tham gia nhóm Bộ tứ và nhóm Ngũ nhãn nhằm ngăn chặn sức mạnh của Trung Quốc.

Mục đích chính của Bộ tứ là lợi ích kinh tế và an ninh trải dài trên khắp Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Trong khi đó, Ngũ nhãn là liên minh tình báo gồm Mỹ, Anh, Canada, Australia và New Zealand.

Ngày 24/9 vừa qua, nhóm Bộ tứ đã tổ chức hội nghị thượng đỉnh trực tiếp, trong đó thảo luận các vấn đề liên quan xuất khẩu, thương mại và công nghệ vaccine.

Bộ tứ cũng ra tuyên bố “bảo vệ pháp quyền, tự do hàng hải và hàng không, giải quyết hòa bình các tranh chấp, các giá trị dân chủ và toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia”.

Trong bối cảnh tất cả các quốc gia thành viên nhóm Bộ tứ đều có quan hệ ngoại giao đang suy giảm hoặc thậm chí đối đầu với Trung Quốc, tình hình bất ổn này có thể gây mất ổn định cho nền hòa bình trong khu vực.

Vì vậy, hai cường quốc Mỹ-Trung nên hàn gắn quan hệ và tránh thành lập các liên minh mới trong khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Nếu khu vực này phân chia thành các khối riêng rẽ, hòa bình ở khu vực cũng như trên thế giới sẽ gặp rủi ro.

Mỹ điều nhóm tàu tác chiến sân bay USS Ronald Reagan đến Biển Đông lần thứ 2 trong năm

Mỹ điều nhóm tàu tác chiến sân bay USS Ronald Reagan đến Biển Đông lần thứ 2 trong năm

Trong bối cảnh căng thẳng ở khu vực leo thang, ngày 27/9, Mỹ đã triển khai nhóm tác chiến tàu sân bay USS Ronald Reagan ...

Giải mã Chiến lược hợp tác của EU tại Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Giải mã Chiến lược hợp tác của EU tại Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Ngay sau khi Mỹ, Anh, Australia trình làng cơ chế hợp tác an ninh 3 bên AUKUS, ngày 16/9, Ủy ban châu Âu (EC) đã ...

(theo Modern Diplomacy)
Ý kiến bạn đọc

* Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 21/2: Yen Nhật bứt phá, thị trường 'mệt mỏi' vì thuế quan

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 21/2: Yen Nhật bứt phá, thị trường 'mệt mỏi' vì thuế quan

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 21/2 ghi nhận đồng USD đã giảm so với các loại tiền tệ chính vào phiên giao dịch vừa qua.
MU sẽ gặp đối thủ nào ở ở vòng 1/8 Europa League?

MU sẽ gặp đối thủ nào ở ở vòng 1/8 Europa League?

Theo kết quả phân nhánh, MU sẽ gặp Real Sociedad hoặc AZ Alkmaar ở vòng 1/8 Europa League 2024/25.
KCN Phúc Điền mở rộng: Nơi hội tụ nhà đầu tư uy tín

KCN Phúc Điền mở rộng: Nơi hội tụ nhà đầu tư uy tín

Phúc Điền mở rộng là một trong những Khu công nghiệp 'điểm sáng' của Hải Dương về thu hút nhà đầu tư uy tín trong và ngoài nước.
Dybala đưa AS Roma vào vòng 1/8 Europa League

Dybala đưa AS Roma vào vòng 1/8 Europa League

Tỏa sáng với cú đúp bàn thắng, tiền đạo Paulo Dybala giúp AS Roma đánh bại Porto, giành vé tham dự vòng 1/8 Europa League.
Diễn viên Kiều Anh nhan sắc khác lạ

Diễn viên Kiều Anh nhan sắc khác lạ

Diễn viên Kiều Anh nhan sắc khác lạ, Á hậu Minh Kiên lên đồ lộng lẫy đi sự kiện, Hoa hậu Mai Phương Thúy đẹp hút mắt ở sân tennis.
Vì sao máy bay chiến đấu tàng hình F-35 bị tỷ phú Elon Musk cho 'lên thớt'?

Vì sao máy bay chiến đấu tàng hình F-35 bị tỷ phú Elon Musk cho 'lên thớt'?

Chương trình máy bay chiến đấu F-35 có khả năng bị cắt giảm khi Ban Hiệu suất chính phủ (DOGE) do tỷ phú Elon Musk đứng đầu điều tra sổ ...
Nga phản đối Anh triển khai binh sĩ tới Ukraine, Kiev thảo luận về các biện pháp hòa bình

Nga phản đối Anh triển khai binh sĩ tới Ukraine, Kiev thảo luận về các biện pháp hòa bình

Điện Kremlin ngày 20/2 khẳng định, Nga phản đối bất cứ kế hoạch nào của Anh về việc triển khai quân tới Ukraine như một phần của nhiệm vụ gìn giữ hòa bình.
Các ngoại trưởng Nga và Trung Quốc gặp nhau, Moscow sắp đón 'bạn quý'

Các ngoại trưởng Nga và Trung Quốc gặp nhau, Moscow sắp đón 'bạn quý'

Mối quan hệ giữa Nga-Trung Quốc đã và sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì ổn định quốc tế.
Hàn Quốc-NATO tìm đến nhau bàn cách ứng phó Triều Tiên, Seoul tăng cường hợp tác cùng New Zealand

Hàn Quốc-NATO tìm đến nhau bàn cách ứng phó Triều Tiên, Seoul tăng cường hợp tác cùng New Zealand

Ngày 20/2, giới chức quân đội và ngoại giao Hàn Quốc đã tiến hành các hoạt động đối ngoại nhằm tăng cường hợp tác quốc tế về an ninh và kinh tế.
Điểm tin thế giới sáng 21/2: Thủ tướng Pháp lần thứ 6 thoát nguy, ông Trump nói Washington DC 'quá nhiều tội phạm', Nigeria kiện Binance

Điểm tin thế giới sáng 21/2: Thủ tướng Pháp lần thứ 6 thoát nguy, ông Trump nói Washington DC 'quá nhiều tội phạm', Nigeria kiện Binance

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 21/2.
Nga-Belarus lên kế hoạch về một hành động quân sự chung

Nga-Belarus lên kế hoạch về một hành động quân sự chung

Cuộc tập trận chiến lược chung mang tên Zapad-2025 giữa Nga và Belarus sẽ diễn ra vào giữa tháng 9, với sự tham gia của 13.000 binh sĩ.
Mỹ chuẩn bị đón hai ‘khách VIP’ từ châu Âu, bàn ‘chuyện nóng’

Mỹ chuẩn bị đón hai ‘khách VIP’ từ châu Âu, bàn ‘chuyện nóng’

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Thủ tướng Anh Keir Starmer đến Mỹ vào tuần tới, tham gia đàm phán về xung đột Nga-Ukraine.
Cuộc gặp Nga - Mỹ ở Riyadh và những bước tiến then chốt

Cuộc gặp Nga - Mỹ ở Riyadh và những bước tiến then chốt

Cuộc gặp lịch sử giữa hai ngoại trưởng Nga - Mỹ kéo dài hơn bốn giờ ở thủ đô Riyadh, Saudi Arabia đã đạt được một số kết quả bước đầu...
ASEAN khó 'né' ông Trump nhưng có phương thức hiệu nghiệm của riêng mình

ASEAN khó 'né' ông Trump nhưng có phương thức hiệu nghiệm của riêng mình

ASEAN đã chứng minh rằng bất chấp sự đa dạng và quan điểm khác nhau, sự đồng thuận vẫn là nguyên tắc cơ bản.
Thủ tướng Ấn Độ thăm Mỹ: Bạn cũ, lợi ích mới

Thủ tướng Ấn Độ thăm Mỹ: Bạn cũ, lợi ích mới

Mối giao tình giữa hai nhà lãnh đạo cùng nhiều lợi ích song trùng là động lực thúc đẩy quan hệ Mỹ-Ấn tiến về phía trước.
Gió đổi chiều trong quan hệ đồng minh Mỹ-Nhật

Gió đổi chiều trong quan hệ đồng minh Mỹ-Nhật

Cuộc gặp đầu tiên giữa Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru và Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Nhà Trắng hôm 7/2 đã diễn ra một cách 'ấm áp'.
Thủ tướng Thái Lan thăm Trung Quốc: Khởi hành đầu năm, khai mở kỳ vọng

Thủ tướng Thái Lan thăm Trung Quốc: Khởi hành đầu năm, khai mở kỳ vọng

Chuyến 'du Xuân' của Thủ tướng Thái Lan được kỳ vọng sẽ mang lại những kết quả cụ thể, mà trước mắt là vấn đề sầu riêng và an toàn du lịch...
Bước ngoặt mới trên chính trường Bỉ

Bước ngoặt mới trên chính trường Bỉ

Sau 239 ngày không có chính phủ, cuối cùng vào ngày 3/2, lãnh đạo đảng bảo thủ Liên minh Flemish mới (N-VA) Bart De Wever trở thành Thủ tướng Bỉ.
Vì sao máy bay chiến đấu tàng hình F-35 bị tỷ phú Elon Musk cho 'lên thớt'?

Vì sao máy bay chiến đấu tàng hình F-35 bị tỷ phú Elon Musk cho 'lên thớt'?

Chương trình máy bay chiến đấu F-35 có khả năng bị cắt giảm khi Ban Hiệu suất chính phủ (DOGE) do tỷ phú Elon Musk đứng đầu điều tra sổ sách.
Mong đợi gì từ Hội nghị An ninh Munich 2025

Mong đợi gì từ Hội nghị An ninh Munich 2025

Hội nghị An ninh Munich năm nay diễn ra trong bối cảnh thế giới đầy biến động, phân mảnh và khó lường.
Xung đột Nga-Ukraine: 'Cơ hội lịch sử' bị đánh mất

Xung đột Nga-Ukraine: 'Cơ hội lịch sử' bị đánh mất

Nga từng tin tưởng rằng, Thỏa thuận Minsk-2, ký kết cách đây 10 năm trước tại Belarus, là cơ hội lịch sử để chấm dứt xung đột ở miền Đông Ukraine.
Hội nghị Yalta: Cuộc gặp gỡ quyết định vận mệnh thế giới

Hội nghị Yalta: Cuộc gặp gỡ quyết định vận mệnh thế giới

Tròn 80 năm trước, Hội nghị Yalta không chỉ đánh dấu sự kết thúc của Thế chiến II mà còn khởi đầu trật tự thế giới mới.
Hiệp định Paris về Việt Nam: Ý nghĩa lịch sử và những bài học kinh nghiệm còn tươi mới

Hiệp định Paris về Việt Nam: Ý nghĩa lịch sử và những bài học kinh nghiệm còn tươi mới

Hơn nửa thế kỷ đã trôi qua, nhưng ý nghĩa và những bài học kinh nghiệm của Hiệp định Paris về Việt Nam vẫn nguyên giá trị.
Người đặt nền móng cho quan hệ Việt Nam-Trung Quốc

Người đặt nền móng cho quan hệ Việt Nam-Trung Quốc

Chủ tịch Hồ Chí Minh là người bạn lớn được nhân dân Trung Quốc vô cùng kính trọng và cũng là người đặt nền móng cho quan hệ Việt Nam-Trung Quốc.
Phiên bản di động