Sửa đổi hiến pháp - Nhiệm vụ bất khả thi đối với ông Abe?

Mong muốn lớn nhất của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe là sửa đổi hiến pháp hòa bình. Ông coi việc sửa đổi hiến pháp là nhiệm vụ lớn nhất của ông trên cương vị một chính khách... Nhưng liệu ông có thực sự làm được điều đó hay không?
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
sua doi hien phap nhiem vu bat kha thi doi voi ong abe Thủ tướng Nhật Bản có thể gặp thách thức do cải tổ nội các
sua doi hien phap nhiem vu bat kha thi doi voi ong abe Bầu cử Thượng viện Nhật Bản: Bỏ phiếu cho sửa đổi Hiến pháp

Kể từ khi lên nắm quyền vào năm 2012, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã đạt được khá nhiều mục tiêu mà ông đã đề ra trong chương trình an ninh bảo thủ của mình. Thế nhưng, nếu ông không thể khôi phục được uy tín - vốn đang giảm sút nghiêm trọng - thì mục tiêu sửa đổi hiến pháp hòa bình chắc chắn sẽ nằm ngoài tầm với của ông.

Tỷ lệ ủng hộ ông Abe đã giảm

Theo nhận định của các nghị sỹ trong Đảng Dân chủ Tự do (LDP) của ông Abe, việc không thể đạt được mục tiêu sửa đổi hiến pháp hòa bình vào năm 2020 - mục tiêu mà ông đã tuyên bố cách đây 3 tháng - sẽ làm xói mòn ảnh hưởng vốn đã suy yếu của ông Abe, khiến cơ hội ông trở thành vị thủ tướng tại nhiệm lâu nhất của Nhật Bản tiêu tan.

sua doi hien phap nhiem vu bat kha thi doi voi ong abe
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe. (Nguồn: Kyodo)

Trao đổi với Reuters, nghị sỹ LDP Katsuei Hirasawa nói: "Mong muốn lớn nhất của ông Abe là sửa đổi hiến pháp hòa bình. Ông coi việc sửa đổi hiến pháp là nhiệm vụ lớn nhất của ông trên cương vị một chính khách... Nhưng liệu ông có thực sự làm được điều đó hay không? Việc không sửa đổi được hiến pháp sẽ gây tổn hại lớn đối với ông Abe trên cương vị một chính khách. Có lẽ sẽ tốt hơn nếu ông chưa từng đề cập đến điều này".

Nhiệm kỳ thứ hai của ông Abe với vai trò là chủ tịch LDP sẽ kết thúc vào tháng 9/2018. Theo một số cuộc thăm dò dư luận gần đây, tỷ lệ ủng hộ ông đã giảm xuống dưới 30%. Đây là tỷ lệ thấp nhất kể từ khi ông Abe quay trở lại nắm quyền cách đây gần 5 năm với một chương trình nghị sự bảo thủ nhằm khôi phục những giá trị truyền thống và nới lỏng những hạn chế đối với quân đội, theo đó tập trung vào việc sửa đổi hiến pháp hòa bình thời hậu chiến.

Chính sự sụt giảm uy tín của ông Abe đã làm dấy lên tin đồn rằng có thể ông Abe sẽ tổ chức bầu cử sớm trước cuối năm nay, cho dù động thái đó có nguy cơ khiến ông không đạt được 2/3 số phiếu cần thiết tại Quốc hội để sửa đổi hiến pháp. Từ nay đến cuối năm 2018, Nhật Bản không cần phải tổ chức tổng tuyển cử. Tuy nhiên, đảng Dân chủ (DP) đối lập chính đang rơi vào tình trạng hỗn loạn sau khi chủ tịch đảng này bất ngờ từ chức. Trong khi đó, một đảng địa phương thiếu kinh nghiệm do Thống đốc Tokyo là Yuriko Koike làm chủ tịch vẫn chưa trở thành một lực lượng quốc gia.

Nghị sỹ kỳ cựu của LDP Takeshi Noda nói với Reuters: "Mục tiêu hiện nay sẽ là duy trì một đa số và chính phủ do LDP nắm quyền". Ông Noda cho biết thêm, các nghị sỹ trong đảng cầm quyền hiện bất đồng về khả năng có thể xảy ra này (bầu cử sớm).

Nhiệm vụ chính trị khó khăn

Ông Abe hy vọng có thể khôi phục tỷ lệ ủng hộ bằng cách cải tổ nội các trong tuần này. Một cơn chấn động về ngoại giao hoặc một cuộc khủng hoảng an ninh, chẳng hạn như căng thẳng gia tăng liên quan đến chương trình hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên, có thể cũng giúp ích nếu cử tri đánh giá ông Abe là một nhân vật đáng tin cậy nhất.

sua doi hien phap nhiem vu bat kha thi doi voi ong abe
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Phu nhân Akie vẫy tay chào Nhật hoàng Akihito và Hoàng hậu Michiko khởi hành sang thăm Việt Nam tại sân bay quốc tế Haneda (Tokyo, Nhật Bản). (Nguồn: AP)

Tuy nhiên, nếu ông Abe không ngăn được tình trạng sụt giảm uy tín thì có thể ông sẽ không có cơ hội được chứng kiến việc sửa đổi hiến pháp trong thời gian ông tại nhiệm. Về mặt chính thức, việc sửa đổi hiến pháp là một nhiệm vụ chính trị khó khăn, cần phải có 2/3 nghị sỹ ở cả hai viện quốc hội nhất trí thông qua và đa số cử tri tán thành trong một cuộc trưng cầu ý dân.

Đảng cầm quyền hiện chiếm đa số 2/3 tại cả hai viện. Đây là một thực tế hiếm gặp và không dễ gì sớm lặp lại. Ông Hirasawa nói thêm: "Nếu ông Abe không lấy lại được niềm tin của người dân thì việc sửa đổi hiến pháp là điều bất khả thi". Nghị sĩ Hirasawa cũng lưu ý rằng, đảng Komeito - đối tác nhỏ hơn trong liên minh cầm quyền của LDP, hiện tỏ ra khá thận trọng về việc sửa đổi Điều 9 của hiến pháp.

Đầu năm nay, ông Abe được cho là sẽ dễ dàng giành được nhiệm kỳ thứ ba kéo dài 3 năm trên cương vị lãnh đạo LDP, khiến ông trở thành thủ tướng có thời gian tại nhiệm lâu nhất của Nhật Bản.

Tuy nhiên, những bê bối bị cho là có liên quan đến những thỏa thuận kinh doanh dễ dãi dành cho những người bạn; rồi vụ Bộ trưởng Quốc phòng Tomoni Inada che giấu thông tin do lực lượng gìn giữ hòa bình Nhật Bản ở Nam Sudan gửi về; cảm giác của các cử tri rằng ông Abe ngày càng kiêu ngạo... tất cả đã góp phần làm cho tỷ lệ tín nhiệm của ông sụt giảm.

Trong khi đó, những phát biểu gần đây của cựu Bộ trưởng Quốc phòng Shigeru Ishiba cho thấy ông này có thể là một đối thủ của ông Abe trong cuộc chạy đua giành chức lãnh đạo LDP vào năm 2018, mặc dù ông Ishiba chưa chính thức tuyên bố ý định tranh cử.

Bên cạnh đó, Ngoại trưởng Fumio Kishida đang được khá nhiều người trong giới chính trị coi là một ứng cử viên tiềm năng khác. Tuy nhiên, các phương tiện truyền thông cho biết ông Abe có thể sẽ tìm cách đưa ông Ishiba vào nội các mới nhằm chặn trước thách thức mà ông Ishiba có thể gây ra.

Trong nhiệm kỳ của mình, ông Abe đã đạt được một số mục tiêu mà ông đề ra trong lĩnh vực an ninh, bao gồm thành lập Hội đồng An Qinh quốc gia theo mô hình của Mỹ, thông qua đạo luật bí mật quốc gia và diễn giải lại hiến pháp năm 2015.

Tuy nhiên, việc chính thức sửa đổi hiến pháp là mục tiêu ấp ủ lớn nhất của ông Abe. Có thể về mặt công khai, ông vẫn tỏ ra quyết tâm theo đuổi mục tiêu lâu dài này, nhưng trên thực tế, ông sẽ để cho nó lặng lẽ rơi vào quên lãng. Nhà phân tích chính trị kỳ cựu Minoru Morita nói: "Ông Abe không thể đạt được mục tiêu sửa đổi hiến pháp. Đó chỉ là một sự ảo tưởng".

sua doi hien phap nhiem vu bat kha thi doi voi ong abe Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản đệ đơn từ chức

Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Tomomi Inada đã đệ đơn từ chức để nhận trách nhiệm liên quan đến những cáo buộc về việc che ...

sua doi hien phap nhiem vu bat kha thi doi voi ong abe Bước chân không mỏi của ông Abe

Các chuyến đi của ông Shinzo Abe không chỉ để khẳng định vị thế của Nhật Bản trên thế giới, mà còn nhằm xây dựng ...

sua doi hien phap nhiem vu bat kha thi doi voi ong abe Ông Abe sẽ trở thành Thủ tướng Nhật Bản tại nhiệm lâu nhất?

Việc Thủ tướng Shinzo Abe có khả năng tái cử tạo điều kiện cho ông thực hiện các chính sách của mình.

(theo Reuters)

Xem nhiều

Đọc thêm

Hòa nhạc kỷ niệm 100 năm ngày mất của nhà soạn nhạc vĩ đại Gabriel Fauré

Hòa nhạc kỷ niệm 100 năm ngày mất của nhà soạn nhạc vĩ đại Gabriel Fauré

Viện Pháp Việt Nam tổ chức các buổi hòa nhạc độc tấu piano của nghệ sĩ dương cầm tài năng Olivier Moulin, trong chuyến lưu diễn tại các thành phố ...
Ủy ban Thường vụ Quốc hội bế mạc phiên họp thứ 39

Ủy ban Thường vụ Quốc hội bế mạc phiên họp thứ 39

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý 9 dự án Luật, 1 dự thảo Nghị quyết còn ý kiến khác ...
Dự báo thời tiết ngày mai (20/11): Nhiều khu vực ngày nắng, riêng Bắc-Trung Trung Bộ mưa rải rác; Bắc Bộ sáng sớm trời rét

Dự báo thời tiết ngày mai (20/11): Nhiều khu vực ngày nắng, riêng Bắc-Trung Trung Bộ mưa rải rác; Bắc Bộ sáng sớm trời rét

Thông tin dự báo thời tiết các khu vực ngày mai (20/11) từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo: Các nhà giáo trong kỷ nguyên mới cần thể hiện bản lĩnh, coi thách thức chính là cơ hội

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo: Các nhà giáo trong kỷ nguyên mới cần thể hiện bản lĩnh, coi thách thức chính là cơ hội

Trước những thách thức mới, các nhà giáo trong kỷ nguyên mới cũng cần thể hiện bản lĩnh, coi thách thức chính là cơ hội.
Cổ phiếu Boeing tăng 2,6% bất chấp thông báo sa thải quy mô lớn

Cổ phiếu Boeing tăng 2,6% bất chấp thông báo sa thải quy mô lớn

Ngày 18/11, tập đoàn Boeing thông báo sẽ sa thải gần 2.500 công nhân tại các bang Washington, Oregon, Nam Carolina và Missouri.
Khai trương cặp cửa khẩu quốc tế Lóng Sập-Pa Hang: Động lực phát triển mới cho khu vực biên giới Việt Nam-Lào

Khai trương cặp cửa khẩu quốc tế Lóng Sập-Pa Hang: Động lực phát triển mới cho khu vực biên giới Việt Nam-Lào

Việc nâng cấp cặp cửa khẩu Lóng Sập-Pa Hang sẽ góp phần quan trọng vào việc tạo thuận lợi cho giao lưu, hợp tác phát triển giữa Sơn La và ...
CHÍNH THỨC! Tổng thống Nga phê duyệt học thuyết hạt nhân cập nhật, hai ngày sau khi Mỹ mở khóa tấn công cho Ukraine

CHÍNH THỨC! Tổng thống Nga phê duyệt học thuyết hạt nhân cập nhật, hai ngày sau khi Mỹ mở khóa tấn công cho Ukraine

Nguyên tắc cơ bản của học thuyết này là việc sử dụng vũ khí hạt nhân được xem như biện pháp cuối cùng để bảo vệ chủ quyền của đất nước.
Siết chặt an ninh trước thềm bầu cử, cảnh sát Belarus diễn tập tại nhiều thành phố

Siết chặt an ninh trước thềm bầu cử, cảnh sát Belarus diễn tập tại nhiều thành phố

Bộ Nội vụ Belarus ngày 19/11 thông báo, cảnh sát sẽ tiến hành diễn tập trước cuộc bầu cử tổng thống để nâng cao hàng rào an ninh.
Triều Tiên: Chủ tịch Kim Jong Un cảnh báo chiến tranh cận kề, yêu cầu hoàn tất công tác chuẩn bị, kêu gọi Nga sát cánh

Triều Tiên: Chủ tịch Kim Jong Un cảnh báo chiến tranh cận kề, yêu cầu hoàn tất công tác chuẩn bị, kêu gọi Nga sát cánh

Nguy cơ xung đột quân sự trên bán đảo Triều Tiên là điều không thể tránh khỏi và Bình Nhưỡng cần tăng cường chuẩn bị cho chiến tranh.
Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào Nga chẳng phải là 'chìa khóa vạn năng', Moscow còn vũ khí nóng, vẫn sẵn lòng cùng nhảy điệu tango

Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào Nga chẳng phải là 'chìa khóa vạn năng', Moscow còn vũ khí nóng, vẫn sẵn lòng cùng nhảy điệu tango

Bước đi của Mỹ sẽ không có tác động lâu dài đến diễn biến xung đột tại Ukraine nhưng có thể giúp quân đội quốc gia Đông Âu trong ngắn hạn.
EU bổ sung nguồn lực cho cuộc chiến chống khủng bố tại Mozambique

EU bổ sung nguồn lực cho cuộc chiến chống khủng bố tại Mozambique

Ngày 18/11, Hội đồng Liên minh châu Âu (EU) thông qua khoản hỗ trợ bổ sung 20 triệu Euro theo chương trình của Cơ sở hòa bình châu Âu (EPF).
Đức, Singapore và 'cú bắt tay lịch sử' tại G20

Đức, Singapore và 'cú bắt tay lịch sử' tại G20

Singapore và Đức nâng cấp quan hệ song phương lên Đối tác chiến lược nhằm thúc đẩy hợp tác chặt chẽ hơn nữa trong các lĩnh vực cùng quan tâm.
‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

Quan hệ giữa Mỹ và Iran, từng là đồng minh thân cận thời đầu Chiến tranh Lạnh, đã biến thành đối đầu kéo dài hàng thập kỷ.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Theo Hiến pháp Mỹ, ứng cử viên Tổng thống phải nhiều hơn 35 tuổi, đã sinh sống tại Mỹ liên tục trên 14 năm, được sinh ra tại Mỹ và là công dân Mỹ.
GPT-5: Open AI mở ra chân trời mới

GPT-5: Open AI mở ra chân trời mới

Sự kiện đang được giới công nghệ mong đợi có thể xảy ra ngay trong năm nay, là sự ra mắt của GPT-5.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Nhằm tiếp cận trữ lượng khoáng sản khổng lồ của châu Phi, Mỹ và Trung Quốc đã bỏ vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, bao gồm ngoại giao đường sắt tại đây.
Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử của “kỷ nguyên vươn mình".
Nhà báo Brazil: Vai trò, vị thế và uy tín của Việt Nam ngày càng lớn hơn trên trường quốc tế

Nhà báo Brazil: Vai trò, vị thế và uy tín của Việt Nam ngày càng lớn hơn trên trường quốc tế

Nhà báo Brazil Pedro Oliveira đánh giá vai trò, vị thế và uy tín của Việt Nam ngày càng lớn hơn trên trường quốc tế...
Phiên bản di động