TIN LIÊN QUAN | |
Mỹ đẩy nhanh việc tiếp nhận người tị nạn trong năm 2016 | |
Bước ngoặt trong cuộc chiến chống IS |
Cuộc chiến ở Syria đã làm hơn 280.000 người thiệt mạng, hàng triệu người phải rời bỏ nhà cửa. Những đợt bom chùm, bom hóa học liên tiếp trút xuống, những vụ giết người, hãm hiếp và hành hạ xảy ra đã biến nhiều nơi ở Syria thành địa ngục. Hàng viện trợ nhân đạo thỉnh thoảng mới được rót nhỏ giọt vào các thành phố đang bị bao vây.
Tổng thống Barack Obama gặp nhiều chỉ trích trong và ngoài nước về chiến lược của mình tại Syria. (Nguồn: AP) |
Nỗ lực xóa vết nhơ
Từ Washington, nhiều ý kiến cáo buộc chính quyền Tổng thống Syria Bashar al-Assad đang có nhiều hành động phi nhân đạo tại chiến trường Trung Đông này. Các quan chức cấp cao của Mỹ thừa nhận một sự "cắn rứt lương tâm" khi không thể chấm dứt cảnh nồi da nấu thịt suốt 5 năm qua ở Syria. Họ cho rằng dù điều gì xảy ra tiếp theo, Syria cũng sẽ để lại một vết nhơ không xóa được trong sự nghiệp ngoại giao của mình.
Trong một văn bản ghi nhớ được tiết lộ một cách có chủ ý, 51 nhà ngoại giao Mỹ đương nhiệm khẳng định rằng ông Obama phải tìm cách chấm dứt cảnh thảm sát này. Theo họ, để buộc ông Assad thực sự ngồi vào bàn đàm phán hòa bình, vị Tổng thống thứ 44 của nước Mỹ phải tiến hành các vụ không kích chống lại Chính quyền Syria để có thể ngăn chặn được những khổ đau.
Tuy nhiên, thời gian qua, Chính quyền Tổng thống Obama luôn bảo lưu quan điểm chỉ có ông Assad - và các nhà bảo trợ Nga và Iran - mới có thể chấm dứt tình trạng điên loạn này.
Bởi thế, Nhà Trắng ngay lập tức tỏ ý không sẵn sàng cho việc quay ngoắt 180 độ như vậy. Phản ứng trước văn bản này, Phó Thư ký Báo chí Nhà Trắng Jennifer Friedman đã trả lời: “Tổng thống luôn chắc chắn rằng ông không coi quân sự là giải pháp cho cuộc khủng hoảng Syria và vẫn luôn là như thế trong trường hợp này”. Nhà Trắng đã theo đuổi quan điểm- được rút ra từ cuộc chiến ở Iraq- rằng Mỹ không nên, mà thực ra là không thể, giải quyết mọi cuộc khủng hoảng trên thế giới.
Trên hết, ông Obama đã cố gắng tránh sa lầy ở Trung Đông, coi lợi ích của Mỹ ở Syria chỉ là một phần trong nỗ lực chống chủ nghĩa khủng bố nhằm tiêu diệt nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng.
Điều đó đã khiến Ngoại trưởng Mỹ John Kerry phải đảm đương một nhiệm vụ không mấy dễ chịu- và có thể còn bất khả thi- là đàm phán chấm dứt cuộc khủng hoảng đang lan rộng. Những người đồng cấp của ông ở Moscow và Damascus biết rõ sự dè dặt của ông Obama, và bởi có ưu thế đang lên của họ ở Syria nên không mấy hào hứng hưởng ứng.
Sức mạnh của Mỹ tại Syria có thể làm gì để mang lại hòa bình cho quốc gia Trung Đông này? (Nguồn: Vox) |
Và lực bất tòng tâm
Qua nhiều năm, sự thất vọng của các nhà ngoại giao Mỹ ngày càng tăng thêm. Những người chỉ trích cho rằng ngày càng khó để thấy được sự khác nhau giữa một lệnh ngừng bắn không được thực hiện và việc không có lệnh ngừng bắn nào cả ở Syria. Những nỗ lực của ông Kerry nhằm khiến Nga gây sức ép buộc ông Assad từ chức cũng tan thành mây khói.
Bên cạnh đó, các nỗ lực duy trì phe đối lập ở Syria của Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) và Lầu Năm Góc đã không mấy hiệu quả. Washington đã dường như không phản ứng gì trước các vụ không kích của Nga vào các nhóm đối lập ôn hòa. Điều đó khiến phe đồng minh phải tìm cách bảo vệ các nhóm đối lập lớn được vũ trang tốt hơn, trong đó có cả những nhóm có liên quan tới tổ chức khủng bố Al-Qaeda.
Liệu một chính quyền dưới sự lãnh đạo của ứng cử viên tổng thống đầy triển vọng thuộc đảng Dân chủ - bà Hillary Clinton - có sẵn sàng hơn trong việc đẩy lùi Assad, kiểm soát tầm ảnh hưởng của Nga và nâng cao vai trò sức mạnh hùng hậu của quân đội Mỹ?
Có những tín hiệu cho thấy Nga muốn chắc chắn rằng Tổng thống tiếp theo của Mỹ, dù là ai, cũng phải đứng trước sự lựa chọn có nên chống ông Assad và để mặc quân Hồi giáo thánh chiến phát triển. Nga hiện đã nhắm trực diện tới cả những tay súng được Mỹ hậu thuẫn không tham gia vào cuộc chiến chống lại Chính quyền Assad.
Tất cả những điều này khiến các nhà ngoại giao Mỹ phải đặt câu hỏi: Liệu có sức mạnh Mỹ ở Syria hay không?
Mỹ đang thay đổi lập trường về số phận của ông Assad Đây là nhận định của Thứ trưởng Ngoại giao Nga Gennady Gatilov trong cuộc phỏng vấn với nhật báo “Izvestia” ngày 10/5. |
Hòa bình cho Syria: Khi niềm tin đã nhạt Trong khi các cường quốc trên thế giới ủng hộ tiến trình hòa đàm tại Syria và khẳng định lệnh ngừng bắn tại đây vẫn ... |
LHQ không có kế hoạch B cho Syria Đó là khẳng định của Đặc phái viên Liên hợp quốc (LHQ) về Syria Staffan de Misture hôm 28/4. |