Sức mạnh quân sự quốc gia từ những góc nhìn khác nhau trên thế giới (Kỳ cuối)

Vũ Đăng Minh
TGVN. Để gìn giữ hòa bình, bảo vệ Tổ quốc, phải tiếp tục xây dựng quân đội tinh, gọn, mạnh, từng bước hiện đại cả về tổ chức lực lượng, nguồn nhân lực, vũ khí trang bị, nghệ thuật quân sự, chỉ huy.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Sức mạnh quân sự quốc gia từ những góc nhìn khác nhau trên thế giới (kỳ II)
Rồng lửa SAM của quân đội Việt Nam trong trận chiến Điện Biên Phủ trên không. (Ảnh tư liệu)
Sức mạnh quân sự quốc gia từ những góc nhìn khác nhau trên thế giới (Kỳ I)

Sức mạnh quân sự quốc gia từ những góc nhìn khác nhau trên thế giới (Kỳ I)

Phản biện từ Việt Nam

Trong 12 ngày đêm cuối tháng Chạp năm 1972 (từ 18-29/12) diễn ra trận “Điện Biên Phủ trên không” mang tầm cỡ một trận quyết chiến chiến lược. Việt Nam được viện trợ một số loại vũ khí tiên tiến như máy bay phản lực, tên lửa, pháo phòng không, rada… Nhưng vẫn kém xa vũ khí trang bị của quân đội Mỹ cả về số lượng và mức độ hiện đại.

Cán bộ, chiến sĩ ra đa vạch rừng nhiễu tìm mục tiêu. Máy bay MIG 17, 21, tên lửa SAM 2, pháo phòng không mưu trí, sáng tạo, bắn hạ nhiều máy bay hiện đại, do các phi công Mỹ lão luyện lái.

Kết cục là quân và dân ta đã bắn rơi 81 máy bay, trong đó có nhiều pháo đài bay B52, “cánh cụp cánh xòe” F111, đánh bại cuộc tập kích đường không chiến lược của Mỹ vào Hà Nội, Hải Phòng.

Điều đó càng có ý nghĩa khi so sánh với chiến tranh Vùng Vịnh năm 1991, quân đội Iraq có vũ khí hiện đại hơn Việt Nam nhiều mà chỉ hạ được 1 máy bay liên quân.

Còn rất nhiều kỳ tích khác. Đường Hồ Chí Minh trên dãy Trường Sơn vượt qua hàng rào điện tử, “cây nhiệt đới”, các loại máy bay trinh sát, đánh phá liên tục ngày đêm, khắc chế “vũ khí khí tượng” gây mưa rừng, lũ lụt, sạt lở đất, đưa 1,5 triệu tấn vũ khí trang bị, 5,5 triệu m3 xăng dầu chi viện chiến trường và trên 2 triệu lượt người hành quân ra vào. Tàu vận tải cải trang khắc chế thủy lôi, mở “đường Hồ Chí Minh trên biển”, vượt tầng tầng lớp lớp tàu chiến Mỹ, Ngụy, đưa vũ khí vào Nam.

Công bố danh sách xếp hạng sức mạnh quân sự toàn cầu năm 2021, bất ngờ thứ bậc của Triều Tiên

Công bố danh sách xếp hạng sức mạnh quân sự toàn cầu năm 2021, bất ngờ thứ bậc của Triều Tiên

Kết quả là quân và dân Việt Nam đã đánh bại năm chiến lược của một đội quân tinh nhuệ, trang bị nhiều vũ khí hiện đại nhất lúc đó, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến mà lúc đầu có người ví von là “châu chấu đá voi”!

Đó là một cuộc đấu trí, đấu thế, đấu lực đỉnh cao. Thắng lợi do nhiều nguyên nhân, mà cơ bản, quyết định nhất là đường lối, tư tưởng quân sự đúng đắn của Đảng; nghệ thuật chỉ đạo, tiến hành chiến tranh nhân dân linh hoạt, sáng tạo, kết hợp chặt chẽ “thế, lực, thời, mưu” ở tầm chiến lược, từng bước chuyển hóa tạo thế có lợi, tập trung ưu thế sức mạnh vào hướng chủ yếu, trận then chốt, thời cơ quyết định.

Bên cạnh đó, chúng ta đã phát huy cao độ ưu thế chính trị, tinh thần, sức mạnh văn hóa, sức mạnh toàn dân, toàn quân, khai thác mọi yếu tố có lợi, chuyển hóa thành sức mạnh vật chất chống xâm lược.

Tinh thần yêu nước, sẵn sàng hy sinh vì độc lập, tự do đã thôi thúc quân và dân Việt Nam sáng tạo cách đánh, phát huy hiệu quả các loại vũ khí, có lúc vượt cả tính năng thiết kế. Ngược lại, gây chiến tranh xâm lược ở một nước xa lạ, không được người dân ủng hộ, sức mạnh quân sự của Mỹ bị suy giảm khá nhiều.

Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý. Thực tiễn Việt Nam là “lời phản biện” thuyết phục đối với quan điểm tuyệt đối hóa vũ khí công nghệ cao, thiên về sức mạnh quân sự đơn thuần.

Bài học gì cho tương lai

Trong giai đoạn mới, sẽ tiếp tục xuất hiện những loại vũ khí với công nghệ hoàn toàn mới, hình thái chiến tranh mới. Tổ chức biên chế quân đội, vai trò các quân, binh chủng, môi trường tác chiến thay đổi, hình thành lực lượng mới. Tất yếu chiến lược, khoa học, nghệ thuật quân sự cũng phát triển. Nguy cơ một số nước lớn lợi dụng ưu thế sức mạnh quân sự để đe dọa, cưỡng chiếm, thậm chí là xâm lược nước khác vẫn hiển hiện. Trong bối cảnh đó, cần kế thừa, vận dụng, phát triển các bài học kinh nghiệm phù hợp với điều kiện mới.

Tin liên quan
Tàu sân bay - quả bom nổ chậm trên vũ đài chính trị Tàu sân bay - quả bom nổ chậm trên vũ đài chính trị

Thứ nhất, dù thắng hay thua, hậu quả của chiến tranh công nghệ cao, chiến tranh kiểu mới cũng vô cùng tàn khốc. Ngăn ngừa nguy cơ chiến tranh là chiến lược tối ưu. Cách thức phòng ngừa tốt nhất là xây dựng đất nước vững mạnh, giữ vững ổn định bên trong, tạo môi trường quốc tế thuận lợi để xây dựng, phát triển và bảo vệ Tổ quốc. Làm được như vậy, sẽ buộc nước khác phải cân nhắc khi muốn gây chiến tranh.

Ngoại giao là lực lượng nòng cốt, tiên phong trong xây dựng, phát triển quan hệ, hợp tác quốc tế, tạo dựng môi trường thuận lợi, tranh thủ sự ủng hộ rộng rãi, thu hút nguồn lực từ bên ngoài; đấu tranh bảo vệ chủ quyền quốc gia bằng biện pháp hòa bình, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa.

Thứ hai, xây dựng sức mạnh tổng hợp quốc gia về kinh tế, chính trị, văn hóa, quốc phòng, an ninh, ngoại giao, sẵn sàng đối phó với sức mạnh quân sự của nước lớn có ý đồ, hành động gây sức ép, đe dọa, can thiệp, cưỡng đoạt, cưỡng chiếm, lật đổ… Chỉ có bằng sức mạnh tổng hợp quốc gia, chúng ta mới có thể đối phó hiệu quả với sức mạnh quân sự hiện đại của nước lớn.

Thứ ba, bổ sung, phát triển lý luận, khoa học, nghệ thuật quân sự của chiến tranh nhân dân; xây dựng, củng cố nền quốc phòng toàn dân, toàn diện, hiện đại; xây dựng, phát triển lực lượng vũ trang làm nòng cốt, sẵn sàng đối phó thắng lợi với mọi hình thái chiến tranh công nghệ cao, chiến tranh kiểu mới.

Lầu Năm Góc sẽ

Lầu Năm Góc sẽ "khoe" sức mạnh quân sự tối tân nhất thế giới với màn trình diễn đáng kinh ngạc

Ngày 2/7, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết, Lầu Năm Góc đã chuẩn bị sẵn sàng để cho người dân Mỹ thấy sức mạnh ...

Để gìn giữ hòa bình, bảo vệ Tổ quốc, phải tiếp tục xây dựng quân đội tinh, gọn, mạnh, từng bước hiện đại, có lực lượng tiến thẳng, tiến nhanh lên hiện đại. Tinh, gọn, mạnh, hiện đại cả về tổ chức lực lượng, nguồn nhân lực, vũ khí trang bị, nghệ thuật quân sự, chỉ huy, điều hành chiến tranh, tác chiến.

Vũ khí trang bị hiện đại có vai trò ngày càng quan trọng, không thể thiếu. Nhưng chiến tranh công nghệ cao, vũ khí trang bị càng hiện đại, lại càng phải phát huy vai trò quyết định của con người.

Tiêu chí con người mới phải phát triển cao hơn, toàn diện hơn, cả ý chí, bản lĩnh chính trị, trình độ quân sự, chuyên môn, có khả năng nắm bắt, ứng dụng khoa học công nghệ mới, công nghệ số để bổ sung, phát triển nghệ thuật quân sự, chỉ huy, điều hành tác chiến, nghiên cứu cải tiến, chế tạo, khai thác, làm chủ các loại vũ khí trang bị hiện đại.

Nghiên cứu phát triển nghệ thuật quân sự của chiến tranh nhân dân Việt Nam đối phó với chiến tranh công nghệ cao, chiến tranh kiểu mới. Điều quan trọng là tìm ra cách đánh đặc thù, sáng tạo của Việt Nam, kết hợp giữa hiện đại với truyền thống, khai thác mọi yếu tố có lợi, hạn chế tối đa sức mạnh quân sự, vũ khí công nghệ cao của đối thủ.

TIN LIÊN QUAN
Công bố danh sách xếp hạng sức mạnh quân sự toàn cầu năm 2021, bất ngờ thứ bậc của Triều Tiên
Bất chấp căng thẳng với Mỹ, Iran phô diễn sức mạnh quân sự mới nhất, phóng ‘mưa’ tên lửa
Tạp chí Mỹ đánh giá sức mạnh vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga
Chuyên gia quân sự dự đoán kết cục đọ sức trên không giữa Su-57 và F-35
Sức mạnh kinh tế: 'Quân bài' giúp Trung Quốc soán ngôi Mỹ ở châu Á
Vũ Đăng Minh

Đọc thêm

Bị xa lánh ở EU, khí đốt Nga có thể ‘hái ra tiền’ ở thị trường Trung Quốc? Dự án Power of Siberia 2 có đáng?

Bị xa lánh ở EU, khí đốt Nga có thể ‘hái ra tiền’ ở thị trường Trung Quốc? Dự án Power of Siberia 2 có đáng?

Việc vận chuyển khí đốt Nga bằng đường bộ sẽ là một điểm cộng cho an ninh năng lượng của Trung Quốc và điều này sẽ gây ấn tượng với ...
Giá heo hơi hôm nay 25/4: Miền Nam tăng nhẹ; bệnh dịch tả xuất hiện ở 3 huyện của tỉnh Đắk Nông

Giá heo hơi hôm nay 25/4: Miền Nam tăng nhẹ; bệnh dịch tả xuất hiện ở 3 huyện của tỉnh Đắk Nông

Giá heo hơi hôm nay chỉ còn tăng nhẹ 1.000 đồng/kg ở miền Nam. Hiện tại, giá khảo sát ở các tỉnh thành dao động trong khoảng 60.000 - 64.000 ...
Thắng đậm Lorient, PSG tiến dần đến chức vô địch Ligue 1 mùa giải 2023/24

Thắng đậm Lorient, PSG tiến dần đến chức vô địch Ligue 1 mùa giải 2023/24

Bộ đôi tiền đạo Kylian Mbappe và Dembele cùng tỏa sáng với cú đúp bàn thắng để giúp PSG giành chiến thắng 4-1 trước đội chủ nhà Lorient.
Chất 'xúc tác' bất ngờ khiến Triều Tiên tăng cường sức mạnh quân sự, Mỹ thể hiện vai trò 'anh cả' trong mối quan hệ với Hàn-Nhật

Chất 'xúc tác' bất ngờ khiến Triều Tiên tăng cường sức mạnh quân sự, Mỹ thể hiện vai trò 'anh cả' trong mối quan hệ với Hàn-Nhật

Triều Tiên tuyên bố sẽ tăng cường hành động nhằm duy trì sức mạnh quân sự, bất chấp áp lực trừng phạt của Mỹ.
Sắc vóc khác lạ của diễn viên bị ghét nhất phim Trạm cứu hộ trái tim - Lương Thu Trang

Sắc vóc khác lạ của diễn viên bị ghét nhất phim Trạm cứu hộ trái tim - Lương Thu Trang

Diễn viên Lương Thu Trang sở hữu thân hình thon gọn ở tuổi 34 và vóc dáng gợi cảm có thể 'cân' mọi loại trang phục từ váy ngắn đến ...
Một mốc son lịch sử của nền Ngoại giao Việt Nam

Một mốc son lịch sử của nền Ngoại giao Việt Nam

Trải qua 70 năm, những bài học từ Hiệp định Geneva vẫn còn nguyên giá trị đối với công cuộc xây dựng, phát triển đất nước và bảo vệ Tổ ...
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động