Tác động đa diện của virus corona chủng mới đến kinh tế và địa chính trị thế giới

Minh Anh
TGVN. Điều gì sẽ xảy ra nếu những kịch bản tồi tệ nhất về virus corona chủng mới (COVID-19) trở thành hiện thực và dịch bệnh này phát triển nhanh hơn so với những biện pháp phòng ngừa mà cộng đồng quốc tế và Trung Quốc đang triển khai?
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
tac dong da dien cua virus corona chung moi den kinh te va dia chinh tri the gioi Thường trực Chính phủ họp đánh giá tác động của tình hình dịch bệnh do virus corona
tac dong da dien cua virus corona chung moi den kinh te va dia chinh tri the gioi Cập nhật 14h ngày 12/2: Số ca nhiễm mới virus corona ở Trung Quốc trên đà giảm, dịch có thể chấm dứt vào tháng 4
tac dong da dien cua virus corona chung moi den kinh te va dia chinh tri the gioi
Các nhân viên phun thuốc khử trùng ở Hồ Bắc, Trung Quốc. (Getty Images)

Dịch viêm đường hô hấp cấp do virus corona chủng mới (COVID-19) gây ra ở Trung Quốc đã để lại tác động đa diện về mặt địa chính trị và kinh tế, không chỉ với riêng quốc gia đông dân này, mà còn với cả thế giới. Dù vậy, không khó để nhận ra, Bắc Kinh đang cố gắng ngăn chặn những hậu quả nguy hiểm nhất của dịch bệnh này nhằm tránh những tác động tiêu cực như những gì đã thấy vào năm 2003.

Trong, ngoài đều rối ren

Dịch COVID-19 bùng phát vào thời điểm đà tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đang chậm lại, nợ công tăng lên, cùng với đó là nhu cầu nội địa suy giảm và cuộc chiến thương mại với Mỹ vẫn tiếp diễn. Tỷ lệ tăng trưởng GDP 6,1% trong năm 2019 gần chạm mức thấp nhất trong ngưỡng mục tiêu mà Bắc Kinh đặt ra, thấp hơn nhiều so với con số 6,6% của năm 2018. Ngày 15/1, Trung Quốc và Mỹ đã ký kết thỏa thuận thương mại giai đoạn 1, mở đầu cho việc kết thúc chiến tranh thương mại Mỹ-Trung. Tuy nhiên, chỉ vài ngày sau đó, dịch COVID-19 đã bắt đầu trở nên nghiêm trọng.

tac dong da dien cua virus corona chung moi den kinh te va dia chinh tri the gioi
Vũ Hán vốn là một trung tâm vận tải và công nghiệp của Trung Quốc. (Nguồn: Shutterstock)

Vũ Hán - thủ phủ của tỉnh Hồ Bắc, là một trung tâm của ngành công nghiệp Trung Quốc. Trong khi nền kinh tế nước này đang phát triển chững lại, thành phố Vũ Hán vẫn đạt tốc độ tăng trưởng 7,8% trong năm 2019. Triển vọng của Vũ Hán trong năm 2020 cũng rất tươi sáng. Theo chính quyền tỉnh Hồ Bắc, có tới hơn 300 trong tổng số 500 tập đoàn hàng đầu thế giới đã có mặt ở Vũ Hán, và số lượng công ty công nghệ cao mới thành lập đạt mức kỷ lục là 900.

Hiệu ứng domino kinh tế

Nếu Bắc Kinh có thể sớm ngăn chặn COVID-19, thiệt hại đối với nền kinh tế Trung Quốc và nền kinh tế toàn cầu có thể sẽ không quá lớn. Chẳng hạn, khi dịch SARS xảy ra vào năm 2003, tỷ lệ tăng trưởng doanh số bán lẻ của Trung Quốc “chạm đáy” với 4,3%, nhưng sau đó đã nhanh chóng tăng trở lại và đạt mức tăng trưởng 9,7% vào quý III. Tương tự, vận tải hành khách trong tháng 5 và 6/2003 giảm ở mức tương ứng là 42% và 22% trước khi tăng trở lại vào tháng 9 cùng năm.

Tuy nhiên, dịch viêm đường hô hấp cấp lần này có khả năng gây thiệt hại nghiêm trọng tới nền kinh tế Trung Quốc và từ đó, tác động tới nền kinh tế toàn cầu. Theo chuyên gia chiến lược toàn cầu Andrew Milligan thuộc Công ty Aberdeen Standard Investments, ngay cả khi chính quyền Trung Quốc có thể dập tắt được dịch bệnh này, Bắc Kinh vẫn sẽ vấp phải một cú sốc kinh tế ngắn hạn.

Dù vẫn còn quá sớm để đánh giá triển vọng của thị trường toàn cầu, song quan điểm chung của nhiều chuyên gia tài chính là những nhà đầu tư ngắn hạn có thể chịu tác động tiêu cực của những ảnh hưởng chính trị và kinh tế từ COVID-19.

tac dong da dien cua virus corona chung moi den kinh te va dia chinh tri the gioi
Một số tổ chức tài chính cho rằng, virus corona sẽ gây hiệu ứng domino đối với nền kinh tế Trung Quốc, có tác động đến chuỗi cung ứng toàn cầu và làm giảm tăng trưởng kinh tế thế giới. (Nguồn: mobiwork.vn)

Cơ quan Tình báo Kinh tế (EIU) ước tính, sự bùng phát dịch bệnh do COVID-19 gây ra có thể làm giảm từ 0,5 đến 1 điểm phần trăm tăng trưởng GDP thực tế của Trung Quốc trong năm 2020. Nạn nhân đầu tiên của COVID-19 là những hãng hàng không và công ty lữ hành, do vậy, ngành du lịch và vận tải sẽ bị thiệt hại nặng nề. Tuy nhiên, một số lĩnh vực khác như dược phẩm, thương mại điện tử và ô tô có thể sẽ hưởng lợi.

Bên cạnh đó, EIU dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc trong năm 2020 là 5,9% và nếu dịch viêm đường hô hấp cấp đạt tới mức nguy hiểm như SARS, tăng trưởng GDP của quốc gia đông dân này có thể sẽ giảm xuống còn 4,9%.

Cần phải lưu ý rằng, GDP năm 2003 của Trung Quốc chỉ là 1.600 tỷ USD, thấp hơn nhiều so với con số 14.300 tỷ USD của năm 2019. Năm 2003, Trung Quốc mới chỉ là nền kinh tế lớn thứ 7 thế giới còn giờ đây, quốc gia này đã trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 với vai trò không thể thiếu trên thị trường toàn cầu.

Chuẩn bị trạng thái "ngủ đông"?

Kể từ năm 2010, Trung Quốc đã bắt đầu nghĩ tới uy tín quốc tế ở khía cạnh quyền lực mềm, nhất là trong lĩnh vực giáo dục và thu hút nhân tài từ khắp nơi trên thế giới. Bắc Kinh đã nỗ lực hết sức để thay đổi hình ảnh đất nước, mời những du học sinh nước ngoài và chuyên gia giỏi đến học tập và làm việc. Theo Bộ Giáo dục Trung Quốc, riêng tỉnh Hồ Bắc đã có tới 21.371 sinh viên quốc tế.

Giờ đây, mọi thành công của Trung Quốc trong việc thu hút nhân tài từ những quốc gia khác trong thập kỷ qua có thể sẽ bị COVID-19 hủy hoại, khi phần lớn các trường đại học tại đây chưa có thông báo mới nhất về kỳ học mùa Xuân, còn các quốc gia khác đã bắt đầu sơ tán công dân khỏi Vũ Hán.

Dịch COVID-19 tiếp tục lây lan khi cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung đang diễn ra và tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đang suy giảm. Để đối phó với một thách thức lớn như vậy, Trung Quốc cần phải huy động nguồn lực của cả đất nước 1,4 tỷ dân.

Trong bối cảnh những nguồn lực đó cần phải tập trung vào việc chống lại dịch bệnh COVID-19, nền kinh tế Trung Quốc có thể bước vào trạng thái “ngủ đông” và thậm chí phải tạm thời rút khỏi chính trường thế giới. Những hậu quả địa chính trị và kinh tế có thể rất lớn trong tương lai gần nếu Bắc Kinh quyết định rằng tạm thời ẩn dật là biện pháp tốt nhất.

Sẽ không có ai vô sự khi nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới bị chững lại... Thậm chí, ngay cả khi COVID-19 được ngăn chặn thành công ở phần còn lại của thế giới thì nền kinh tế toàn cầu cũng sẽ bị “hắt hơi” và “sổ mũi” cùng với Trung Quốc.

tac dong da dien cua virus corona chung moi den kinh te va dia chinh tri the gioi G20 sẽ thảo luận về tác động của dịch bệnh do virus corona đối với kinh tế thế giới

TGVN. Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc ngân hàng các nước G20 sẽ thảo luận về ảnh hưởng và các biện pháp giảm thiểu tác ...

tac dong da dien cua virus corona chung moi den kinh te va dia chinh tri the gioi Cập nhật 7h ngày 12/2: Thế giới thêm 94 ca tử vong mới do virus corona, số ca nhiễm mới tại Hồ Bắc tiếp tục giảm

TGVN. Số ca tử vong mới tại tỉnh Hồ Bắc, vùng tâm dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (COVID-19) ở ...

tac dong da dien cua virus corona chung moi den kinh te va dia chinh tri the gioi WHO đặt tên cho virus corona chủng mới, thông báo có một ‘cơ hội thực tế’ để ngăn dịch

TGVN. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 11/2 tuyên bố, "Covid-19" sẽ là tên mới của virus corona chủng mới gây viêm đường ...

Minh Anh (theo Japan Times)

Bài viết cùng chủ đề

Dịch virus corona

Đọc thêm

Giá xăng dầu hôm nay 5/5: Tuần 'trượt dốc không phanh'

Giá xăng dầu hôm nay 5/5: Tuần 'trượt dốc không phanh'

Giá xăng dầu hôm nay 5/5, tuần này gần như là tuần 'trượt dốc không phanh' của giá dầu.
Premier League: Erling Haaland phá kỷ lục của bộ ba huyền thoại Man Utd

Premier League: Erling Haaland phá kỷ lục của bộ ba huyền thoại Man Utd

Với 21 lần lập hat-trick, Erling Haaland đã vượt qua bộ ba huyền thoại của Man Utd là Ruud van Nistelrooy, Robin van Persie và Dimitar Berbatov.
Vấn đề xung đột ở Dải Gaza đứng đầu trong chương trình nghị sự của Hội nghị thượng đỉnh OIC tại thủ đô Gambia

Vấn đề xung đột ở Dải Gaza đứng đầu trong chương trình nghị sự của Hội nghị thượng đỉnh OIC tại thủ đô Gambia

Phiên họp thứ 15 của Hội nghị cấp cao Tổ chức Hội nghị Hồi giáo (OIC) đã khai mạc tại Gambia hôm 4/5.
Cận cảnh siêu xe Ferrari 12Cilindri vừa ra mắt, giá từ 10,78 tỷ đồng

Cận cảnh siêu xe Ferrari 12Cilindri vừa ra mắt, giá từ 10,78 tỷ đồng

Siêu xe Ferrari 12Cilindri vừa ra mắt để thay thế cho chiếc 812 Superfast, với mức giá bán 10,78 tỷ đồng và vẫn sử dụng động cơ V12 hút khí ...
Giá cà phê hôm nay 5/5/2024: Giá cà phê rơi tự do, hàng mới đổ về, thị trường 'bớt nóng' từ đây?

Giá cà phê hôm nay 5/5/2024: Giá cà phê rơi tự do, hàng mới đổ về, thị trường 'bớt nóng' từ đây?

Giá cà phê hôm nay 5/5/2024: Giá cà phê rơi tự do, hàng mới đổ về, thị trường 'bớt nóng' từ đây?
BMW thay đổi cách đặt tên để phân biệt giữa xe xăng và xe điện

BMW thay đổi cách đặt tên để phân biệt giữa xe xăng và xe điện

Hãng xe sang của Đức BMW sẽ từng bước ngừng sử dụng chữ 'i' trong tên gọi của những mẫu xe xăng.
Vấn đề xung đột ở Dải Gaza đứng đầu trong chương trình nghị sự của Hội nghị thượng đỉnh OIC tại thủ đô Gambia

Vấn đề xung đột ở Dải Gaza đứng đầu trong chương trình nghị sự của Hội nghị thượng đỉnh OIC tại thủ đô Gambia

Phiên họp thứ 15 của Hội nghị cấp cao Tổ chức Hội nghị Hồi giáo (OIC) đã khai mạc tại Gambia hôm 4/5.
Dù đã có thoả thuận F-16, Thổ Nhĩ Kỳ vẫn bị thu hút bởi tiêm kích Eurofighter, thiếu đồng minh để thay đổi lập trường của một nước châu Âu

Dù đã có thoả thuận F-16, Thổ Nhĩ Kỳ vẫn bị thu hút bởi tiêm kích Eurofighter, thiếu đồng minh để thay đổi lập trường của một nước châu Âu

Thổ Nhĩ Kỳ vẫn chưa từ bỏ việc mua máy bay chiến đấu Eurofighter Typhoon của châu Âu, Bộ trưởng Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ Yasar Güler trả lời CNN.
Bất chấp xung đột, Ukraine vẫn 'hấp dẫn'; EU cảnh báo về sự vươn lên thành siêu cường; phê phán phản ứng trước Moscow

Bất chấp xung đột, Ukraine vẫn 'hấp dẫn'; EU cảnh báo về sự vươn lên thành siêu cường; phê phán phản ứng trước Moscow

Bộ trưởng Hợp tác và phát triển kinh tế Đức Svenja Schulze nhận định Ukraine vẫn là thị trường hấp dẫn đối với nhiều công ty.
Thúc đẩy lệnh ngừng bắn lâu dài ở Dải Gaza, quan hệ Ai Cập và Iran nồng ấm trở lại, Israel-Hamas tiếp vòng đàm phán mới

Thúc đẩy lệnh ngừng bắn lâu dài ở Dải Gaza, quan hệ Ai Cập và Iran nồng ấm trở lại, Israel-Hamas tiếp vòng đàm phán mới

Một quan chức cấp cao của lực lượng Hamas tối 4/5 khẳng định những cuộc đàm phán với Israel không đạt được bất kỳ tiến triển nào.
Điểm tin thế giới sáng 5/5: Đe dọa đánh bom ở Hàn Quốc, Colombia cắt quan hệ ngoại giao với Israel, nghị sĩ Mỹ bị truy tố

Điểm tin thế giới sáng 5/5: Đe dọa đánh bom ở Hàn Quốc, Colombia cắt quan hệ ngoại giao với Israel, nghị sĩ Mỹ bị truy tố

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 5/5.
Tình hình Haiti: Lực lượng an ninh đa quốc gia sẽ được triển khai trong tháng này

Tình hình Haiti: Lực lượng an ninh đa quốc gia sẽ được triển khai trong tháng này

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bahamian nói với truyền thông rằng đội quân Kenya đầu tiên cùng lực lượng an ninh đa quốc gia ​​​​đến Haiti vào ngày 26/5.
Thế chủ động của Tokyo

Thế chủ động của Tokyo

Công du 6 ngày tới Pháp, Brazil và Paraguay, Thủ tướng Kishida Fumio cho thấy sự chủ động và nỗ lực của Tokyo trong giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu.
Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Các nhà quan sát nhận định, những thách thức đáng kể vẫn tồn tại trong quan hệ Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có vấn đề an ninh.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Theo tác giả bài viết trên trang Corriere della Sera (Italy), thế giới tăng chi tiêu quân sự làm thị trường vũ khí toàn cầu đẩy lên mức kỷ lục vào năm 2023.
Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon ra đời vào năm 1997 đã mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi.
Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Vũ khí tiên tiến cùng với sự rõ ràng về yêu cầu để đạt được tư cách thành viên là những gì Kiev muốn có câu trả lời từ NATO.
OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD được thành lập vào năm 1961, với sứ mệnh chính là tập hợp các nước có cam kết chặt chẽ với dân chủ và nền kinh tế thị trường.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
Phiên bản di động