Tái cấu trúc nền chính trị - lựa chọn duy nhất của châu Âu

Đó là quan điểm của ông Kemal Dervis*, Phó Chủ tịch Viện Brookings (Mỹ), trong một bài viết trên Project Syndicate ngày 20/10 vừa qua. TG&VN xin giới thiệu cùng bạn đọc.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
tai cau truc nen chinh tri lua chon duy nhat cua chau au Bế mạc Hội nghị thượng đỉnh EU
tai cau truc nen chinh tri lua chon duy nhat cua chau au Lại chuyện tị nạn và khủng bố ở Đức

“Hai châu Âu trong một”

Năm 2017 có hai sự kiện được dự báo tác động mạnh đến tình hình châu Âu, đó là các cuộc bầu cử ở Pháp và Đức. Bên cạnh đó, việc Vương quốc Anh quyết định “chia tay” với Liên minh châu Âu (EU) chắc chắn cũng sẽ có nhiều ảnh hưởng tới tương lai của châu lục. Một kịch bản Brexit “cứng” đang khiến dư luận lo ngại, sau khi Thủ tướng Anh Theresa May công bố kế hoạch hạn chế người nhập cư, bất chấp điều này đồng nghĩa với việc London sẽ không thể tiếp cận thị trường chung châu Âu.

Trong một bài viết mới đây trên The Financial Times (Anh), Thủ tướng Pháp Manuel Valls cho rằng vấn đề mà các nhà lãnh đạo châu Âu đang phân vân là liệu nên “từ bỏ và để dự án châu Âu cáo chung” hay “cải tổ EU”. Theo ông Valls, việc cải cách liên minh không phải là chuyện dễ dàng, bởi nó không chỉ đòi hỏi một tầm nhìn thể chế mới cho châu Âu mà cần tái cấu trúc chính trị của châu lục chứ không riêng ở Pháp và Đức.

tai cau truc nen chinh tri lua chon duy nhat cua chau au
Thủ tướng Pháp Manuel Valls cho rằng việc cải cách EU không phải là chuyện dễ dàng. (Nguồn: Le Figaro)

Một tầm nhìn thể chế mới, như đã được nói đến thậm chí trước khi Anh trưng cầu dân ý về Brexit, là việc xây dựng “hai châu Âu trong một”. Theo đó, các quốc gia thuộc Khu vực sử dụng đồng Euro (Eurozone) có thể thành lập một “châu Âu A” kết nối sâu sắc hơn, trong khi các quốc gia khác lại hình thành nên “châu Âu B” dựa trên những mối quan hệ lỏng lẻo và ít ràng buộc hơn. Hai “châu Âu” này cần được gắn kết một cách chặt chẽ, và trở thành các yếu tố cấu thành “quan hệ đối tác châu lục” thời kỳ hậu Brexit, thậm chí có thể cùng nhau thay thế EU.

Quyết tâm chung

Sáng kiến "hai châu Âu trong một" là một góc nhìn khá mới mẻ hiện nay, và chỉ có thể được hiện thực hóa nếu các nước quyết tâm cùng nhau thực hiện, chứ không chỉ riêng hai "đầu tàu" Đức và Pháp. Giới lãnh đạo chính trị ở mỗi quốc gia cần hiểu rõ về những biện pháp “cứu” châu Âu, đặc biệt là việc theo đuổi chính sách kinh tế cân bằng giữa thị trường cạnh tranh và sự gắn kết xã hội, cũng như ưu tiên cho đa dạng địa phương.

Ở cả Đức và Pháp, sự năng động chính trị phụ thuộc nhiều vào liên minh giữa phe trung hữu (chống EU) và phe trung tả (ủng hộ EU), qua đó góp phần hạn chế những ảnh hưởng không mong muốn của các nhân tố cực đoan cũng như đảm bảo những xu hướng chính trị chống EU không ngăn cản tiến trình phát triển của liên minh. Chẳng hạn như trước đây, Tổng thống Pháp theo đường lối trung hữu Alain Juppe đã gác bỏ những mâu thuẫn trong quá khứ và tiến hành liên minh với Thủ tướng Emmanuel Macron.

Ở Đức, đảng trung hữu “Liên minh Dân chủ Cơ đốc giáo” (CDU) cầm quyền dường như không thể toàn tâm toàn ý ủng hộ EU. Đường lối của đảng này bị hạn chế phần nào bởi những thành viên có quan điểm bảo thủ, không phù hợp với chủ trương phát triển dài hạn của châu Âu. Trong khi đó, CDU cũng đang gặp nhiều bất lợi trước đối thủ là đảng “Sự lựa chọn khác cho nước Đức” (AfD), vốn ngày càng nhận được sự ủng hộ của người dân.

tai cau truc nen chinh tri lua chon duy nhat cua chau au
Những người thuộc đảng CDU cầm biểu ngữ ủng hộ Thủ tướng Angela Merkel. (Nguồn: Financial Times)

Trong bối cảnh đó, cho dù đảng CDU của Thủ tướng Angela Merkel tiếp tục giành chiến thắng trong kỳ bầu cử năm sau, Đức vẫn phải nhờ đến sự hỗ trợ của các nước có trách nhiệm trong nhóm “châu Âu A”, đồng thời đạt được những thỏa thuận linh hoạt với các nước trong “châu Âu B”, để qua đó xây dựng nên một châu Âu mới. Bên cạnh đó, những người ủng hộ EU trong CDU sẽ phải liên kết với các phe phái cánh tả ở Đức như đảng Dân chủ Xã hội và đảng Xanh. Những liên minh không chính thức như vậy sẽ tạo điều kiện cho những kế hoạch của bà Merkel nhận được sự ủng hộ tại Quốc hội, bất chấp sự phản đối từ các đảng cánh hữu.

Tầm nhìn thể chế mới

Nhu cầu tập hợp các lực lượng chính trị không chỉ là hiện tượng đơn lẻ ở Đức và Pháp. Những người mang tư tưởng cải cách và ủng hộ toàn cầu hóa ở các nước châu Âu khác cũng nên liên kết lại để hạn chế tác động của những phong trào dân túy, vốn mang màu sắc dân tộc chủ nghĩa và hướng đến xây dựng một nền chính trị bản sắc (identity politics).

Thế giới đã có nhiều thay đổi mạnh mẽ trong những thập kỷ vừa qua, và châu Âu không phải là ngoại lệ. Những liên minh cũ không còn đủ sức ứng phó với thách thức hiện nay. Trong bối cảnh đó, việc cải cách chính trị là điều nên làm. Tuy nhiên, cải cách có thể kéo theo hàng loạt hệ quả khôn lường.

tai cau truc nen chinh tri lua chon duy nhat cua chau au
Trụ sở của EU tại Brussels, Bỉ. (Nguồn: Techworld)

Nhằm đảm bảo một tương lai sáng lạn và thịnh vượng cho châu Âu, các đảng phái chính trị cầm quyền cần nhận thức được những lợi ích kinh tế - chính trị của các xã hội mở (open society) cũng như việc triển khai những chính sách công ở cấp độ quốc gia và toàn cầu nhằm thúc đẩy liên kết.

Tuy nhiên, cho dù các lực lượng tiến bộ có thể liên kết với nhau thì điều đó vẫn chưa đủ. Những cấu trúc chính trị truyền thống luôn trong tình trạng bị đe dọa phá vỡ bởi những người theo chủ nghĩa dân túy. Vì vậy, các nhóm chính trị cấp tiến ở châu Âu cần có một tầm nhìn mới mang tính thể chế cho châu lục.

Tái cấu trúc nền chính trị châu Âu thực sự là một công việc khó khăn và không thể thành công trong một sớm một chiều. Thế nhưng đó có lẽ lựa chọn duy nhất của châu lục trong tình hình hiện nay. Nếu không cải cách chính trị, Liên minh châu Âu có thể sớm sụp đổ, kéo theo những hệ lụy về kinh tế và chính trị khủng khiếp.

* Bài viết phản ánh quan điểm riêng của tác giả.

tai cau truc nen chinh tri lua chon duy nhat cua chau au Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu với nhiều thách thức

Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU) nhóm họp trong hai ngày 20-21/10 tại thủ đô Brussels - Vương quốc Bỉ, tập trung ...

tai cau truc nen chinh tri lua chon duy nhat cua chau au Châu Âu thời “hậu Merkel”

Châu Âu sẽ đi về đâu trong trường hợp “bà đầm thép” Angela Merkel không còn lãnh đạo nước Đức? Đó là vấn đề được ...

tai cau truc nen chinh tri lua chon duy nhat cua chau au Anh hứng chịu nhiều chỉ trích về những điều khoản rời EU

Chính phủ Anh đang đối mặt với những chỉ trích từ phía doanh nghiệp về những điều khoản trong tiến trình rời Liên minh châu ...

Quang Chinh (theo Project Syndicate)

Đọc thêm

Cập nhật bảng giá xe hãng Mini mới nhất tháng 4/2024

Cập nhật bảng giá xe hãng Mini mới nhất tháng 4/2024

Bảng giá xe hãng Mini của các dòng như Countryman, JCW, 3 Door, 5 Door sẽ được cập nhật chi tiết bên trong bài viết dưới đây.
Hướng dẫn cách bật quản lý thông báo theo danh mục trên Samsung

Hướng dẫn cách bật quản lý thông báo theo danh mục trên Samsung

Tính năng quản lý thông báo theo danh mục trên Samsung được nhiều người dùng yêu thích nhất bởi sự thuận tiện cá nhân hóa của nó. Với tính năng ...
VCK Futsal châu Á 2024: Xem trực tiếp trận Futsal Việt Nam và Futsal Trung Quốc trên kênh nào

VCK Futsal châu Á 2024: Xem trực tiếp trận Futsal Việt Nam và Futsal Trung Quốc trên kênh nào

Đội tuyển Futsal Việt Nam sẽ tiếp tục hành trình tại VCK Futsal châu Á 2024 bằng màn thi đấu với Futsal Trung Quốc ở lượt trận thứ 2 bảng ...
3 cách khắc phục lỗi Snipping Tool không hoạt động đơn giản, hiệu quả

3 cách khắc phục lỗi Snipping Tool không hoạt động đơn giản, hiệu quả

Snipping Tool là một tiện ích được tích hợp trong hệ điều hành Windows. Công cụ này cho phép người dùng chụp, chỉnh sửa và lưu ảnh chụp màn hình ...
Hình ảnh đáng yêu của con trai và vợ thủ môn Bùi Tiến Dũng trên sân tập CLB Hoàng Anh Gia Lai

Hình ảnh đáng yêu của con trai và vợ thủ môn Bùi Tiến Dũng trên sân tập CLB Hoàng Anh Gia Lai

Vợ thủ môn Bùi Tiến Dũng là siêu mẫu Dianka Zakhidova và con trai là tâm điểm chú ý khi xuất hiện trên sân tập của CLB Hoàng Anh Gia ...
Iran kích hoạt hệ thống phòng không sau tiếng nổ lớn, đình chỉ các chuyến bay qua nhiều khu vực

Iran kích hoạt hệ thống phòng không sau tiếng nổ lớn, đình chỉ các chuyến bay qua nhiều khu vực

Hai quan chức Mỹ xác nhận với CBS News rằng, một tên lửa của Israel đã bắn trúng Iran trong cuộc tấn công ngày 19/4 (giờ Hà Nội).
Truyền thông Mỹ: Israel tấn công tên lửa vào Iran

Truyền thông Mỹ: Israel tấn công tên lửa vào Iran

Tối 18/4 theo giờ địa phương (tức sáng 19/4 theo giờ Hà Nội), tên lửa của Israel đã tấn công một địa điểm tại Iran.
Hamas sẵn sàng từ bỏ một thứ quan trọng và chấp nhận Nhà nước Palestine độc lập theo điều kiện này

Hamas sẵn sàng từ bỏ một thứ quan trọng và chấp nhận Nhà nước Palestine độc lập theo điều kiện này

Hamas sẵn sàng giải tán cánh vũ trang, tiếp tục là đảng chính trị sau khi công nhận Nhà nước Palestine độc lập dựa trên đường biên giới năm 1967.
Một quốc gia lo thế giới phân tâm với Ukraine; CIA cảnh báo Kiev sẽ thua; G7-NATO gấp rút hành động

Một quốc gia lo thế giới phân tâm với Ukraine; CIA cảnh báo Kiev sẽ thua; G7-NATO gấp rút hành động

Lithuania lo ngại rằng, căng thẳng Trung Đông sẽ khiến quốc tế bị phân tán sự chú ý vào Ukraine, trong khi Kiev đang lâm vào cảnh thiếu vũ khí.
Iran tố G7 'mâu thuẫn', cảnh báo Israel sẽ 'hối tiếc' nếu phiêu lưu quân sự

Iran tố G7 'mâu thuẫn', cảnh báo Israel sẽ 'hối tiếc' nếu phiêu lưu quân sự

Iran khẳng định sẽ không ngần ngại đưa ra phản ứng 'quyết đoán, gây hối tiếc và răn đe' để bảo vệ an ninh và lợi ích quốc gia nếu Israel trả đũa.
Mỹ lại chặn HĐBA thông qua việc Palestine làm thành viên LHQ

Mỹ lại chặn HĐBA thông qua việc Palestine làm thành viên LHQ

Mỹ phủ quyết bản dự thảo nghị quyết của Liên hợp quốc với nội dung mở đường cho Palestine trở thành thành viên đầy đủ của cơ quan này.
Điểm tin thế giới sáng 19/4: Hàn Quốc đóng tàu chiến cho Peru, Philippines phát triển đặc khu kinh tế, Mỹ-Anh trừng phạt Iran

Điểm tin thế giới sáng 19/4: Hàn Quốc đóng tàu chiến cho Peru, Philippines phát triển đặc khu kinh tế, Mỹ-Anh trừng phạt Iran

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 19/4.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Phong tục thú vị trong ngày lễ Phục sinh trên thế giới

Phong tục thú vị trong ngày lễ Phục sinh trên thế giới

Là ngày lễ quan trọng nhất của Kitô giáo, lễ Phục sinh được tổ chức ở nhiều nước châu Âu với những phong tục độc đáo, thú vị.
Vì tương lai dòng Mekong-Lan Thương

Vì tương lai dòng Mekong-Lan Thương

Cơ chế hợp tác Mekong-Lan Thương (MLC) ra đời tháng 3/2016, quy tụ sáu quốc gia ven sông là Trung Quốc, Việt Nam, Campuchia, Lào, Myanmar và Thái Lan.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động