1. Vợ chồng có những loại tài sản chung nào?
Theo Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 Luật Hôn nhân và gia đình 2014;
Điều 40. Hậu quả của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân 1. Trong trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng thì phần tài sản được chia, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của mỗi bên sau khi chia tài sản chung là tài sản riêng của vợ, chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác. Phần tài sản còn lại không chia vẫn là tài sản chung của vợ chồng. |
Hoặc tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
Ngoài ra, quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.
Nếu trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.
2. Tài sản chung của vợ chồng có được sử dụng để kinh doanh không?
Trong trường hợp vợ chồng đưa tài sản chung vào kinh doanh thì áp dụng quy định tại Điều 36 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
Cụ thể, nếu vợ chồng có thỏa thuận về việc một bên đưa tài sản chung vào kinh doanh thì người này có quyền tự mình thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản chung đó và thỏa thuận đó phải lập thành văn bản.
Như vậy, pháp luật về hôn nhân và gia đình cho phép tài sản chung của vợ chồng có thể được sử dụng để kinh doanh.
(Khoản 2 Điều 25 và Điều 36 Luật Hôn nhân và gia đình 2014)
3. Khi ly hôn, tài sản chung của vợ chồng sử dụng để kinh doanh được chia thế nào?
Theo Điều 64 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, vợ, chồng đang thực hiện hoạt động kinh doanh liên quan đến tài sản chung có quyền được nhận tài sản đó và phải thanh toán cho bên kia phần giá trị tài sản mà họ được hưởng, trừ trường hợp pháp luật về kinh doanh có quy định khác.
4. Nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng
Vợ chồng có các nghĩa vụ chung về tài sản sau đây:
- Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà theo quy định của pháp luật vợ chồng cùng phải chịu trách nhiệm;
- Nghĩa vụ do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình;
- Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung;
- Nghĩa vụ phát sinh từ việc sử dụng tài sản riêng để duy trì, phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình;
- Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con gây ra mà theo quy định của Bộ luật dân sự thì cha mẹ phải bồi thường;
- Nghĩa vụ khác theo quy định của các luật có liên quan.
(Điều 37 Luật Hôn nhân và gia đình 2014)
5. Trách nhiệm của Nhà nước và xã hội đối với hôn nhân và gia đình
Đối với hôn nhân và gia đình, Nhà nước và xã hội sẽ có các trách nhiệm sau đây:
- Nhà nước có chính sách, biện pháp bảo hộ hôn nhân và gia đình, tạo điều kiện để nam, nữ xác lập hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng; xây dựng gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc và thực hiện đầy đủ chức năng của mình; tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về hôn nhân và gia đình; vận động nhân dân xóa bỏ phong tục, tập quán lạc hậu về hôn nhân và gia đình, phát huy truyền thống, phong tục, tập quán tốt đẹp thể hiện bản sắc của mỗi dân tộc.
- Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về hôn nhân và gia đình. Các bộ, cơ quan ngang bộ thực hiện quản lý nhà nước về hôn nhân và gia đình theo sự phân công của Chính phủ. Ủy ban nhân dân các cấp và các cơ quan khác thực hiện quản lý nhà nước về hôn nhân và gia đình theo quy định của pháp luật.
- Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm giáo dục, vận động cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, các thành viên của mình và mọi công dân xây dựng gia đình văn hóa; kịp thời hòa giải mâu thuẫn trong gia đình, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các thành viên gia đình. Nhà trường phối hợp với gia đình trong việc giáo dục, tuyên truyền, phổ biến pháp luật về hôn nhân và gia đình cho thế hệ trẻ.
(Điều 4 Luật Hôn nhân và gia đình 2014)
| Đang bị nợ xấu có đi xuất khẩu lao động được không? Xin hỏi đang bị nợ xấu có đi xuất khẩu lao động được không? Hồ sơ của người lao động đi làm việc ở nước ... |
| Mức đóng BHYT hộ gia đình năm 2024 Mức đóng BHYT hộ gia đình năm 2024 là bao nhiêu? Những ai sẽ tham gia BHYT hộ gia đình? - Độc giả Thanh Nhi |
| Tòa án nhân dân tối cao công bố thêm 07 án lệ mới Ngày 1/10, Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành Quyết định 364/QĐ-CA về việc công bố án lệ. 07 án lệ đã được ... |
| Quy định mức hưởng lương hưu hàng tháng năm 2024 Xin hỏi mức hưởng lương hưu hàng tháng năm 2024 được tính như thế nào? và được quy định ra sao? - Độc giả Minh ... |
| Tiền lương thấp nhất của công chức, viên chức từ ngày 01/7/2024? Lộ trình tăng lương cơ bản đến 2025? Sau khi thực hiện cải cách tiền lương (dự kiến từ ngày 01/7/2024) thì tiền lương thấp nhất của công chức, viên chức là bao ... |