Năm ngoái, kênh truyền hình chính thức của Bộ Quốc phòng Nga Zvezda công bố những thước phim về buổi tập trận giữa Su-34 và máy bay tiếp dầu Il-76. Trong đó, Su-34 không chỉ thể hiện xuất sắc khả năng tiếp nhiên liệu trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt, mà còn có thể vượt qua những nhiễu loạn liên tục từ đối phương.
Bất chấp mọi điều khiện khắc nghiệt
Các phi công đã thực hiện thao tác bay cực khó trong điều kiện tầm nhìn hạn chế và nhiệt độ thấp. Ngoài thời tiết xấu, họ phải điều khiển Su-34 vượt qua tình huống giả định như sóng điện tử, vô tuyến gây nhiễu radar, hệ thống phòng không và các máy bay chiến đấu cơ động của kẻ địch tấn công cùng lúc.
Theo Bộ Quốc phòng Nga, tiêm kích Su-34 ra đời nhằm mục đích tấn công các mục tiêu mặt đất và sử dụng trong chiến thuật đối phó các phương tiện phòng không. Rõ ràng, Su-34 là sự hiện đại hóa sâu sắc từ Su-27, nhưng tải trọng và khả năng dự trữ nhiên liệu tăng lên so với phiên bản tiền nhiệm. Ngoài ra, sơ đồ buồng lái cũng được thiết kế hàng ghế phi công ngồi cạnh nhau chứ không còn ngồi dọc như trước. Điều này tạo điều kiện thuận lợi khi thao tác và giao tiếp giữa phi hành đoàn.
Tiềm năng của Su-34
Cường kích Su-34, (hay "Fullback" theo cách gọi của NATO), được giới thiệu vào năm 2014 và tiếp tục được phát triển trong các lực lượng vũ trang Nga. Gần đây, với nỗ lực thay thế dòng tiêm kích Su-24 và máy bay ném bom Tupolev Tu-22M3 Backfire, Nga chủ trương sử dụng Su-34 phục vụ cho lực lượng không quân trong nhiều thập kỉ sắp tới.
Không quân Liên Xô (cũ) đã phát triển Su-34 trên nền tảng máy bay chiến đấu Sukhoi Su-27 Flanker trong những giai đoạn trước khi sụp đổ. Mặc dù "sinh sau đẻ muộn" nhưng phiên bản Su-34 hiện tại hoạt động rất tốt trong các chiến dịch quân sự của Nga, thể hiện sức mạnh của một máy bay phản lực tiên tiến và tiềm năng hơn nhiều so với những gì các nhà thiết kế hình dung.
Trước đây, National Interest cho rằng, Su-34 được coi là nền tảng chiến đấu khá cũ. Tiêm kích này đã được phát triển từ những năm 80 của thế kỷ trước, thế nhưng sau đó, chương trình quân sự này bị đình trệ do thiếu kinh phí và sự sụp đổ của Liên Xô năm 1990. Mãi đến năm 2005, chương trình Su-34 mới chính thức được hồi sinh. Chính vì vậy, nhiều ý kiến cho rằng, các bộ phận chính của nó có thể sắp lỗi thời với công nghệ hàng không lúc bất giờ.
Tuy nhiên, thay vì dẹp bỏ hoàn toàn chương trình Su-34, Bộ Quốc phòng Nga đã cố gắng hiện đại hóa bằng cách cập nhật bộ điện tử hàng không như nhiều máy bay chủ lực của Nga, trang bị màn hình số hóa, cải tiến hệ thống định vị và nâng cao khả năng đối phó điện tử (ECM), cũng như nâng cấp khả năng tương thích với đầu đạn hạt nhân Kinzhal.
Đặc biệt, về trọng tâm phát triển tính năng ECM của Su-34, các kỹ sư Nga tuyên bố rằng một chiếc Su-34 chuyên dụng tích hợp công nghệ ECM có thể cung cấp vỏ bọc tàng hình hiệu quả giúp chúng “biến mất khỏi radar của đối phương”.
Kỹ sư Nga kỳ vọng sẽ bổ sung thêm máy tính, cảm biến và hệ thống tác chiến điện tử mới cho Su-34 để làm cho loại máy bay này trở nên đáng gờm hơn. Trong số những cải tiến đó là việc bổ sung hệ thống ngắm ngắm bắn bằng hồng ngoại vốn được coi là điểm yếu cần sớm khắc phục của Không quân Nga.
Phát triển bộ tác chiến điện tử hàng không tiên tiến
Cho đến nay, Không quân Nga đã đặt hàng 114 chiếc Su-34 và Điện Kremlin hứa hẹn về việc hiện đại hóa loại máy bay ném bom này trong các chiến lược quân sự sắp tới. Một trong những lý do khiến Moscow có thể giữ lại trọng dụng Su-34 nằm ở thiết kế điện tử hàng không mở tiên tiến của máy bay phản lực, tạo nên sự khác biệt chính giữa Su-34 tiền thân Su-27 của nó.
Tiềm năng tấn công của Su-34 sẽ phát triển tương xứng với sự tiến bộ trong công nghệ của Nga. Với chương trình hiện đại hóa tập trung vào thông tin liên lạc và ECM, Bộ Quốc phòng Nga đặt mục tiêu duy trì Su-34 là trụ cột của lực lượng máy bay ném bom chiến thuật trong nhiều thập kỷ tới. Thay vì tốn chi phí cho công tác nghiên cứu và phát triển cho một nền tảng mới, Nga ưa chuộng theo đuổi việc hiện đại hóa sâu sắc các nền tảng hiện có nhằm tiết kiệm chi phí.
Những cải tiến khác bao gồm việc bổ sung radar phía trước và phía sau Spear-DL mới có thể cảnh báo các mối nquy hiểm đang đến gần, đặc biệt là tên lửa đất đối không. Bên cạnh đó, Su-34 sẽ kết hợp với một hệ thống để tự động triển khai các biện pháp đối phó và chống lại các sóng gây nhiễu loạn.
Theo các nhà sản xuất, với bộ tác chiến điện tử mới, Su-34 có thể khắc chế các hệ thống phòng không, radar chiến đấu và thậm chí cả radar hàng không của đối phương như AWACS. Hơn nữa, Nga khẳng định rằng một chiếc Su-34 được cấu hình tác chiến điện tử không chỉ làm nhiệm vụ bảo hộ cho một nhóm máy bay chiến đấu còn lại, mà còn giúp những máy bay phản lực đó sẽ “hô biến khỏi radar của đối phương”. Ngoài ra, nhà sản xuất tự hào với thiết kế khe tải vũ khí cải tiến có thể chứa nhiều loại tên lửa chống hạm, đối không và đối đất.
Trong quá trình sản xuất và triển, chiếc Fullback Su-34 cũng gặp không ít sóng gió. Năm 2019, hai chiếc Su-34 đã đâm sầm vào nhau trên eo biển Tatar, hậu quả ít nhất hai trong số bốn thành viên phi hành đoàn được xác nhận đã thiệt mạng. Đây trở thành vết nhơ tồi tệ nhất của hàng không quân sự của Nga trong thập kỷ qua. Tiếp đó, Bộ Quốc phòng Nga đã cố gắng giải thích bằng một thông cáo báo chí về nguyên nhân nằm ở phi công. Tuy nhiên, nhiều đồn đoán sau đó cho rằng Bộ này đã quyết định hủy bỏ tất cả các chuyến bay của Su-34 ngay sau vụ tai nạn cho thấy nhiều nghi ngờ không loại trừ khả năng lỗi kỹ thuật.
|
Tiêm kích Nga chặn 4 máy bay quân sự của Anh trên Biển Đen
TGVN. Trung tâm Kiểm soát quốc phòng (NDCC) thuộc Bộ Quốc phòng Nga ngày 6/10 thông báo, máy bay tiêm kích Su-27 của Nga đã ... |
|
Nga đang 'chạy nước rút' để xuất khẩu tiêm kích Su-57
TGVN. Truyền thông nhà nước Nga đưa tin, Moscow đang triển khai kế hoạch quảng bá và xúc tiến xuất khẩu máy bay phản lực ... |
|
Infographic: Những vũ khí khủng trên tiêm kích đánh chặn lớn nhất thế giới MiG-31 của Nga
TGVN. Máy bay tiêm kích đánh chặn MiG-31 được chính thức giới thiệu vào thập niên 1980, cho đến nay vẫn là nền tảng cho ... |