TIN LIÊN QUAN | |
9 tháng, doanh thu Viettel Global tăng 19% so với cùng kỳ | |
Thương hiệu Viettel có giá trị hơn 2,5 tỷ USD |
Theo công bố của nhà tư vấn định giá thương hiệu và chiến lược kinh doanh độc lập hàng đầu thế giới - Brand Finance, năm 2017, thương hiệu của Tập đoàn Viễn thông quân đội (Viettel) đã có những bước tiến vượt bậc, chiếm lĩnh nhiều vị trí mới. Viettel là thương hiệu lớn nhất Việt Nam, xếp hạng 49 trong Top 500 thương hiệu Viễn thông thế giới và đứng thứ hai Đông Nam Á.
Thương hiệu Viettel được định giá 2,569 tỷ USD. (Nguồn: Vnreview) |
Dấu ấn 2017
Theo báo cáo công bố mới nhất, lũy kế 11 tháng của năm 2017, Viettel đạt lợi nhuận 37.880 tỷ đồng và dự kiến sẽ tăng trưởng vượt kế hoạch doanh thu và lợi nhuận của năm. Trong việc triển khai công nghệ viễn thông, tháng 4/2017, Viettel đã trở thành mạng viễn thông đầu tiên khai trương dịch vụ 4G tại Việt Nam, với công nghệ 4 thu 4 phát (trên thế giới chỉ có dưới 60 nhà mạng có công nghệ này). Hạ tầng 4G của Viettel là lớn nhất, với 36.000 trạm BTS phủ sóng toàn quốc và chiếm tới 72% tổng số trạm 4G của Việt Nam.
Ở lĩnh vực nghiên cứu sản xuất, Viettel đã sản xuất thành công hệ thống tính cước theo thời gian thực VOCS 3.0 với dung lượng tối đa 24 triệu số/site - lớn nhất thế giới. Viettel trở thành công ty hiếm hoi là một nhà mạng nhưng tự sản xuất được hệ thống tính cước thời gian thực, vốn được ví như Core Banking trong hệ thống ngân hàng nhưng có độ phức tạp và quy mô lớn hơn hiều lần. VOCS 3.0 đã được chuyển đổi thành công cho hệ thống mạng với hơn 90 triệu thuê bao tại Việt Nam và ở 5 thị trường quốc tế khác.
Đi kèm với hệ thống VOCS 3.0, Viettel đã thử nghiệm và sản xuất thành công trạm BTS 4G và đã lắp đặt, đầu tư tại một thị trường quốc tế, sản xuất thành công smartphone bảo mật 4G… Tính đến tháng 8/2017, mạng lưới 4G Viettel đã đạt được nhiều dấu mốc quan trọng như hoàn thành lắp đặt 33.614 trạm 4G (vượt 100% kế hoạch năm 2017), chuyển đổi thành công 26 triệu sim 4G với 5 triệu người dùng 4G hàng ngày... Năm 2017, Viettel còn ghi dấu ấn mới khi vươn lên đứng đầu danh sách 500 doanh nghiệp có lợi nhuận tốt nhất năm (Profit 500) và xếp vị trí số 1 trong danh sách 1.000 công ty nộp thuế lớn nhất Việt Nam của Tổng cục Thuế, đứng trên Vinamilk, VNPT và Vinhomes.
Mạng viễn thông xanh
Từ những ngày đầu bước chân vào thị trường viễn thông, Viettel đã viết vào triết lý kinh doanh của mình rằng: “Nền tảng cho một doanh nghiệp phát triển là một xã hội ổn định. Vì vậy, doanh nghiệp phải có trách nhiệm trích một phần lợi nhuận của mình để đóng góp lại cho xã hội”. Và trong suốt hơn một thập kỷ qua, Viettel đã nỗ lực, bằng nhiều cách khác nhau, đóng góp quay trở lại cho xã hội, như một lời cảm ơn.
Viettel đặt mục tiêu đến năm 2020 sẽ trở thành nhà mạng có Mạng viễn thông xanh. Theo đó Mạng lưới của Viettel sẽ sử dụng thiết bị công nghệ mới có hiệu suất năng lượng cao, sử dụng năng lượng thân thiện với môi trường, hạ tầng nhà trạm/cáp quang đảm bảo mỹ quan đô thị. Đây là nỗ lực của Viettel trong việc hạn chế tiêu thụ năng lượng, nâng cao trách nhiệm xã hội, đóng góp vào nỗ lực chung của toàn thế giới trong việc giảm khí gây hiệu ứng nhà kính, chống biến đổi khí hậu.
Lãnh đạo của Tập đoàn xác định, để hiện thực hóa một “mạng lưới xanh”, Viettel có thể phải đầu tư hàng triệu USD và từng con người sẽ phải lao động vất vả hơn, sáng tạo nhiều hơn. “Xanh” chính là tấm lòng của mỗi người Viettel với tổ chức của mình, với người dân và đất nước của mình. Mục tiêu xây dựng Mạng viễn thông xanh khẳng định mong muốn của Viettel hướng đến sự phát triển bền vững, đặt lợi ích quốc gia lên trên hết.
Trong năm 2016, Viettel đã kế hoạch ngầm hoá 3.000 km cáp quang, giảm 5% năng lượng từ điện, xăng, dầu trên toàn mạng lưới, sử dụng anten đa băng, giảm số lượng anten trên cột....
Về giải pháp để hiện đại hóa mạng lưới, Viettel sẽ từng bước Ip hóa, tiến tới AII-IP vào năm 2018; sử dụng thiết bị dung lượng cao trong truyền dẫn như DWDM/Router 100-200 Gbps cho hết lớp liên tỉnh và bắt đầu thử nghiệm loại 1 Tbps từ năm 2017; áp dụng công nghệ SDN/NFV ảo hóa hạ tầng mạng phục vụ phát triển các ứng dụng điện toán đám mây từ năm 2016 vào các lớp mạng; đưa vào triển khai thiết bị nguồn có hiệu suất chuyển đổi cao để giảm tiêu thụ năng lượng, giảm rác thải công nghiệp như tủ nguồn DC hiệu suất trên 96%, accu Lithium có dung lượng và tuổi thọ cao, hệ thống làm mát Chiller; sử dụng máy phát điện có độ ồn thấp và ít tiêu thụ nhiên liệu, giảm khí thải ra môi trường; hạn chế sử dụng anten cồng kềnh, tăng cường các anten trang trí ở đô thị, hạn chế treo cáp và đẩy mạnh ngầm hóa; thay thế các anten đơn băng bằng anten đa băng có chỉnh tilt tự động, sẵn sàng cho mạng 4G; duy trì củng cố, bảo dưỡng nhà trạm, tạo không gian và cảnh quan xung quanh nhà trạm, tổng trạm gọn gàng, xanh, sạch, đẹp,…
Với người Viettel đó không chỉ đơn thuần là câu chuyện về giải pháp công nghệ, thiết bị kỹ thuật, “Mạng viễn thông xanh” trước tiên và quan trọng hơn chính là hình ảnh một Viettel gần gũi, biết chia sẻ và vì con người, vì xã hội, thay vì chỉ nghĩ đến vấn đề hiệu quả, lợi nhuận.
Phát triển Viettel Global bằng hình ảnh xã hội Chín tháng đầu năm 2017, doanh thu của Tổng công ty Cổ phần Đầu tư quốc tế Viettel (Viettel Global) tăng gần 20%, đạt gần ... |
Viettel đứng đầu doanh có lợi nhuận tốt nhất Việt Nam năm 2017 Theo kết quả đánh giá của Công ty cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) phối hợp với báo điện tử Vietnamnet ... |
Viettel hợp tác với TP. Hồ Chí Minh xây dựng thành phố thông minh UBND TP. Hồ Chí Minh và Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) vừa chính thức ký kết thỏa thuận hợp tác "Xây dựng Thành ... |