Tam giác chiến lược tại châu Á – những cuộc ‘hôn nhân’ gập ghềnh

TGVN. Cách tốt nhất để hiểu được “động lực” thúc đẩy Trung Quốc và các nước láng giềng là đặt họ vào một tam giác quan hệ với Mỹ là nhân tố thứ ba.    
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
tam giac chien luoc tai chau a nhung cuoc hon nhan gap ghenh Ngoại trưởng Lavrov: Đối thoại chiến lược Mỹ - Nga, Washington đã tiếp cận xây dựng hơn
tam giac chien luoc tai chau a nhung cuoc hon nhan gap ghenh Mỹ lên án hành vi 'hăm dọa' của Trung Quốc tại Biển Đông, khẳng định 'toàn tâm' với châu Á
tam giac chien luoc tai chau a nhung cuoc hon nhan gap ghenh
Cuốn sách gồm những bình luận và nhận định về cách các nước châu Á đối phó với một Trung Quốc đang trỗi dậy và ngày càng quyết đoán. (Nguồn: ASPI)

Cuốn sách mới về vấn đề chiến lược trong các mối quan hệ cường quốc tại châu Á của Giáo sư Lowell Dittmer, chuyên nghiên cứu các vấn đề chính trị, hiện làm việc tại Đại học California, Berkely, được xuất bản vào thời điểm quan trọng, khi các nhân tố khu vực đang đối mặt với thách thức cấp bách đòi hỏi họ phải có phản ứng cụ thể trước ảnh hưởng và quyền lực ngày càng lớn của Trung Quốc.

Vai trò của nhân tố thứ 3

Theo ông Dittmer, Trung Quốc đang tìm cách khôi phục “giấc mộng Trung Hoa” với quyền bá chủ tại nơi mà họ xem là “khu vực tự nhiên” thuộc về mình. Tuy nhiên, khu vực này đang kháng cự tham vọng của Trung Quốc, và “Trung Quốc nhận ra rằng con đường dẫn tới vai trò lãnh đạo châu Á đáng được trọng vọng của họ thực tế lại đầy rẫy những thất vọng”.

Theo tác giả Dittmer, cách tốt nhất để hiểu được “động lực” thúc đẩy Trung Quốc và các nước láng giềng là đặt họ vào một tam giác quan hệ với Mỹ là nhân tố thứ 3. Điều này tạo ra một tam giác chiến lược và mỗi bên tham gia đều tính đến nhân tố thứ 3 khi xử lý mối quan hệ với nhân tố thứ 2.

Mỗi nhân tố đều có vai trò quan trọng với cuộc chơi bởi mối quan hệ của họ sẽ ảnh hưởng tới cán cân chiến lược. Giáo sư Dittmer nhấn mạnh “nguyên tắc của cuộc chơi là tối đa hóa lợi ích quốc gia bằng cách có được càng nhiều tam giác tích cực và càng ít tam giác tiêu cực càng tốt”.

Sự có mặt của Mỹ trong tam giác chiến lược này khiến ưu thế quyền lực bất cân xứng của Trung Quốc đối với các nước láng giềng bị thu hẹp, và tất nhiên là khiến Bắc Kinh không hài lòng. Điều này lý giải vì sao Trung Quốc luôn tìm cách nhấn mạnh Mỹ là “một quốc gia bên ngoài khu vực”, và xem chính sách đối ngoại của nước này tại đây là một sự “can thiệp”, hay thậm chí là “xâm lược”. Trung Quốc thậm chí còn cảnh báo các nước láng giềng nhỏ hơn “không chọn bên” trong cuộc đối đầu giữa 2 cường quốc.

Sự dàn xếp không ngẫu nhiên

Trong cuốn sách của mình, Dittmer đã nghiên cứu 6 tam giác chiến lược có liên quan tới Trung Quốc, Mỹ, Nga, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, ASEAN, Ấn Độ và Australia (ngoài ra còn đề cập tới 2 tam giác nhỏ hơn có liên quan tới Pakistan).

Tam giác Nga-Trung-Mỹ, theo ông Dittmer, là cấu trúc tồi tệ nhất đối với Mỹ. Mối quan hệ Nga-Trung đang ngày càng phát triển mạnh mẽ, đẩy Mỹ vào tình thế đầy bất lợi. Tác giả miêu tả cách Tổng thống Barack Obama đã có một lựa chọn chiến lược khi hướng về phía Trung Quốc, thậm chí là chấp nhận “hạ bớt những bất đồng ngắn hạn về vấn đề Biển Đông”. Tuy nhiên, dưới thời Donald Trump, quan hệ Mỹ-Trung và Mỹ-Nga suy thoái, trong khi Bắc Kinh và Moscow không ngừng xích lại gần nhau.

Giáo sư Dittmer miêu tả tam giác Nhật-Trung-Mỹ như một cuộc hôn nhân dàn xếp “bao gồm Liên minh An ninh Nhật-Mỹ ở một bên, đối đầu với liên minh Trung-Nga ở phía còn lại”. Tuy nhiên, khi ảnh hưởng của Trung Quốc ngày càng lớn, tam giác này càng làm nổi bật hơn tầm quan trọng của Nhật Bản và liên minh Mỹ-Nhật.

tam giac chien luoc tai chau a nhung cuoc hon nhan gap ghenh
Khi ảnh hưởng của Trung Quốc ngày càng lớn, tam giác Nhật-Trung-Mỹ càng làm nổi bật hơn tầm quan trọng của Nhật Bản và liên minh Mỹ-Nhật. (Nguồn: China Us Focus)

Trong tam giác quan hệ riêng với Mỹ và Trung Quốc, cả Đài Loan và Hàn Quốc đều chứng kiến những chia cắt, phải theo đuổi các chính sách nhiều khi là rối loạn khi chịu ảnh hưởng của cả 2 cường quốc này. Trong giai đoạn 1995-2005, “Đài Loan bị đẩy vào tình thế tồi tệ nhất khi đối mặt với nguy cơ Mỹ-Trung xích lại gần nhau”.

Tuy nhiên, với căng thẳng hiện nay trong quan hệ Mỹ-Trung, Đài Loan ngày càng có vị trí quan trọng trong chính sách đối ngoại của Mỹ, và theo ông Dittmer, “rất có thể chúng ta đang đứng trước một kỷ nguyên mới đầy rủi ro trong quan hệ hai bờ Eo biển (Đài Loan)”.

Dù Trung Quốc liên tục khẳng định với các nước khu vực rằng họ không hề có dã tâm đánh bật Mỹ khỏi Tây Thái Bình Dương, song quốc gia này lại luôn xem mạng lưới liên minh của Mỹ và Đạo luật Quan hệ Đài Loan là những gì đi ngược một số lợi ích cốt lõi của mình.

Tam giác chiến lược liên quan đến Đài Loan và Hàn Quốc có những mục tiêu khác hẳn các tam giác khác. Dù những mối quan hệ này có thể được xem là sự đảm bảo cho những cường quốc nhỏ hơn song “chúng không thể hàn gắn những chia rẽ dân tộc” ảnh hưởng tới cả Đài Loan và Hàn Quốc.

Đối với Đông Nam Á, ông Dittmer xác định ASEAN như một khối chung đồng nhất trong tam giác chiến lược, với những thay đổi từ sau Chiến tranh Lạnh. Khi Chiến tranh Lạnh nổ ra, 5 thành viên ban đầu của ASEAN đã cùng với Mỹ nỗ lực chống lại chủ nghĩa cộng sản trong khu vực. Ngày nay, ASEAN với 10 nước thành viên, là một nhân tố trung lập hơn, biết tận dụng những lợi ích từ mối quan hệ cạnh tranh giữa 2 đỉnh còn lại của tam giác là Mỹ và Trung Quốc.

Đối với câu hỏi liệu sự chuyển dịch quyền lực tại châu Á có dẫn tới chiến tranh hay không, Giáo sức Dittmer phân tích, chuyển giao quyền lực chỉ có thể diễn ra một cách hòa bình nếu thỏa mãn 3 điều kiện sau: “Kẻ thách thức” không tấn công những lợi ích cốt lõi của “kẻ cầm quyền đương nhiệm”; Cường quốc số một phải nhìn nhận một cách thỏa đáng những đòi hỏi chính đáng của “kẻ thách thức”; và cả 2 đều phải có cùng quyết tâm ngăn các mâu thuẫn bùng lên thành cuộc chiến thật sự.

tam giac chien luoc tai chau a nhung cuoc hon nhan gap ghenh

Bức tranh toàn cảnh thế giới 2019: Tống cựu nghinh tân

TGVN. Khoảnh khắc một năm cũ vừa đi qua, năm mới đã đến thường là lúc cho những hồi tưởng và chiêm nghiệm. Nhìn lại toàn ...

tam giac chien luoc tai chau a nhung cuoc hon nhan gap ghenh

Bốn nhân tố chủ chốt quyết định cục diện thương chiến Mỹ - Trung

TGVN. Đối với căng thẳng thương mại Mỹ - Trung, có 4 nhân tố chủ yếu sẽ quyết định thắng, bại của các bên.

tam giac chien luoc tai chau a nhung cuoc hon nhan gap ghenh

Triển vọng tam giác quan hệ Mỹ-Nhật-Ấn

Chuyến thăm kéo dài 3 ngày hồi giữa tháng 12 của Thủ tướng Nhật Bản tới Ấn Độ mở ra triển vọng mới cho tam ...

Nguyễn Hoàng (theo The Strategist)

Xem nhiều

Đọc thêm

Việt Nam-Ấn Độ diễn tập khả năng phối hợp trong hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc

Việt Nam-Ấn Độ diễn tập khả năng phối hợp trong hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc

Diễn tập song phương giữa Việt Nam và Ấn Độ về gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc năm 2024 lần thứ 5 đã diễn ra thành công tại bang ...
Hôm nay 23/11, Quốc hội nghe và thảo luận 3 dự thảo luật sửa đổi, thông qua 1 Nghị quyết về bất động sản và Luật Di sản văn hóa

Hôm nay 23/11, Quốc hội nghe và thảo luận 3 dự thảo luật sửa đổi, thông qua 1 Nghị quyết về bất động sản và Luật Di sản văn hóa

Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về kết quả giám sát chuyên đề quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ ...
Trao Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho hai đồng Chủ tịch Ủy ban Kinh tế Nhật-Việt

Trao Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho hai đồng Chủ tịch Ủy ban Kinh tế Nhật-Việt

Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản đã tổ chức lễ trao Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho hai đồng Chủ tịch Ủy ban Kinh tế Nhật-Việt.
Vai trò của chủ nghĩa đa phương: Tự nhiên như ‘hơi thở’

Vai trò của chủ nghĩa đa phương: Tự nhiên như ‘hơi thở’

Một cách tự nhiên, đa phương như trở thành 'hơi thở', len lỏi trong mọi khía cạnh của đời sống quốc tế.
Giải quyết xung đột ở Ukraine, nước Nga không đặt hy vọng vào ông Trump hay bất kỳ ai khác, chỉ dựa vào ‘sức mạnh của chính mình’

Giải quyết xung đột ở Ukraine, nước Nga không đặt hy vọng vào ông Trump hay bất kỳ ai khác, chỉ dựa vào ‘sức mạnh của chính mình’

Nga cho hay, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump có thể đạt được giải pháp cho cuộc xung đột ở Ukraine, nhưng Nga chỉ trông cậy vào chính mình.
Luật Thủ đô (sửa đổi) nâng tầm giáo dục Hà Nội

Luật Thủ đô (sửa đổi) nâng tầm giáo dục Hà Nội

Baoquocte.vn. Theo nhiều chuyên gia, Luật Thủ đô (sửa đổi) góp phần đưa Hà Nội thành trung tâm lớn về giáo dục, đào tạo chất lượng cao.
Giải quyết xung đột ở Ukraine, nước Nga không đặt hy vọng vào ông Trump hay bất kỳ ai khác, chỉ dựa vào ‘sức mạnh của chính mình’

Giải quyết xung đột ở Ukraine, nước Nga không đặt hy vọng vào ông Trump hay bất kỳ ai khác, chỉ dựa vào ‘sức mạnh của chính mình’

Nga cho hay, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump có thể đạt được giải pháp cho cuộc xung đột ở Ukraine, nhưng Nga chỉ trông cậy vào chính mình.
Tòa án Hình sự quốc tế ban hành lệnh bắt giữ Thủ tướng Israel, Czech và Bulgaria đồng loạt phản ứng

Tòa án Hình sự quốc tế ban hành lệnh bắt giữ Thủ tướng Israel, Czech và Bulgaria đồng loạt phản ứng

Thủ tướng Czech Petr Fiala coi quyết định của Tòa án Hình sự quốc tế (ICC) là "điều đáng tiếc".
Thêm hai quốc gia có thể có thể trở thành thành viên đầy đủ của khu vực Schengen

Thêm hai quốc gia có thể có thể trở thành thành viên đầy đủ của khu vực Schengen

Ủy ban châu Âu khẳng định cả Romania và Bulgaria đều đáp ứng đầy đủ các tiêu chí để gia nhập khối Schengen.
Hỗ trợ Ukraine: Czech cấp nửa triệu quả đạn pháo, Thụy Điển tiếp tục bơm tiền, Berlin không cho phép Kiev dùng vũ khí Đức tấn công lãnh thổ Nga

Hỗ trợ Ukraine: Czech cấp nửa triệu quả đạn pháo, Thụy Điển tiếp tục bơm tiền, Berlin không cho phép Kiev dùng vũ khí Đức tấn công lãnh thổ Nga

Ngoại trưởng Czech Jan Lipavsky cam kết Prague sẽ tiếp tục hỗ trợ Ukraine.
Tin thế giới 22/11: Ukraine thông tin về siêu tên lửa Nga, Lào-Trung Quốc gia tăng hợp tác quốc phòng, châu Âu chia rẽ về lệnh bắt Thủ tướng Israel

Tin thế giới 22/11: Ukraine thông tin về siêu tên lửa Nga, Lào-Trung Quốc gia tăng hợp tác quốc phòng, châu Âu chia rẽ về lệnh bắt Thủ tướng Israel

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày.
Thủ tướng Hungary tuyên bố 'ngó lơ' lệnh bắt giữ quốc tế với Thủ tướng Israel

Thủ tướng Hungary tuyên bố 'ngó lơ' lệnh bắt giữ quốc tế với Thủ tướng Israel

Thủ tướng Hungary Viktor Orbán ngày 22/11 lên tiếng chỉ trích Tòa án hình sự quốc tế (ICC) về việc phát lệnh bắt giữ Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu.
Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga: ‘Đèn xanh’ nháy chậm?

Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga: ‘Đèn xanh’ nháy chậm?

Việc Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa của Mỹ tấn công quân sự trên đất Nga có thể chuyển xung đột sang giai đoạn quyết liệt hơn.
Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Trong bối cảnh địa chính trị phân hóa sâu sắc, xung đột leo thang và biến đổi khí hậu, Thượng đỉnh G20 rất được trông đợi.
Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Tân Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto có chuyến công du nước ngoài đầu tiên kéo dài nhiều ngày với quy mô lớn.
Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị đã thể hiện rõ ý chí và cam kết của nhiều quốc gia trong việc ủng hộ người Palestine và tìm kiếm các giải pháp lâu dài.
Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Những thay đổi dưới thời Trump 2.0 sẽ tác động nhiều mặt tới nước Mỹ và thế giới.
Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Malaysia phản ánh mong muốn tăng cường quan hệ song phương toàn diện, đặc biệt là kinh tế và thương mại.
Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Sự trở lại của Tổng thống đắc cử Donald Trump mang nhiều hàm ý cho nước Mỹ và thế giới. Châu Á – Thái Bình Dương trong đó có tiểu vùng Mekong cũng không nằm ...
‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

Quan hệ giữa Mỹ và Iran, từng là đồng minh thân cận thời đầu Chiến tranh Lạnh, đã biến thành đối đầu kéo dài hàng thập kỷ.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Theo Hiến pháp Mỹ, ứng cử viên Tổng thống phải nhiều hơn 35 tuổi, đã sinh sống tại Mỹ liên tục trên 14 năm, được sinh ra tại Mỹ và là công dân Mỹ.
Phiên bản di động