Nhỏ Bình thường Lớn

Tầm quan trọng của khoa học trong ngoại giao toàn cầu

Hội nghị thượng đỉnh Ngoại giao khoa học thế giới được ví như “Hội nghị Davos” của khoa học và công nghệ.

Hơn 1.300 nhà lãnh đạo toàn cầu từ gần 100 quốc gia, trong đó có các ngoại trưởng, bộ trưởngkhoa học công nghệ, người đoạt giải Nobel, đại diện Liên hợp quốc, đại sứ, giám đốc điều hành các ngành khoa học và công nghệ… đã tham dự Hội nghị thượng đỉnh Ngoại giao khoa học thế giới tại Barcelona, Tây Ban Nha.

Các đại biểu tham dự Hội nghị thượng đỉnh Ngoại giao khoa học thế giới tại Barcelona, Tây Ban Nha từ ngày 5-10/7. (Nguồn: Taarifa)
Các đại biểu tham dự Hội nghị thượng đỉnh Ngoại giao khoa học thế giới tại Barcelona, Tây Ban Nha từ ngày 5-10/7. (Nguồn: Taarifa)

Diễn ra từ ngày 5-10/7, Hội nghị do UNESCO và SciTech DiploHub đồng tổ chức, cùng với một số cơ quan của Liên hợp quốc, Liên minh châu Âu và được Hội đồng thành phố Barcelona và chính phủ Tây Ban Nha hỗ trợ. Các đại biểu đã tham gia hơn 15 phiên họp toàn thể cấp cao, 21 sự kiện bên lề và khoảng 30 chuyến thăm tới các tổ chức nghiên cứu và ngoại giao ở Barcelona.

Theo Modern Diplomacy, Hội nghị thượng đỉnh Ngoại giao khoa học thế giới là cơ hội khám phá tiềm năng của khoa học và công nghệ như là những công cụ hợp tác quốc tế và giải quyết những thách thức toàn cầu. Các đại biểu cũng đã thảo luận về tác động của công nghệ mới và nghiên cứu khoa học đối với biến đổi khí hậu, sức khỏe toàn cầu, chuyển đổi năng lượng và quản trị trí tuệ nhân tạo (AI).

Sự kiện có sự tham gia của 47 viện khoa học, hơn 50 trường đại học và 20 công ty hàng đầu về công nghệ và khoa học đời sống.

Công cụ hợp tác toàn cầu

Nói về tầm quan trọng của khoa học đối với hạnh phúc con người trên toàn thế giới, Tổng giám đốc UNESCO Audrey Azoulay nhấn mạnh, “Khoa học ngày nay có mặt ở khắp mọi nơi, từ những gì chúng ta ăn đến những chiếc điện thoại trong túi". Khẳng định khoa học là “động lực phát triển, cần thiết ở mọi nơi, mọi lúc và mọi người đều có quyền được hưởng lợi", bà Audrey Azoulay cho rằng, "đây là lý do tại sao chúng ta nói về ngoại giao khoa học: khoa học không có biên giới và là công cụ để hiểu biết và hợp tác toàn cầu”.

Trong khi đó, Đại sứ Pakistan tại Liên minh châu Âu (EU) Amna Baloch lưu ý rằng, ngoại giao khoa học đang “định hình lại vai trò hành động đối ngoại của các quốc gia, nhấn mạnh vai trò hợp tác với các tác nhân mới như trung tâm nghiên cứu, trường đại học hoặc khu vực tư nhân, trong các lĩnh vực như lưu chuyển nhân tài, tính bền vững hoặc cải thiện hệ thống y tế”.

Còn theo Công chúa Jordan Sumaya bint Hassan, Chủ tịch Hiệp hội khoa học Hoàng gia Jordan và Đại học Công nghệ Princess Sumaya (PSUT), Đặc phái viên về Khoa học vì hòa bình của UNESCO, “khoa học có thể đóng một vai trò quan trọng như một không gian để hợp tác và trao đổi liên văn hóa, ngay cả trong các tình huống xung đột hoặc căng thẳng quốc tế cũng như với các quốc gia đại diện cho các hệ thống chính trị và giá trị khác nhau".

Ngoại giao khoa học, Công chúa Sumaya bint Hassan nêu dẫn chứng, "đang cho phép chúng ta có những cuộc trò chuyện ở Barcelona trong tuần này mà nếu không có nó, việc này sẽ không diễn ra”.

Các đại biểu tham dự Hội nghị thượng đỉnh Ngoại giao khoa học thế giới tại Barcelona, Tây Ban Nha từ ngày 5-10/7. (Nguồn: Mordern Diplomacy)
Hội nghị thượng đỉnh Ngoại giao khoa học thế giới ghi dấu ấn với sự tham gia của đông đảo phụ nữ trong vai trò diễn giả. (Nguồn: Mordern Diplomacy)

Những dự án tiên phong

Một thông báo quan trọng được đưa ra tại Hội nghị là việc ra mắt Trung tâm Ngoại giao khoa học châu Phi vào năm 2024, có trụ sở tại Kigali (Rwanda). Đây là dự án tiên phong hợp tác giữa Hội đồng thành phố Barcelona, ​​SciTech DiploHub, Mạng lưới Học viện khoa học châu Phi (NASAC) và Hiệp hội các trường Đại học châu Phi.

Bên cạnh đó, Trung tâm Ngoại giao khoa học Địa Trung Hải và Trung Đông, với sự cộng tác của khoảng 10 đơn vị trong khu vực, dự kiến mở cửa vào năm 2025.

Theo bà Zehra Sayers, cựu Chủ tịch Ủy ban cố vấn của Khoa học thực nghiệm và ứng dụng Trung Đông (SESAME), “khoa học và công nghệ có thể tạo điều kiện thuận lợi cho việc tự do trao đổi các ý tưởng vượt ra ngoài các nền văn hóa, ngôn ngữ và tôn giáo của chúng ta. Để giải quyết nhiều thách thức toàn cầu lớn, khoa học mang đến cho chúng ta một ngôn ngữ phổ quát và lý do chính đáng để làm việc cùng nhau”.

UNESCO thông báo Barcelona (Tây Ban Nha) sẽ đăng cai Hội nghị thượng đỉnh Ngoại giao khoa học thế giới hàng năm cho đến năm 2028.

Vai trò lãnh đạo của phụ nữ

Ngoài việc nêu bật vai trò to lớn của khoa học trong ngoại giao thế giới, Hội nghị còn nhấn mạnh vai trò lãnh đạo của phụ nữ trong lĩnh vực này, thể hiện ở tỷ lệ 61% diễn giả là phụ nữ, thậm chí lên tới 73% tại các phiên họp toàn thể cấp cao. Ông Alexis Roig, Giám đốc điều hành của SciTech DiploHub kiêm Trưởng đặc phái viên Khoa học và công nghệ của Barcelona cho biết: “Chúng tôi muốn nhấn mạnh vai trò của phụ nữ ở các vị trí lãnh đạo về khoa học, công nghệ và ngoại giao”.

Ngoài ra, Hội nghị còn đề cập các chủ đề quan trọng như biến đổi khí hậu, sức khỏe toàn cầu, chuyển đổi năng lượng và AI. Sự kiện kéo dài gần 1 tuần lễ này đã củng cố vị thế của Barcelona với tư cách là trung tâm toàn cầu về ngoại giao khoa học và công nghệ, đồng thời khẳng định mình là địa điểm quan trọng để hình thành các liên minh quốc tế cho tương lai.

Một trường hợp điển hình khác về vai trò của ngoại giao khoa học là Tổ chức Nghiên cứu hạt nhân châu Âu (CERN). Tổ chức liên chính phủ này được thành lập tại biên giới Pháp-Thụy Sỹ vào năm 1954, quy tụ khoảng 30 quốc gia thành viên và khoảng 17.000 nhà khoa học, kỹ thuật viên từ hơn 110 quốc tịch.

Theo ông Archana Sharma, Giám đốc Quan hệ quốc tế, nhà nghiên cứu chính tại CERN, “ngoại giao khoa học hoạt động ở điểm giao thoa giữa khoa học, chính trị và đưa ra các quyết định dựa trên bằng chứng, vượt qua lợi ích quốc gia thuần túy.

Barcelona, ​​​​với tư cách là thành phố đầu tiên trên thế giới có chiến lược ngoại giao khoa học, đang mở đường cho các thành phố toàn cầu khác, chẳng hạn như Geneva, nhân rộng mô hình này”.

Ngoại giao khoa học - Môn nghệ thuật tinh tế

Ngoại giao khoa học - Môn nghệ thuật tinh tế

Thụy Sỹ và Anh đóng vai trò quan trọng trong các dự án khoa học mang tính gắn kết các quốc gia, điển hình là ...

Khi ngoại giao và khoa học bắt tay nhau làm nên điều kỳ diệu

Khi ngoại giao và khoa học bắt tay nhau làm nên điều kỳ diệu

Thụy Sỹ là nước thúc đẩy mạnh mẽ “ngoại giao khoa học” như một giải pháp cần thiết để chống lại các thách thức toàn ...

Thúc đẩy bình đẳng giới trong ngoại giao là mệnh lệnh chiến lược

Thúc đẩy bình đẳng giới trong ngoại giao là mệnh lệnh chiến lược

Ngày càng có bằng chứng cho thấy việc thúc đẩy bình đẳng giới trong ngoại giao không chỉ là vấn đề công bằng mà còn ...

Ngoại giao khoa học bảo vệ môi trường biển: Con đường khai thông những bế tắc ở Biển Đông?

Ngoại giao khoa học bảo vệ môi trường biển: Con đường khai thông những bế tắc ở Biển Đông?

Tranh chấp trên Biển Đông có thể được xoa dịu bằng nỗ lực nghiên cứu khoa học chung nhằm giải quyết các vấn đề liên ...

Hội nghị cấp cao lần thứ hai của Quỹ GESDA công bố sáng kiến mới nhằm thúc đẩy ngoại giao khoa học

Hội nghị cấp cao lần thứ hai của Quỹ GESDA công bố sáng kiến mới nhằm thúc đẩy ngoại giao khoa học

Từ ngày 12-14/10, tại Geneva, Thụy Sỹ diễn ra Hội nghị cấp cao lần thứ hai Quỹ Dự báo khoa học và ngoại giao (GESDA). ...

Tin cũ hơn

Đại sứ Bùi Văn Nghị: Chuyến thăm của Chủ tịch nước Lương Cường là dấu mốc quan hệ đặc biệt Việt Nam-Peru, đóng góp tích cực cho tầm nhìn APEC Đại sứ Bùi Văn Nghị: Chuyến thăm của Chủ tịch nước Lương Cường là dấu mốc quan hệ đặc biệt Việt Nam-Peru, đóng góp tích cực cho tầm nhìn APEC
Chủ tịch nước Lương Cường thăm Chile: Tiếp nối tình hữu nghị truyền thống, đưa hợp tác lên cấp độ cao hơn Chủ tịch nước Lương Cường thăm Chile: Tiếp nối tình hữu nghị truyền thống, đưa hợp tác lên cấp độ cao hơn
TS. Nguyễn Hùng Sơn: Bất ngờ về chiến thắng của ông Donald Trump chính là kết quả các cuộc thăm dò TS. Nguyễn Hùng Sơn: Bất ngờ về chiến thắng của ông Donald Trump chính là kết quả các cuộc thăm dò
Chiến thắng của ông Trump: 8 cụm từ đặc tả hành trình phi thường vào Nhà Trắng, đằng sau ngày thứ Ba 'nhàn nhã' là gì? Chiến thắng của ông Trump: 8 cụm từ đặc tả hành trình phi thường vào Nhà Trắng, đằng sau ngày thứ Ba 'nhàn nhã' là gì?
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị thượng đỉnh GMS: Chung tay xây dựng một Tiểu vùng Mekong hội nhập, thịnh vượng, bền vững và phát triển toàn diện Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị thượng đỉnh GMS: Chung tay xây dựng một Tiểu vùng Mekong hội nhập, thịnh vượng, bền vững và phát triển toàn diện
Nhớ mãi cố Bộ trưởng Hoàng Minh Giám - Một tấm gương vì Tổ quốc Nhớ mãi cố Bộ trưởng Hoàng Minh Giám - Một tấm gương vì Tổ quốc
Cuốn sách 'Trí tuệ nhân tạo từ góc nhìn quan hệ quốc tế': Hiểu để tự chủ, chủ động trong kỷ nguyên AI Cuốn sách 'Trí tuệ nhân tạo từ góc nhìn quan hệ quốc tế': Hiểu để tự chủ, chủ động trong kỷ nguyên AI
Qatar là cửa ngõ cho Việt Nam, Việt Nam là cầu nối cho Qatar, cùng hướng tới kỷ nguyên mới Qatar là cửa ngõ cho Việt Nam, Việt Nam là cầu nối cho Qatar, cùng hướng tới kỷ nguyên mới
Nữ Đại sứ Mỹ đầu tiên: Mở cánh cửa ngoại giao nhân dân Nữ Đại sứ Mỹ đầu tiên: Mở cánh cửa ngoại giao nhân dân
Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm Saudi Arabia: Xung lực mới cho mối quan hệ một phần tư thế kỷ Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm Saudi Arabia: Xung lực mới cho mối quan hệ một phần tư thế kỷ
Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm UAE: Nâng tầm quan hệ song phương, ký kết Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm UAE: Nâng tầm quan hệ song phương, ký kết Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thăm Qatar: Thúc đẩy quan hệ nhiều mặt, tạo đột phá cho đầu tư, thương mại Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thăm Qatar: Thúc đẩy quan hệ nhiều mặt, tạo đột phá cho đầu tư, thương mại