THỜI CHUNG SỐNG VỚI DỊCH BỆNH:

Tâm thế cho thời mới

Dịch Dung
Phân tích và Bình luận chính trị
TGVN. Việt Nam và thế giới đang bước vào thời chung sống với dịch bệnh. Ở thời kỳ này, những vấn đề gì đang đặt ra với mỗi con người, mỗi quốc gia? Báo Thế giới & Việt Nam sẽ lần lượt phân tích trên các giác độ, lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
tam the cho thoi moi Dịch virus corona: Hệ luỵ từ đại dịch mới
tam the cho thoi moi Dịch virus corona: Bài học từ đại dịch mới
tam the cho thoi moi

Chính quyền và người dân phải tiếp tục đồng sức đồng lòng thành khối thống nhất để làm cho dịch bệnh không tái bùng phát ở bên trong và ngăn ngừa tuyệt đối dịch bệnh xâm nhập từ bên ngoài.

Với mức độ khác nhau và theo lộ trình thời gian khác nhau, các nơi trên thế giới hiện đang đi vào thời kỳ chung sống với dịch bệnh Covid-19. Việc này đã trở nên không chỉ cần thiết mà còn cả cấp thiết bởi không ai biết đến khi nào thì dịch bệnh mới chấm dứt và bởi dịch bệnh Covid-19 gây ra tổn hại ngày càng thêm ghê gớm cho con người, quốc gia, vùng lãnh thổ và thế giới.

Dịch bệnh này chỉ có thể được coi là chấm dứt khi con người trên trái đất có được vaccine phòng ngừa và thuốc đặc trị.

Ba nhận thức mới để đồng sức, đồng lòng

Trong thời chung sống với dịch bệnh, chính quyền và người dân phải xác định chung sống với mối nguy hiểm liền kề và tiềm tàng là dịch bệnh chưa bị đẩy lùi, chưa bị xoá sổ và bất cứ khi nào cũng có thể lây lan từ nơi khác đến hoặc bùng phát trở lại.

Ở thời kỳ đặc biệt này, chính quyền và người dân phải xác định ngay từ đầu và kiên định tâm thế là phải chung sống nhưng chung sống yên ổn và an toàn với dịch bệnh, phải tiếp tục phát triển kinh tế xã hội và hội nhập quốc tế trong điều kiện dịch bệnh vẫn còn dai dẳng trên thế giới và phải luôn hướng cái nhìn về thời kỳ sau dịch bệnh.

Ba điều này buộc chính quyền và người dân phải chấp nhận tự thay đổi. Chung sống an toàn và yên ổn với dịch bệnh hàm nghĩa luôn cảnh giác đề phòng dịch bệnh chứ không sợ hãi hay lo ngại, phải chủ động cùng nhau tìm kiếm và làm nên cái lợi nhất cho mình trong bối cảnh tình hình và điều kiện vẫn còn bị dịch bệnh đe doạ thật sự và tác động tiêu cực.

Ở đây, chính quyền và người dân phải tiếp tục đồng sức đồng lòng thành khối thống nhất để làm cho dịch bệnh không tái bùng phát ở bên trong và ngăn ngừa tuyệt đối dịch bệnh xâm nhập từ bên ngoài vào bằng bất kỳ hình thức nào cho tới khi dịch bệnh bị đẩy lùi trên khắp thế giới.

tam the cho thoi moi
Dịch bệnh này chỉ có thể được coi là chấm dứt khi con người trên trái đất có được vaccine phòng ngừa và thuốc đặc trị.

Hàm ý và hệ luỵ chính sách

Tiếp tục phát triển kinh tế xã hội và hội nhập quốc tế trong bối cảnh dịch bệnh vẫn còn dai dẳng hàm nghĩa điều chỉnh ưu tiên chính sách và phương cách triển khai thực hiện để nhanh chóng khôi phục phát triển kinh tế xã hội trong tình cảnh biên giới quốc gia vẫn phải được phong toả và kiểm soát chặt chẽ đối với con người và chỉ mở cửa cho lưu thông hàng hoá đến khi dịch bệnh bị đẩy lùi hoàn toàn trên thế giới hoặc đến thời điểm đảm bảo tuyệt đối người nhập cảnh từ bên ngoài không là ổ dịch bệnh mới.

Ở đây, có chuyện chính quyền phải lựa chọn đúng đắn và hợp lý giữa nhiều ý tưởng chính sách khác nhau, cụ thể là đặt lợi ích của nhiều ngành lên trên lợi ích của một vài ngành, đặt lợi ích chính đáng của nhiều người lên trên đòi hỏi cũng chính đáng của số ít người nhưng không hề sao nhãng lợi ích của một vài ngành ấy và đòi hỏi của số ít ấy. Do điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá và tôn giáo ở các nơi trên thế giới khác nhau mà chính quyền sẽ có những quyết sách khác nhau trên phương diện này.

Luôn hướng cái nhìn về thời kỳ sau dịch bệnh hàm nghĩa kết hợp cuộc chung sống cùng dịch bệnh với sự chuẩn bị trên mọi phương diện để bất kỳ khi nào có thể được trong tương lai nhanh chóng bước sang thời kỳ sau dịch bệnh và tận dụng mọi cơ hội mới ở thời kỳ này.

Chấp nhận thách thức để vững tin vượt qua

Ở thời chung sống với dịch bệnh, những bài học từ thành công hay thất bại trong cuộc chiến chống dịch bệnh thời trước đấy của riêng cũng như của các nước khác và vùng lãnh thổ khác trên thế giới phải được chính quyền và người dân lưu ý đến một cách cầu thị và nghiêm túc.

Sự chậm trễ ở Trung Quốc, sự chủ quan và sai lầm của các nước công nghiệp phát triển như Mỹ, Đức, Anh, Pháp, Italy..., cái giá mà Hàn Quốc, Nhật Bản hay Singapore đã phải trả... đều phải được tiếp cận như cảnh báo và nhắc nhở. Thời này là thời không được để cho tình cảm lấn át lý trí, không được để cho những lợi ích trước mắt và cục bộ làm huỷ hoại thành quả đã đạt được của cả quốc gia về chống dịch bệnh.

Nói một cách đơn giản, chính quyền và người dân phải cùng nhau làm tất cả những gì có thể cùng nhau làm được, cảm thông và chia sẻ với nhau như có thể được, cùng nhau nỗ lực hết sức mình và chấp nhận mọi hy sinh, thiệt thòi riêng để không phải bị buộc trở lại thời cách ly toàn xã hội như trước đấy.

Tâm thế của quốc gia và người dân ở thời chung sống với dịch bệnh là chấp nhận thách thức và khó khăn để cùng nhau vượt qua và hướng tới tương lai, là niềm tin dịch bệnh này hay dịch bệnh khác hoặc biến cố nào đấy trong tương lai có thể gây khó khăn, trở ngại, thậm chí cả đe doạ và hiểm nguy cho đất nước và con người nhưng rồi cũng sẽ bị đẩy lùi và vượt qua.

(Đón xem các phân tích tiếp theo về chủ đề : Thời chung sống với dịch bệnh)

Thời này là thời không được để cho tình cảm lấn át lý trí, không được để cho những lợi ích trước mắt và cục bộ làm huỷ hoại thành quả đã đạt được của cả quốc gia về chống dịch bệnh.
tam the cho thoi moi Thế giới sau dịch Covid-19 (kỳ 3): Ngoại giao thời dịch bệnh

TGVN. Dịch Covid-19 đưa lại những thay đổi gì trong ngoại giao? Ngoại giao đóng vai trò thế nào ở thời kỳ trong và sau ...

tam the cho thoi moi Thế giới sau dịch Covid-19 (Kỳ 2): Quan hệ quốc tế sẽ ra sao?

TGVN. Đại dịch Covid-19 đặt ra thử thách rất lớn đối với quan hệ giữa các quốc gia. Quan hệ quốc tế thời sau đại ...

tam the cho thoi moi Thế giới sau dịch Covid-19 (Kỳ 1): Kinh tế và Thương mại sẽ thế nào?

TGVN. Ngay giữa đại dịch Covid-19, các quốc gia đã phải tính đến những kịch bản ‘lối ra’, nhất là về kinh tế. Thương mại ...

tam the cho thoi moi Luật pháp thời Covid-19: Tương quan vẫn thế hay khác?

TGVN. Dịch Covid-19 khiến cho mối quan hệ giữa quốc gia với thế giới, giữa chính quyền với người dân biến động rất mạnh. Tương ...

Bài viết cùng chủ đề

Dịch virus corona

Đọc thêm

Thủ tướng Tây Ban Nha 'hẹn' thời gian công bố từ chức, đảng đối lập nói hành động trong tuyệt vọng

Thủ tướng Tây Ban Nha 'hẹn' thời gian công bố từ chức, đảng đối lập nói hành động trong tuyệt vọng

Hàng nghìn người ủng hộ đã tập hợp bên ngoài trụ sở quốc gia của đảng Xã hội ở Madrid hôm 27/4 để kêu gọi Thủ tướng Tây Ban Nha ...
Thụy Sỹ tăng gấp 4 lần kinh phí đầu tư cho giải bóng đá nữ EURO 2025

Thụy Sỹ tăng gấp 4 lần kinh phí đầu tư cho giải bóng đá nữ EURO 2025

Hạ viện Thụy Sỹ ngày 27/4 đã bỏ phiếu ủng hộ đề xuất phân bổ 15 triệu franc (16,5 triệu USD) để hỗ trợ Giải vô địch bóng đá nữ ...
Dứt ‘cơn nghiện’ dầu mỏ?

Dứt ‘cơn nghiện’ dầu mỏ?

Dầu mỏ hiện chiếm 31% trong cơ cấu năng lượng toàn cầu, vẫn là 'mạch máu của cuộc sống hiện đại' và sẽ duy trì vai trò quan trọng trên ...
Giải đáp câu hỏi vì sao con người không có đuôi?

Giải đáp câu hỏi vì sao con người không có đuôi?

Phát hiện mới cho thấy tổ tiên của chúng ta bị mất đuôi một cách đột ngột chứ không phải dần dần, do một đột biến gene.
Nhà máy năng lượng Ukraine hứng chịu tấn công tên lửa từ Nga, phát hiện thương vong

Nhà máy năng lượng Ukraine hứng chịu tấn công tên lửa từ Nga, phát hiện thương vong

Theo lực lượng không quân Ukraine, Nga đã phóng tên lửa nhằm vào cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine.
Giáo hoàng Francis làm một việc đầu tiên trong lịch sử G7

Giáo hoàng Francis làm một việc đầu tiên trong lịch sử G7

Giáo hoàng có ý định tham gia Hội nghị cấp cao G7 năm nay và trực tiếp dự cuộc họp chứ không chỉ gửi một thông điệp.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động