TIN LIÊN QUAN | |
Nice: Một tháng sau khủng bố | |
Sắp diễn ra ngày hội lớn của vùng Tây Bắc mở rộng |
Ngồi nhâm nhi ly bia mát lạnh ở phố Tạ Hiện (Hà Nội), Sarah Huonker, 24 tuổi, vui vẻ chia sẻ một vài cảm nhận về cuộc sống ở đây. “Tôi thấy ấn tượng bởi sự đa dạng của thành phố này. Có quá nhiều thứ để khám phá! Cuộc sống ở đây rất khác so với cuộc sống của tôi ở Đức”.
Sarah nói cô rất vui với những trải nghiệm này.
“Ở quê tôi, không có nhiều sinh hoạt ngoài đường phố: mọi người ở trong nhà, trong các cửa hàng, vì vậy, bên ngoài phố không quá đông đúc và ồn ào. Bạn có thể mua thức ăn ngoài phố, nhưng không có nhiều lựa chọn. Bạn sẽ không thấy những người thợ cắt tóc hay những người đi bán gà ngoài đường phố, như ở đây”.
Sarah so sánh giao thông ở Đức và Việt Nam và cho rằng quê hương cô có nhiều quy tắc và biện pháp bảo đảm an toàn hơn.
Sarah Huonker là cử nhân Khoa học Kinh tế, hiện thực tập tại Công ty TNHH Du lịch & Dịch vụ Hạ Long. |
“Giao thông ở Đức có tổ chức hơn. Bên Đức chúng tôi có nhiều quy định về giao thông, và nếu bạn không tuân thủ, bạn sẽ phải đối mặt với án phạt nặng. Bạn sẽ không bao giờ thấy hơn 2 người trên một xe máy”.
Sarah cho biết, mỗi ngày đều học được điều gì đó mới về cuộc sống ở Hà Nội và trong thời gian ở đây cô đã có một số bạn bè và gặp nhiều người thú vị.
“Tôi thật sự ngạc nhiên thấy người dân ở đây uống nhiều bia và yêu bóng đá như ở nước tôi. Đặc biệt là nhiều người thích đội tuyển bóng đá Đức. Trong thời gian diễn ra Giải vô địch bóng đá châu Âu, tôi cảm thấy không khí lễ hội như ở nhà”.
Sarah đánh giá cao sự hiếu khách của người Hà Nội, cô cho rằng hầu hết trong số họ thật sự tốt bụng và cởi mở. “Họ đã đối xử với tôi rất thân thiện, họ quan tâm chăm sóc tôi và muốn giúp đỡ tôi bằng nhiều cách”.
Nói về sự khác biệt giữa văn hóa phương Tây và Việt Nam, cô nói: “Tôi nghĩ rằng người Việt có mối quan hệ chặt chẽ hơn đối với các thành viên gia đình và họ coi trọng các giá trị truyền thống. Ví dụ, ở châu Âu, chúng tôi không thờ cúng tổ tiên, không có ngày giỗ để tưởng nhớ vào ngày mất của người đó. Ngược lại, lễ kỷ niệm sinh nhật được coi trọng hơn”.
Một trong những điều cô yêu thích ở Việt Nam là ẩm thực. “Tôi đã nếm thử nhiều món ăn khác nhau. Tôi rất thích hải sản, các loại trái cây như dừa hoặc thanh long. Ngoài ra còn có sự khác biệt trong thói quen ăn uống: Tôi thấy thú vị khi thấy người Việt Nam ăn chung mâm, chung đĩa. Tại Đức, mỗi người có khẩu phần từ đĩa của mình”, cô chia sẻ.
Tuy nhiên cũng có khía cạnh tiêu cực mà cô cảm nhận về cuộc sống ở Hà Nội, như tình trạng ô nhiễm không khí và an toàn giao thông.
“Những ngày đầu mới đến Hà Nội, tôi cảm thấy hơi choáng ngợp vì giao thông. Tôi đã quen với nó một cách nhanh chóng, nhưng tôi sợ đi xe máy một mình trong thành phố này. Tôi chưa quen với cách tiêu tiền Việt, và đôi khi có hiểu lầm trong khi giao tiếp với người Việt. Nhưng mọi thứ nhanh chóng ổn thỏa sau khi tôi được giải thích. Tôi cũng chật vật tập ăn bằng đũa hoặc băng qua đường phố đầy xe cộ. Nhưng tất cả chỉ là vấn đề thói quen và trải nghiệm”, Sarah Huonker cho biết.
Du lịch – “Thần hộ mệnh” cho nền kinh tế Hy Lạp Bùng nổ du lịch giúp vực dậy nền kinh tế đang đối mặt với nhiều thách thức của Hy Lạp. |
Cặp vợ chồng cho con bỏ học đi du lịch vòng quanh thế giới Một cặp vợ chồng sống tại Cambridge (Anh) đã quyết định mang hai con của mình đi du lịch vòng quanh thế giới như một ... |
Bệnh "khom lưng" và sốt xuất huyết ảnh hưởng du lịch Ấn Độ Các chuyên gia ngành du lịch Ấn Độ cảnh báo việc bùng phát bệnh Chikungunya (bệnh "đi khom lưng") và sốt xuất huyết ở thủ ... |