TIN LIÊN QUAN | |
Thái Lan thí điểm hoàn thuế cho khách quốc tế trong thành phố | |
Nga ban hành luật hoàn thuế VAT cho người nước ngoài |
Trước đó, Bộ Tài chính đã đưa ra 2 phương án sửa đổi Luật thuế Giá trị gia tăng, trong đó phương án 1 tăng từ 5% lên 6% và từ 10% tăng lên 12%. Phương án 2 tăng các mặt hàng có thuế suất 5% lên 10%. Dự kiến nếu được Quốc hội thông qua, Luật sẽ có hiệu lực từ 1/1/2019.
Theo PGS.TS Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng VEPR, tăng thuế luôn là vấn đề gây tranh cãi trong công luận ở mọi quốc gia. Vì vậy, đề xuất tăng thuế VAT của Bộ Tài chính cũng nhận được nhiều ý kiến trái chiều. Nghiên cứu của VEPR lần này dự báo tác động của việc tăng thuế VAT lên phúc lợi hộ gia đình được đo lường bằng chi tiêu bình quân và tỷ lệ nghèo ở Việt Nam.
Kết quả được nhóm nghiên cứu của VEPR đưa ra cho thấy, tăng VAT ảnh hưởng đến tất cả các nhóm dân số, đặc biệt đến các nhóm nghèo. Theo phương án tăng thuế VAT lên 1,2% thì tỷ lệ chi tiêu bình quân giảm đi 0,89%, tỷ lệ nghèo tăng lên 0,26 điểm phần trăm, tương ứng với khoảng 240.000 người nghèo tăng lên. Phương án tăng thuế VAT lên mức chung 10% thì tác động nhỏ hơn. Các nhóm hộ tiêu dùng nhiều thực phẩm như rau và thịt sẽ bị ảnh hưởng nhiều hơn, chẳng hạn H’Mong là dân tộc chịu ảnh hưởng mạnh.
Nhóm nghiên cứu công bố đánh giá tác động của tăng thuế VAT lên tổng thể nền kinh tế và phúc lợi hộ gia đình. (Ảnh: Ly Ly) |
Xét về tác động lên nghèo đói thì VAT chỉ có tác động lên nhóm thu nhập thấp ở cận chuẩn nghèo. Các hộ gia đình có mức sống cao cũng bị giảm mức chi tiêu, nhưng mức giảm này không làm cho họ rơi vào nghèo như nhóm cận nghèo.
Các hộ gia đình đông người, có tỷ lệ trẻ em và người già từ 80 tuổi trở lên cao hơn, tỷ lệ lao động nữ lớn, bị ảnh hưởng nhiều nhất về nghèo đói. Các hộ gia đình mà chủ hộ có học vấn thấp, nghề nghiệp kỹ năng thấp và trong nông nghiệp cũng chịu nhiều tác động lên nghèo đói.
Nhóm nghiên cứu cũng đưa ra kết luận, nhìn chung tăng thuế VAT theo phương án 2 có tác động nhỏ hơn phương án 1. Việc áp dụng thuế suất chung cũng tạo thuận lợi cho việc thu thuế. Tuy nhiên, phương án 2 cũng sẽ có những ảnh hưởng tiêu cực đến các hộ có thu nhập thấp. Do vậy, Nhà nước cần cân nhắc việc điều chỉnh thuế VAT trong thời gian tới, vì đây là việc đánh đổi giữa tăng ngân sách với tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo.
Dưới góc độ vĩ mô, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, với đề xuất tăng thuế theo phương án 1 của Bộ Tài chính, thu ngân sách Nhà nước sẽ tăng thêm 4,9%. Nếu Chính phủ dùng tiền thuế tăng thêm để đầu tư phát triển sẽ làm tổng đầu tư toàn xã hội tăng thêm 1,7%. Tuy nhiên, tổng thu nhập và tổng chi tiêu của hộ gia đình sẽ giảm bớt đi hơn 0,9%. Do đó, sản lượng thực của nền kinh tế không tăng lên.
Với phương án tăng thuế suất các mặt hàng chịu thuế 5% lên 10% để thống nhất thuế suất VAT (phương án 2), thu ngân sách nhà nước sẽ tăng thêm 2% (thấp hơn phương án 1). Nếu Chính phủ dùng tiền này để đầu tư phát triển sẽ làm tổng đầu tư toàn xã hội tăng thêm gần 1,8%.Tuy nhiên, tổng thu nhập và tổng chi tiêu của hộ gia đình sẽ giảm bới đi 1%. Do đó, sản lượng của của nền kinh tế không tăng giống như phương án 1.
Nếu tăng thuế theo phương án 1 nhưng Chính phủ lại dùng tiền này để chi thường xuyên thay vì đầu tư như hai kịch bản trên, thu ngân sách nhà nước sẽ tăng thêm 4,5% nhưng chi tiêu Chính phủ sẽ tăng thêm gần 7%. Tổng đầu tư toàn xã hội chỉ tăng thêm 0,5%.
Nhóm nghiên cứu cho rằng, tăng thuế không làm tăng sản lượng thực của nền kinh tế và làm giảm phúc lợi của tất cả các hộ gia đình. (Nguồn: Báo Công Thương) |
Tổng thu nhập và tổng chi tiêu của hộ gia đình sẽ giảm bớt đi hơn 0,9% (giống như kết quả của phương án 1). Do đó, sản lượng thực của nền kinh tế bị giảm bớt đi 0,13%. Với những phân tích trên, kết quả chính của nghiên cứu là tăng thuế không làm tăng sản lượng thực của nền kinh tế và làm giảm phúc lợi của tất cả các hộ gia đình.
“Tóm lại, tăng thuế không làm tăng sản lượng thực của nền kinh tế và làm giảm phúc lợi của tất cả các hộ gia đình. Thậm chí, nếu tiền thuế tăng thêm lại được Chính phủ đưa vào chi thường xuyên mà không chi đầu tư phát triển sẽ làm cho sản lượng thực của nền kinh tế giảm”, nhóm nghiên cứu kết luận.
Nhóm nghiên cứu khuyến nghị, Chính phủ nên nghĩ đến việc cải cách lại các loại thuế tài sản do tỷ trọng của loại thuế này trong tổng số thu thuế còn quá khiêm tốn.
“Các đề xuất tăng thuế gần đây luôn bị công luận phản đối rất mạnh. Do đó, trước khi tăng thuế Chính phủ phải thuyết phục được người dân về tính hợp lý của các khoản chi tiêu chính phủ. Minh bạch và trách nhiệm giải trình trong thu chi ngân sách cần phải được nâng cao hơn và theo kịp với chuẩn mực quốc tế trước khi đưa ra các đề xuất tăng thuế”, nhóm nghiên cứu khuyến cáo.
Lương tăng nhanh hơn năng suất - Vòng luẩn quẩn kìm hãm tăng trưởng PGS. TS. Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng Viện nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) cảnh báo, lương tối thiểu của Việt Nam đang ... |
VEPR: Tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2018 có thể đạt 6,65% Ngày 16/1, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) đã tổ chức Tọa đàm công báo Báo cáo Kinh tế ... |
Kinh tế tăng trưởng quanh 6% giai đoạn 2016 -2020 Theo Báo cáo Dự báo về tình hình kinh tế - xã hội giai đoạn 2016 – 2020 do Viện Nghiên cứu Kinh tế và ... |