TIN LIÊN QUAN | |
Việt Nam đang hòa chung xu thế hội nhập mạnh mẽ của khu vực | |
Khẳng định vai trò của APEC trong cục diện mới |
Còn thiếu sự phối hợp thỏa đáng
Thứ trưởng Bùi Thanh Sơn cho rằng, sau gần ba thập kỷ hình thành và phát triển, APEC luôn đóng vai trò dẫn dắt phát triển bao trùm về kinh tế, thương mại và đầu tư.
Từ các mục tiêu Bogor tới Chiến lược tăng trưởng, từ các hoạt động cải cách cơ cấu tới chương trình nghị sự về các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa, từ các sáng kiến về người khuyết tật tới các dự án về phụ nữ và kinh tế…, các chương trình, kế hoạch hành động của APEC đều chứa đựng các yếu tố phát triển bao trùm.
Đặc biệt, năm ngoái tại Peru, các nhà Lãnh đạo APEC đã nâng vấn đề bao trùm lên tầm nhận thức và phối hợp mới cao hơn. Trong Tuyên bố năm 2016, các nhà Lãnh đạo APEC kêu gọi thúc đẩy phát triển bao trùm hiệu quả về kinh tế, tài chính và xã hội đối với phụ nữ, người cao tuổi, thanh niên và các cộng đồng nông thôn cũng như các đối tượng thiệt thòi và dễ tổn thương.
Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao, Chủ tịch SOM APEC 2017 Bùi Thanh Sơn phát biểu khai mạc cuộc họp. (Ảnh: Nguyễn Hồng) |
Tuy nhiên, nhận định về hợp tác của APEC về bao trùm, Thứ trưởng Bùi Thanh Sơn cho rằng, quá trình này còn “rải rác và thiếu sự phối hợp thỏa đáng” khi APEC vẫn chưa hình thành các chính sách toàn diện để thúc đẩy bao trùm về kinh tế, tài chính và xã hội trong khi ba lĩnh vực này tùy thuộc và bổ trợ lẫn nhau.
“Dù APEC đã có rất nhiều nỗ lực thúc đẩy phát triển bao trùm, thì những gì APEC đã làm được vẫn còn cách xa mong đợi của người dân”, ông Sơn nói, nhấn mạnh khoảng cách giàu nghèo ở nhiều nền kinh tế thành viên ngày càng mở rộng.
Để tăng cường quá trình hợp tác, Thứ trưởng Bùi Thanh Sơn chỉ rõ, APEC cần chú trọng đồng đều cả ba trụ cột của bao trùm: kinh tế, tài chính và xã hội.
“Hiệu quả của một trụ cột sẽ giảm sút nếu hai trụ cột kia không theo kịp. Ngược lại, nếu hiệu quả của một trụ cột được nâng cao sẽ tác động thuận đến hai trụ cột còn lại. Do đó, APEC cần có cách tiếp cận chiến lược và toàn diện đối với bao trùm. Một chương trình hành động APEC toàn diện trên ba trụ cột bao trùm sẽ mang lại những giá trị to lớn”, Chủ tịch SOM APEC Việt Nam 2017 nhấn mạnh.
Để "không bỏ ai lại phía sau”
Phát biểu tại Diễn đàn, Điều phối viên thường trú Liên hợp quốc tại Việt Nam Kamal Malhotra nêu rõ phát triển bao trùm là một trọng tâm của Chương trình nghị sự phát triển bền vững đến năm 2030 của Liên hợp quốc, phản ánh nguyên tắc “không bỏ ai lại phía sau” và tầm nhìn của Liên hợp quốc về “xây dựng một thế giới công bằng, bình đẳng, bao dung, cởi mở và bao trùm về xã hội, trong đó mọi nhu cầu của những đối tượng dễ bị tổn thương nhất đều được đáp ứng”.
Ông Tsutomu Koizumi, Trưởng đoàn Nhật Bản tại SOM 3, Phó cục trưởng Cục Các vấn đề Kinh tế thuộc Bộ Ngoại giao Nhật Bản nhận định, còn “quá sớm” để nói đến các thành tựu của APEC trong việc giảm thiểu bất bình đẳng.
Ông Tsutomu Koizumi, Trưởng đoàn Nhật Bản tại SOM 3. (Ảnh: Nguyễn Hồng) |
“Nếu ai đó cảm thấy họ bị bỏ lại bên lề của sự tăng trưởng, điều đó sẽ cản trở sự tăng trưởng và hội nhập kinh tế toàn cầu. Tôi không nghĩ chủ nghĩa bảo hộ đang thực sự trỗi dậy, nhưng đúng là cả thế giới đều đang cảm thấy nó. Để đối mặt với tình trạng mới này, phát triển bao trùm là một điều thiết yếu và không ai được phép bị bỏ lại”, ông Koizumi đề xuất.
Nhấn mạnh nguyên tắc “không bỏ ai lại phía sau” là một trong những nguyên tắc trọng tâm của phát triển bao trùm, Đại sứ Canada tại Indonesia Peter MacArthur cho rằng, tầng lớp trung lưu và phụ nữ, trẻ em gái sẽ là động lực phát triển cho nền kinh tế. Về phía Canada, Chính phủ nước này cũng đang phát triển dựa trên tầng lớp trung lưu, nỗ lực giảm thiểu khoảng cách giữa nam và nữ, hỗ trợ các cộng đồng thiểu số và yếu thế trong xã hội.
Việt Nam là hình mẫu tốt
Theo Thứ trưởng thường trực Bùi Thanh Sơn, phát triển bao trùm đang được triển khai với các mức độ khác nhau tại các nền kinh tế APEC đa dạng cũng như trên toàn thế giới. Vì vậy, các nước có thể học hỏi và trao đổi với nhau rất nhiều về các biện pháp thúc đẩy phát triển bao trùm hiệu quả. Phát triển bao trùm là một vấn đề ưu tiên của tất cả các nền kinh tế, phát triển cũng như đang phát triển. Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ.
“Hơn 30 năm ‘Đổi mới’ đã mang lại cho Việt Nam những thành tựu quan trọng về kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn đang phải đương đầu với sự gia tăng bất bình đẳng thu nhập. Do đó, Việt Nam đã và đang quyết tâm xây dựng một Chính phủ kiến tạo, hành động, vì người dân và doanh nghiệp”, Thứ trưởng thường trực Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh.
Ông Võ Trí Thành trả lời phóng viên bền lề Đối thoại ngày 28/8. (Ảnh: Nguyễn Hồng) |
Đánh giá về sáng kiến của Việt Nam trong việc thúc đẩy tính bao trùm trong phát triển tại Năm APEC Việt Nam 2017, Chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành cho rằng, sáng kiến này rất phù hợp với yêu cầu, đòi hỏi hiện nay của APEC trong quá trình phát triển và liên kết hội nhập. Đồng thời, đây cũng là vấn đề được 21 nền kinh tế thành viên quan tâm và ủng hộ.
“Cùng với sáng kiến này, bản thân quá trình phát triển, cải cách của Việt Nam gắn với bao trùm cả về mặt kinh tế, tài chính, xã hội cũng là một hình mẫu tốt được nhiều nền kinh tế quan tâm. Việt Nam đã có những bước phát triển tốt, có những thành tựu đáng ghi nhận về xoá đói giảm nghèo, Việt Nam không chỉ nỗ lực để làm sao phát triển bao trùm không chỉ gắn với xoá đói giảm nghèo, tạo công ăn việt làm, mà qua đó còn quan trọng hơn là vấn đề tạo cơ hội cho người dân, nâng cao vai trò của khu vực tư nhân”, ông Thành nhận định.
Trả lời phỏng vấn các phóng viên bên lề hội nghị, ông Peter MacArthur cho biết, những thành quả Việt Nam đạt được có thể xem là một mô hình cho các nước khác học tập và “chúng tôi đề cao Việt Nam như một đề tài quan trọng trong cuộc thảo luận hôm nay”.
Để đạt được mức tăng trưởng như mong muốn, các nền kinh tế thành viên APEC thống nhất phải bảo đảm tăng trưởng bền vững, bao trùm nhằm tháo gỡ những khó khăn, thách thức của biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, khoảng cách giàu nghèo gia tăng… Trong bối cảnh đó, tại APEC 2017, Việt Nam đề xuất thúc đẩy tính bao trùm trong phát triển, cụ thể là văn kiện trong Năm APEC 2017 về phát triển bao trùm kinh tế, tài chính và xã hội do Ban Thư ký Quốc gia APEC 2017 đề xuất. Đây là một sáng kiến hay và có ý nghĩa nhằm thực hiện Mục tiêu toàn cầu về phát triển bền vững đến năm 2030 của Liên hợp quốc. Văn kiện về phát triển bao trùm kinh tế, tài chính và xã hội đề ra phạm vi hợp tác và định hướng chính sách hướng tới cộng đồng APEC bao trùm trên cơ sở kế thừa và kết hợp các sáng kiến đang thực hiện và thành tựu đã đạt được trong APEC như: (i) Chiến lược Tăng trưởng APEC 2010; (ii) Đổi mới chương trình nghị sự trong APEC cho Tái cơ cấu; (iii) Kế hoạch hành động tạo thuận lợi kinh doanh APEC lần 2; (iv) Bản thiết kế kết nối APEC giai đoạn 2015-2025; (v) và các Kế hoạch hành động riêng lẻ khác... |
Khai mạc Diễn đàn phát triển bao trùm về kinh tế, tài chính và xã hội trong APEC Sáng 28/8, tại TP. Hồ Chí Minh, trong khuôn khổ Hội nghị các quan chức cao cấp APEC lần thứ 3 (SOM 3), Diễn đàn ... |
APEC: Nền tảng tốt nhất để thảo luận các RTA/FTA Đó là khẳng định của Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tại “Đối thoại của APEC về các RTA/FTA trong khu vực ... |
WB sẽ đồng hành thực hiện tốt các mục tiêu ưu tiên Trao đổi nhân dịp Hội nghị Các quan chức cấp cao APEC 2017 lần thứ ba (SOM 3), ông Achim Fock (ảnh bên) - Giám ... |