Tạp chí đối ngoại Nga: Việt Nam là một ví dụ rất thú vị trước tác động của dịch Covid-19

Chu An
TGVN. Ngày 15/9, Tạp chí Đời sống quốc tế của Bộ Ngoại giao Nga có bài viết “Tác động của đại dịch Covid-19 và nền kinh tế Việt Nam” của tác giả Artem Garin - cán bộ nghiên cứu Viện hàn lâm khoa học Nga.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Theo tác giả bài báo, với quy mô lây lan của đại dịch Covid-19, cũng như những hậu quả tiêu cực về kinh tế và xã hội mà nó mang lại trên toàn thế giới, Việt Nam lại là một ví dụ rất thú vị.

Việt Nam, một trong những nền kinh tế ổn định và đang phát triển nhanh chóng nhất của Đông Nam Á, đã đối phó với sự bùng phát của dịch Covid-19 khá thành công và duy trì tăng trưởng kinh tế, mặc dù vẫn phải gánh chịu những tổn thất do ảnh hưởng của đại dịch.

4941-vietnam-covid19-response-gty-img
Việt Nam, một trong những nền kinh tế ổn định và đang phát triển nhanh chóng nhất của Đông Nam Á, đã đối phó với sự bùng phát của dịch Covid-19 khá thành công và duy trì tăng trưởng kinh tế. (Nguồn: Getty)

Kiểm soát tốt dịch bệnh

Có thể khẳng định chắc chắn rằng Việt Nam, quốc gia với dân số hơn 96 triệu người, đã đạt được một số tiến bộ trong cuộc chiến chống lại đại dịch Covid-19, trong đó, các biện pháp phòng ngừa chống dịch bệnh này đóng một vai trò đặc biệt trong việc tránh được một số lượng lớn nạn nhân tử vong.

Một trong những thách thức chính của đại dịch là mật độ dân số cao ở Việt Nam, đe dọa lây nhiễm trên diện rộng. Tuy nhiên, những biện pháp được thực hiện để phát hiện bệnh sớm, cách ly nghiêm ngặt, các quy tắc về khoảng cách xã hội và điều trị hiệu quả đã giúp tránh được tất cả những hậu quả xấu.

Tính đến ngày 15/9, đã có 1.063 trường hợp nhiễm Covid-19 được xác định tại Việt Nam, trong đó có 926 trường hợp đã phục hồi, 102 trường hợp đang được điều trị và 35 trường hợp tử vong.

Một điều thú vị nữa là số ca nhiễm Covid-19 ở Việt Nam chỉ bằng 0,0036% trong tổng số 29,2 triệu ca được báo cáo trên toàn thế giới. Đồng thời, Bộ Y tế Việt Nam đã đề nghị mua 50-150 triệu liều vaccine phòng chống Covid-19 Sputnik V của Nga do Trung tâm Nghiên cứu Dịch tễ học và Vi sinh vật mang tên Viện sĩ Gamaleya thuộc Bộ Y tế Liên bang Nga phát triển.

Trước đó, Việt Nam đã bàn giao cho phía Nga một lô hàng nhân đạo là sản phẩm y tế hỗ trợ phòng chống dịch bệnh Covid-19 do Việt Nam sản xuất. Thực tế này một lần nữa khẳng định truyền thống đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong quan hệ giữa Nga và Việt Nam do các thế hệ đi trước để lại, được gìn giữ và nhân lên trong điều kiện lịch sử mới.

Biến thách thức thành cơ hội

Đại dịch cũng đặt ra thách thức đối với nền kinh tế đang phát triển nhanh của Việt Nam. Các dự báo trước đại dịch cho rằng tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam năm nay sẽ lên tới 6,8%, nhưng trong quý II/2020 đã giảm xuống còn 0,36% (một chỉ số tốt trong bối cảnh đại dịch, nhưng lại là mức tồi tệ nhất đối với nền kinh tế Việt Nam hơn 35 năm qua).

Đại dịch và những hạn chế đi kèm đã ảnh hưởng tiêu cực đến việc làm của người dân. Theo Tổng cục Thống kê Việt Nam, hơn 30 triệu công nhân đã bị ảnh hưởng ở thời kỳ cao điểm của cái gọi là “đình trệ sản xuất” vào tháng 4. Bị ảnh hưởng nặng nề nhất là công dân làm việc trong lĩnh vực dịch vụ (72%), tiếp theo là công nhân trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng (67,8%), cũng như những người làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp và đánh bắt cá (25,1%). Tất nhiên, nhờ việc dỡ bỏ dần các hạn chế, hầu hết các doanh nghiệp cũng như đại diện của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, những người làm thuê đã tiếp tục công việc của họ.

Một đặc điểm nổi bật của nền kinh tế Việt Nam trong thập niên gần đây là sự củng cố và phát triển quan hệ với các quốc gia khác thông qua thương mại và đầu tư. Năm 2019, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam tăng 37,48 tỷ USD so với năm 2018, phần lớn là do các công ty đang hướng tới đa dạng hóa chuỗi sản xuất và cung ứng trong bối cảnh cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc.

Tuy nhiên, đại dịch đã làm giảm nhu cầu trên tất cả các mặt, điều này cũng ảnh hưởng đến xuất khẩu của Việt Nam. Theo Tổng cục Thống kê Việt Nam, trong nửa đầu năm 2020, xuất khẩu của cả nước giảm 1,1% so với năm trước xuống còn 121,21 tỷ USD và nhập khẩu - giảm 3,0% xuống 117,17 tỷ USD dẫn đến xuất siêu đạt 4,04 tỷ USD.

Tin liên quan
Báo Nga: Kỳ tích Việt Nam và chìa khóa để thoát bẫy thu nhập trung bình Báo Nga: Kỳ tích Việt Nam và chìa khóa để thoát bẫy thu nhập trung bình

Các chuyên gia của Ngân hàng Thế giới (WB) dự đoán rằng, trong tương lai gần, nền kinh tế Việt Nam sẽ không thể hoàn toàn dựa vào hai yếu tố truyền thống của tăng trưởng kinh tế là nhu cầu bên ngoài và tiêu dùng trong nước, trong khi ngành sản xuất xuất khẩu - nguồn tạo việc làm chính ở các thành phố - sẽ phải đối mặt với sự sụt giảm thêm đơn hàng từ nước ngoài. Một trong những cách giải quyết tình huống này là tăng cường quan hệ thương mại giữa Việt Nam và các quốc gia có ít trường hợp mắc Covid-19, cũng như tăng cường xuất khẩu nông sản sang các nước đang đối mặt với vấn đề an ninh lương thực ngày càng trầm trọng. Ví dụ, nhiều quốc đảo ở Nam Thái Bình Dương dựa vào nguồn lương thực nhập khẩu - Quần đảo Solomon nhập khẩu 70% lượng gạo từ Việt Nam.

Bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, bao gồm cả ngành du lịch, ngành có doanh thu chiếm gần 9% GDP của cả nước, kể từ ngày 22/3, Việt Nam đã đình chỉ việc nhập cảnh của tất cả người nước ngoài để ngăn chặn sự lây lan của Covid-19 (biện pháp này không áp dụng đối với các nhà ngoại giao, quan chức, nhà đầu tư nước ngoài, chuyên gia và công nhân lành nghề). Ngoài ra, kể từ ngày 31/8, Bộ Y tế hủy bỏ quy định bắt buộc cách ly 14 ngày đối với các chuyên gia, nhà đầu tư, nhà quản lý và nhà ngoại giao nước ngoài đi công tác ngắn hạn dưới 14 ngày.

Theo báo cáo của Tổng cục Du lịch Việt Nam, trong 5 tháng đầu năm 2020, lượng khách du lịch nước ngoài giảm 50% so với năm 2019. Các hãng hàng không Việt Nam cũng bị thua lỗ.

Tuy nhiên, không phải tất cả đều xấu. Trước những hạn chế đối với du lịch quốc tế, các nhà chức trách Việt Nam quyết định phát triển du lịch nội địa để hỗ trợ nền kinh tế đất nước. Ngoài ra, nếu xét về các chỉ số thống kê, điều đáng chú ý là Việt Nam đang có vị thế tốt hơn nhiều so với một số nước trong khu vực. Trong khi duy trì khả năng kiểm soát hiệu quả dịch bệnh, quốc gia này hoàn toàn có khả năng chống lại tác động tiêu cực của Covid-19. Nó cũng mở ra cơ hội cho Việt Nam thu hút các công ty mới đang muốn tiếp tục sản xuất trong một môi trường ổn định hơn.

Trong trường hợp này, các gói kích thích được áp dụng tại Việt Nam vào tháng 3 năm nay cũng sẽ giúp ích cho nền kinh tế. Nhà chức trách đang hỗ trợ các công ty bị tác động của đại dịch bằng cách hoãn thuế, giảm phí thuê bất động sản và cung cấp các ưu đãi về tín dụng. Đáng chú ý là Bộ Tài chính Việt Nam cũng đã có quyết định về việc miễn thuế nhập khẩu khẩu trang thiết bị phẫu thuật, chất khử trùng, nguyên liệu sản xuất khẩu trang, cũng như các vật tư, thiết bị cần thiết khác để phòng chống đại dịch Covid-19.

Tóm lại, từ những điểm nêu trên, có thể nói rằng, nhờ các biện pháp khá thành công để chống lại sự lây lan của Covid-19 và duy trì tăng trưởng kinh tế, Việt Nam hiện có cơ hội để thử nghiệm các cơ chế thích ứng mới với thời kỳ hậu đại dịch, không chỉ liên quan đến nền kinh tế mà còn cả lĩnh vực chăm sóc sức khỏe toàn dân.

Covid-19 ở Việt Nam sáng 17/9: Tiếp tục ngày không ca mắc mới; Hơn 30.000 người cách ly chống dịch

Covid-19 ở Việt Nam sáng 17/9: Tiếp tục ngày không ca mắc mới; Hơn 30.000 người cách ly chống dịch

TGVN. ­Bản tin 6h ngày 17/9 của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 cho biết, tính đến nay, Việt Nam không ghi ...

Covid-19 ở Việt Nam chiều 16/9: Tròn 2 tuần không ghi nhận ca mắc ở cộng đồng, Nối lại các chuyến bay quốc tế từ 15/9

Covid-19 ở Việt Nam chiều 16/9: Tròn 2 tuần không ghi nhận ca mắc ở cộng đồng, Nối lại các chuyến bay quốc tế từ 15/9

TGVN. Bản tin chiều 16/9 của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch Covid-19 cho biết không ghi nhận ca mắc Covid-19 mới, như ...

Vaccine có giúp ngăn chặn được đại dịch Covid-19?

Vaccine có giúp ngăn chặn được đại dịch Covid-19?

TGVN. Một số chuyên gia nói rằng ngay cả khi vaccine được phát triển, hiệu quả thực sự của việc ngăn ngừa virus SARS-CoV-2 có ...

(theo Tạp chí Đời sống Quốc tế - Bộ Ngoại giao Nga)

Bài viết cùng chủ đề

Dịch virus corona

Xem nhiều

Đọc thêm

Mỹ mở căn cứ tên lửa mới ở Ba Lan, khẳng định quyết tâm chiến lược

Mỹ mở căn cứ tên lửa mới ở Ba Lan, khẳng định quyết tâm chiến lược

Ngày 13/11, Mỹ chính thức khai trương căn cứ phòng không mới tại bờ biển Baltic của Ba Lan.
Thúc đẩy hợp tác giữa Việt Nam và tỉnh Vladimir, Liên bang Nga

Thúc đẩy hợp tác giữa Việt Nam và tỉnh Vladimir, Liên bang Nga

Đoàn công tác Đại sứ quán Việt Nam tại Nga do Đại sứ Đặng Minh Khôi dẫn đầu, thăm và làm việc tại tỉnh Vladimir nhằm thúc đẩy quan hệ ...
Làm sâu sắc hơn nữa quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Ấn Độ

Làm sâu sắc hơn nữa quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Ấn Độ

Phó Tổng thống kiêm Chủ tịch Thượng viện Ấn Độ đánh giá cao sự ưu tiên của Việt Nam đối với Ấn Độ trong việc tăng cường thúc đẩy quan ...
Hà Nội giữ vững vị trí lá cờ đầu trong xây dựng nông thôn mới

Hà Nội giữ vững vị trí lá cờ đầu trong xây dựng nông thôn mới

Baoquocte.vn. Chương trình số 04-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội khóa XVII đã mang lại diện mạo mới văn minh, hiện đại cho khu vực nông thôn Thủ đô.
Dự báo thời tiết ngày mai (14/11): Nhiều khu vực ngày nắng, gió nhẹ; Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ sáng sớm trời lạnh, sương mù nhẹ rải rác

Dự báo thời tiết ngày mai (14/11): Nhiều khu vực ngày nắng, gió nhẹ; Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ sáng sớm trời lạnh, sương mù nhẹ rải rác

Thông tin dự báo thời tiết các khu vực ngày mai (14/11) từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia.
Đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam thăm và làm việc tại Trung Quốc

Đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam thăm và làm việc tại Trung Quốc

Đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam do đồng chí Phan Đình Trạc làm Trưởng đoàn thăm và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 11-15/11.
Mỹ mở căn cứ tên lửa mới ở Ba Lan, khẳng định quyết tâm chiến lược

Mỹ mở căn cứ tên lửa mới ở Ba Lan, khẳng định quyết tâm chiến lược

Ngày 13/11, Mỹ chính thức khai trương căn cứ phòng không mới tại bờ biển Baltic của Ba Lan.
Đảng Cộng hòa toàn thắng mùa bầu cử Mỹ 2024, các chính sách của chính quyền ông Biden 'gặp hạn'?

Đảng Cộng hòa toàn thắng mùa bầu cử Mỹ 2024, các chính sách của chính quyền ông Biden 'gặp hạn'?

Đảng Cộng hòa đã khép lại một mùa bầu cử thắng lợi với việc giành quyền kiểm soát lưỡng viện ở Quốc hội Mỹ và cuộc đua vào Nhà Trắng.
Sudan 'mắc kẹt trong cơn ác mộng' tồi tệ nhất suốt 18 tháng qua

Sudan 'mắc kẹt trong cơn ác mộng' tồi tệ nhất suốt 18 tháng qua

Liên hợp quốc cảnh báo cuộc nội chiến ở Sudan đang tiếp tục gây ra "tình trạng bạo lực nghiêm trọng và đau khổ" cho hàng triệu dân thường.
Hội nghị thượng đỉnh G20: Brazil huy động 9.000 nhân viên an ninh, Nam Phi gửi gắm kỳ vọng

Hội nghị thượng đỉnh G20: Brazil huy động 9.000 nhân viên an ninh, Nam Phi gửi gắm kỳ vọng

Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) sẽ diễn ra tại Brazil từ ngày 18-19/11.
Muốn phá bỏ giới hạn của chính phủ Mỹ theo hướng chưa từng có, ông Trump lập hẳn bộ mới cho tỷ phú Elon Musk đứng đầu

Muốn phá bỏ giới hạn của chính phủ Mỹ theo hướng chưa từng có, ông Trump lập hẳn bộ mới cho tỷ phú Elon Musk đứng đầu

Ông Trump tuyên bố sẽ thành lập Bộ Hiệu quả chính phủ, nhằm thúc đẩy hiệu quả hoạt động của cơ quan hành pháp này trong nhiệm kỳ 2025-2029.
Hàn Quốc chuẩn bị tập trận cùng Mỹ-Nhật, xem nhẹ khả năng Triều Tiên sẽ đối thoại với chính quyền Washington?

Hàn Quốc chuẩn bị tập trận cùng Mỹ-Nhật, xem nhẹ khả năng Triều Tiên sẽ đối thoại với chính quyền Washington?

Hàn Quốc nhận định, Triều Tiên sẽ không đối thoại với Mỹ trong thời gian hợp tác quân sự với Nga để triển khai quân đội.
Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Những thay đổi dưới thời Trump 2.0 sẽ tác động nhiều mặt tới nước Mỹ và thế giới.
Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Malaysia phản ánh mong muốn tăng cường quan hệ song phương toàn diện, đặc biệt là kinh tế và thương mại.
Chiến thắng của ông Trump: 8 cụm từ đặc tả hành trình phi thường vào Nhà Trắng, đằng sau ngày thứ Ba 'nhàn nhã' là gì?

Chiến thắng của ông Trump: 8 cụm từ đặc tả hành trình phi thường vào Nhà Trắng, đằng sau ngày thứ Ba 'nhàn nhã' là gì?

Không cần phải chờ đợi thêm, ứng cử viên Donald Trump đã giành chiến thắng thuyết phục trong cuộc Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024.
Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Màu sắc chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris nếu đắc cử

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Màu sắc chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris nếu đắc cử

Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 sẽ tác động tới tình hình thế giới thế nào và chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris khác biệt ra sao?
Đại sứ Phạm Quang Vinh: 'Độc lạ', gay cấn bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 và câu chuyện với Việt Nam

Đại sứ Phạm Quang Vinh: 'Độc lạ', gay cấn bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 và câu chuyện với Việt Nam

Theo Đại sứ Phạm Quang Vinh, cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm nay rất sít sao, nhưng dù là ai thì quan hệ Việt Nam-Mỹ vẫn tiếp đà phát triển tích cực.
Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Ý nghĩa và tác động

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Ý nghĩa và tác động

Bầu cử Tổng thống Mỹ luôn có ý nghĩa quan trọng không chỉ trong nội bộ nước Mỹ mà còn với cộng đồng quốc tế.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Theo Hiến pháp Mỹ, ứng cử viên Tổng thống phải nhiều hơn 35 tuổi, đã sinh sống tại Mỹ liên tục trên 14 năm, được sinh ra tại Mỹ và là công dân Mỹ.
GPT-5: Open AI mở ra chân trời mới

GPT-5: Open AI mở ra chân trời mới

Sự kiện đang được giới công nghệ mong đợi có thể xảy ra ngay trong năm nay, là sự ra mắt của GPT-5.
30 năm UNCLOS có hiệu lực: Vai trò giữ gìn trật tự pháp lý trên biển của ITLOS

30 năm UNCLOS có hiệu lực: Vai trò giữ gìn trật tự pháp lý trên biển của ITLOS

Gần 30 năm qua, Tòa án Luật Biển quốc tế (ITLOS) góp phần quan trọng giữ gìn tính toàn vẹn, thúc đẩy tuân thủ UNCLOS.
Phiên bản di động