Tạp chí Forbes: Tại sao thế giới nên đầu tư vào Việt Nam hậu Covid-19?

Việt An
TGVN. Các nhà đầu tư quốc tế nên hướng đầu tư vào Việt Nam khi nhiều quốc gia khác hiện đang vật lộn đối phó với đại dịch Covid-19 và nguy cơ suy thoái kinh tế đang bao trùm lên toàn bộ thế giới phương Tây.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
tap chi forbes tai sao the gioi nen dau tu vao viet nam hau covid 19 Hỗ trợ doanh nghiệp chớp 'thời cơ vàng', phục hồi, phát triển và bứt phá hậu Covid-19
tap chi forbes tai sao the gioi nen dau tu vao viet nam hau covid 19 Phục hồi 'nhanh như kiểm soát Covid-19', kinh tế Việt Nam sẽ khởi sắc?
tap chi forbes tai sao the gioi nen dau tu vao viet nam hau covid 19
Theo Tạp chí Forbes, thế giới nên tăng cường đầu tư vào Việt Nam thời kỳ hậu Covid-19. (Nguồn: TTXVN)

Tạp chí Forbes cho biết, Việt Nam đạt được tốc độ tăng trưởng GDP 7,02% trong năm 2019, thuộc hàng cao nhất thế giới. Đây cũng là năm thứ hai tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đạt trên 7%. Ngành công nghiệp chế biến và sản xuất tăng trưởng 8,9% và tiếp tục là động lực chính cho tăng trưởng kinh tế của đất nước.

Về thương mại, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt 500 tỷ USD và thặng dư trong 4 năm liên tiếp trong bối cảnh xu hướng giảm thương mại ở nhiều nước. Chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu năm 2019 cho thấy Việt Nam tăng 10 bậc từ năm ngoái lên mức 67, trở thành quốc gia tăng nhanh nhất năm 2019. Chính phủ đã tập trung tạo ra môi trường kinh doanh mở, thuận lợi và đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Tiếp tục vượt lên trong năm 2020

Theo Ngân hàng Thế giới (WB), Việt Nam cải thiện vượt bậc môi trường kinh doanh trong 10 năm qua. Báo cáo Kinh doanh năm 2020 của WB đã xếp Việt Nam ở vị trí thứ 70 trong số 190 nền kinh tế. Thứ hạng này tương đối tốt so với trước đây khi Việt Nam chỉ xếp ở vị trí thứ 90 năm 2010 trong tương quan với các nền kinh tế có thu nhập bình quân đầu người tương tự.

WB cũng lạc quan cho rằng, Việt Nam sẽ tiếp tục vượt lên trong năm 2020 và trong nhiều năm tới. Đánh giá này dựa trên hai lý do chính: Thứ nhất, Việt Nam đã nâng cao khả năng tiếp cận thông tin tín dụng thông qua phân phối dữ liệu từ các nhà bán lẻ. Điều này sẽ giúp giảm chi phí dịch vụ và tăng tính minh bạch trên thị trường.

Tháng 10/2019, Trung tâm Thông tin Tín dụng Quốc gia Việt Nam (CIC) và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ra mắt cổng thông tin kết nối người vay và các tổ chức tín dụng. Người vay hiện nay có thể dễ dàng chọn các gói tín dụng và đăng ký nhu cầu vay tại các tổ chức tín dụng phù hợp thông qua cổng thông tin trực tuyến. Người vay có thể tự xem thông tin tín dụng và điểm tín dụng và theo dõi mức tín dụng cũng như tránh được gian lận.

Tin liên quan
tap chi forbes tai sao the gioi nen dau tu vao viet nam hau covid 19 Việt Nam sẽ viết tiếp câu chuyện thần kỳ hậu Covid-19?

Thứ hai là về thuế. Năm 2019, Việt Nam nâng cấp hệ thống điện tử quản lý quy trình nộp thuế cho doanh nghiệp. Nâng cấp cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin đã khiến việc nộp thuế trở thành một quy trình dễ dàng hơn cho hầu hết các doanh nghiệp. Các quy trình thanh toán thuế hiện có thể được hoàn thành trong vòng một ngày, so với hai đến ba ngày làm việc trong vài năm qua.

Môi trường kinh doanh được cải thiện cũng giúp Việt Nam thu hút thêm đầu tư nước ngoài. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cam kết cho Việt Nam vượt 38 tỷ USD trong năm 2019. Con số này là cao nhất 10 năm qua và tỷ lệ tăng trung bình 10 năm qua là 7,2%/năm.

Cho đến nay, Việt Nam đã ký 12 FTA với các đối tác, bao gồm các FTA thế hệ mới trên thế giới với các cam kết sâu rộng. EU đã ký một hiệp định thương mại tự do mang tính bước ngoặt với Việt Nam vào tháng 6/2019, lần đầu tiên với một quốc gia đang phát triển ở châu Á, mở đường cho việc giảm thuế đối với 99% hàng hóa giữa Việt Nam và khối này.

Theo hãng tin Reuters, Liên minh châu Âu (EU) mô tả Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) là một thỏa thuận thương mại tự do tham vọng nhất từng được ký kết với một quốc gia đang phát triển. EU là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam sau Mỹ.

Chính phủ Việt Nam cũng cho rằng, EVFTA sẽ tăng 20,28% xuất khẩu của EU sang Việt Nam và 20% từ Việt Nam sang EU vào năm 2020. Thỏa thuận này sẽ thúc đẩy GDP Việt Nam tăng 2,18 - 3,25% hàng năm vào năm 2023 và 4,57 - 5,30 % hàng năm từ 2024 đến 2028. Nghị viện châu Âu phê chuẩn EVFTA và Hiệp định bảo hộ đầu tư EU - Việt Nam (EVIPA) ngày 12/2.

Tính đến cuối năm 2018, các nhà đầu tư EU đã đầu tư hơn 23,9 tỷ USD vào 2.133 dự án tập trong 18 lĩnh vực kinh tế và tại 52 trong số 63 tỉnh của Việt Nam. Trong số 24 quốc gia thành viên EU đầu tư vào Việt Nam, Hà Lan đang đứng đầu, tiếp theo là Pháp và Anh.

Việt Nam cũng là một thành viên của Hiệp định toàn diện và tiến bộ về quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Hiệp định sẽ tạo ra một khu vực kinh tế tự do khổng lồ, với quy mô thị trường khoảng 500 triệu người và GDP tổng cộng hơn 13,5 nghìn tỷ USD, chiếm 13% GDP toàn cầu.

tap chi forbes tai sao the gioi nen dau tu vao viet nam hau covid 19
Việt Nam nhận được nhiều lời khen của quốc tế trong cuộc chiến chống Covid-19. (Nguồn: AFP)

Nhiều thành tựu nổi bật

Việt Nam cũng đạt những thành tựu quan trọng trong đối phó với dịch Covid-19. Gần đây, tờ Financial Times nổi tiếng có trụ sở tại London đưa tin, Việt Nam đưa ra một hình mẫu ngăn chặn dịch bệnh thành công chỉ bằng nguồn lực hạn chế và tập thể lãnh đạo quyết tâm.

Việt Nam đã tập trung vào việc cách ly những người nhiễm bệnh và truy vết F1, F2 thay vì áp dụng phản ứng theo kiểu Hàn Quốc đối với ổ dịch, tiến hành thử nghiệm hàng loạt. Tất cả những người này sau đó được đưa vào chế độ cách ly nghiêm ngặt. Việt Nam có chung biên giới dài 1.100 km với Trung Quốc, song chỉ có 271 ca nhiễm bệnh và không có bất kỳ ca tử vong nào. Nhiều người trong số họ trở về từ nước ngoài.

Tại cuộc họp của Bộ Chính trị Việt Nam vào cuối tháng 1, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tuyên bố: “chống dịch như chống giặc”. Thực tế, Việt Nam đã tích cực chuẩn bị đối phó với sự bùng phát virus trước khi công bố ca nhiễm đầu tiên.

Bộ Y tế đã ban hành các công văn khẩn cấp về phòng chống dịch bệnh cho các cơ quan chính phủ có liên quan vào ngày 16/1 và tới các bệnh viện và phòng khám trên toàn quốc vào ngày 21/1. Bên cạnh việc chống dịch bệnh trong nước, Việt Nam đã tặng bộ dụng cụ thử nghiệm và khẩu trang cho nhiều quốc gia, bao gồm Lào và Campuchia, các nước láng giềng, Mỹ, Vương quốc Anh và Tây Ban Nha là những đối tác chiến lược và toàn diện.

Việt Nam là Chủ tịch ASEAN 2020 và là thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020 - 2021. Đây là lần thứ hai nước này giữ chức vụ này, thể hiện mong muốn đóng góp cho an ninh và hòa bình thế giới và chứng minh Việt Nam là thành viên có trách nhiệm.

Với việc lần đầu tiên nắm giữ hai trọng trách lớn với cộng đồng quốc tế, đây sẽ là cơ hội để Việt Nam tận dụng mối quan hệ song phương với các quốc gia khác, tạo động lực mới cho việc nâng cao vai trò và vị thế của đất nước.

Tin liên quan
tap chi forbes tai sao the gioi nen dau tu vao viet nam hau covid 19 Chống dịch Covid-19: Việt Nam tiếp tục nhận ‘cơn mưa’ lời khen từ báo chí quốc tế

Thành tựu này nêu bật những nỗ lực ngoại giao của Việt Nam và mối quan hệ bền chặt với các quốc gia khác trên thế giới. Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ và Quốc hội đã có 17 chuyến thăm chính thức ra nước ngoài và đón 22 đoàn đại biểu cấp cao đến thăm Việt Nam vào năm ngoái. Đến nay, Việt Nam đã thiết lập một mạng lưới gồm 30 đối tác chiến lược và đối tác toàn diện.

Không chỉ thế, năm 2019, Việt Nam đã tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh lần 2 giữa Triều Tiên và Mỹ, một động thái được cộng đồng quốc tế đánh giá cao. Sự nổi bật về ngoại giao của Việt Nam giúp nước này bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia, cả trên đất liền và trên biển.

Biển Đông là không gian sống và phát triển của các quốc gia ven biển, bao gồm cả Việt Nam và không gian hợp tác giữa các quốc gia trong và ngoài khu vực. Biển Đông cũng có các tuyến hàng hải toàn cầu quan trọng về cả hàng hóa và số lượng tàu. Trung Quốc đã tiến hành chiếm giữ các đảo lớn và xây dựng trên khắp Biển Đông trong những năm gần đây, biến nhiều rạn san hô thành đảo nhân tạo có thể hỗ trợ các cơ sở quân sự, bất chấp các yêu sách chủ quyền của Brunei, Malaysia, Việt Nam, Philippines và vùng lãnh thổ Đài Loan.

Bộ Ngoại giao Việt Nam đã tuyên bố chính sách nhất quán của Việt Nam rằng tất cả các tranh chấp quốc tế, bao gồm cả các vấn đề ở Biển Đông, phải được giải quyết bằng các biện pháp hòa bình theo quy định của Luật Biển (UNCLOS 1982). Điều này đã được khẳng định mạnh mẽ trong nghị quyết của Quốc hội Việt Nam phê chuẩn UNCLOS năm 1994.

Việt Nam đã ký kết hiệp định phân định và hợp tác nghề cá ở Vịnh Bắc Bộ với Trung Quốc năm 2000, phân định hàng hải với Thái Lan năm 1997 và phân định thềm lục địa với Indonesia năm 2003, ký Hiệp định khai thác dầu khí chung với Malaysia năm 1992 và một Hiệp ước trên vùng biển lịch sử với Campuchia năm 1988.

Việt Nam cũng đang đẩy mạnh các cuộc đàm phán để xử lý việc phân định biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ với Trung Quốc và phân định Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) với Indonesia.

Quốc gia Đông Nam Á này đã kiên trì và kiên quyết đấu tranh chống các hành vi xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam bằng các biện pháp hòa bình, bao gồm gửi các công hàm ngoại giao lên tiếng phản đối, lưu hành các công hàm tại Liên hợp quốc, và liên tục tái khẳng định rằng Việt Nam bảo lưu quyền sử dụng tất cả các biện pháp hòa bình theo luật pháp quốc tế để bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của đất nước theo UNCLOS.

Có thể thấy, Việt Nam đã duy trì sự ổn định kinh tế xã hội trong nhiều thập kỷ qua. Đây là một dấu hiệu tích cực giúp nền kinh tế duy trì đà tăng trưởng. Môi trường kinh doanh thuận lợi và các hiệp định thương mại tự do dự kiến ​​sẽ giúp tăng vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam trong tương lai.

tap chi forbes tai sao the gioi nen dau tu vao viet nam hau covid 19

Việt Nam trước cơ hội thành điểm sáng hút FDI hậu Covid-19

TGVN. Kinh tế Việt Nam đang đứng trước cơ hội mới để phát triển mạnh mẽ hơn, nhất là thu hút vốn đầu tư trực ...

tap chi forbes tai sao the gioi nen dau tu vao viet nam hau covid 19

Hai kịch bản tăng trưởng kinh tế Việt Nam hậu Covid-19

TGVN. Trên cơ sở dự báo tình hình, rà soát và tính toán các cân đối lớn, Chính phủ dự kiến có hai kịch bản ...

tap chi forbes tai sao the gioi nen dau tu vao viet nam hau covid 19

WB: Chống chịu tốt ở phương diện kinh tế đối ngoại, kinh tế Việt Nam sẽ khởi sắc trở lại

TGVN. Kinh tế Việt Nam có dấu hiệu suy giảm trong tháng 4, tuy nhiên Ngân hàng Thế giới (WB) vẫn ghi nhận trong kinh ...

(theo Forbes)

Bài viết cùng chủ đề

Dịch virus corona

Xem nhiều

Đọc thêm

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Hai ngày 23/12/2024: Xử Nữ cẩn thận bị lừa

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Hai ngày 23/12/2024: Xử Nữ cẩn thận bị lừa

Tử vi hôm nay 23/12/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 23/12/2024, Lịch vạn niên ngày 23 tháng 12 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 23/12/2024, Lịch vạn niên ngày 23 tháng 12 năm 2024

Lịch âm 23/12. Lịch âm 23/12/2024? Âm lịch hôm nay 23/12. Lịch vạn niên 23/12/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
C asean Vietnam tổ chức thành công Buổi chia sẻ 'Việt Nam trong ASEAN'

C asean Vietnam tổ chức thành công Buổi chia sẻ 'Việt Nam trong ASEAN'

Sự kiện diễn ra vào ngày 20/12 có sự tham dự và chia sẻ của các diễn giả đã và đang công tác tại Bộ Ngoại giao, Bộ Văn hóa, ...
Thứ trưởng Hoàng Xuân Chiến: Triển lãm Quốc phòng giúp người dân tin tưởng vào sức mạnh Quân đội

Thứ trưởng Hoàng Xuân Chiến: Triển lãm Quốc phòng giúp người dân tin tưởng vào sức mạnh Quân đội

Thông qua Triển lãm Quốc phòng, người dân có thêm hiểu biết về nền công nghiệp quốc phòng quốc gia, tin tưởng vào sức mạnh của Quân đội.
Giá tiêu hôm nay 23/12/2024: Tiếp đà giảm, thị trường bị ảnh hưởng bởi đồng USD và dòng tiền đổ về cà phê

Giá tiêu hôm nay 23/12/2024: Tiếp đà giảm, thị trường bị ảnh hưởng bởi đồng USD và dòng tiền đổ về cà phê

Giá tiêu hôm nay 23/12/2024 tại thị trường trong nước tiếp tục giảm ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 144.000 - 145.500 đồng/kg.
Giá vàng hôm nay 23/12/2024: Giá vàng 'chao đảo', kim loại quý chuẩn bị vào đợt tăng mới, thận trọng với 'điểm rơi' của giá Bitcoin trong năm 2025?

Giá vàng hôm nay 23/12/2024: Giá vàng 'chao đảo', kim loại quý chuẩn bị vào đợt tăng mới, thận trọng với 'điểm rơi' của giá Bitcoin trong năm 2025?

Giá vàng hôm nay 23/12/2024: Giá vàng 'chao đảo', kim loại quý chuẩn bị vào đợt tăng mới, 'điểm rơi' của Bitcoin là năm 2025?
Giá vàng hôm nay 23/12/2024: Giá vàng 'chao đảo', kim loại quý chuẩn bị vào đợt tăng mới, thận trọng với 'điểm rơi' của giá Bitcoin trong năm 2025?

Giá vàng hôm nay 23/12/2024: Giá vàng 'chao đảo', kim loại quý chuẩn bị vào đợt tăng mới, thận trọng với 'điểm rơi' của giá Bitcoin trong năm 2025?

Giá vàng hôm nay 23/12/2024: Giá vàng 'chao đảo', kim loại quý chuẩn bị vào đợt tăng mới, 'điểm rơi' của Bitcoin là năm 2025?
Quốc gia lớn nhất Đông Nam Á công bố 3 xu hướng phát triển kinh tế sáng tạo

Quốc gia lớn nhất Đông Nam Á công bố 3 xu hướng phát triển kinh tế sáng tạo

Ngày 21/12, Bộ Kinh tế Sáng tạo Indonesia đề xuất 3 xu hướng phát triển kinh tế sáng tạo năm 2025.
Nghị sĩ lưỡng viện Quốc hội Mỹ thông qua một dự luật ngay trong đêm, chính phủ 'được cứu', ông Biden lên tiếng

Nghị sĩ lưỡng viện Quốc hội Mỹ thông qua một dự luật ngay trong đêm, chính phủ 'được cứu', ông Biden lên tiếng

Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ký phê chuẩn thành luật dự luật cấp ngân sách cho chính phủ liên bang đến giữa tháng 3/2025.
Lệnh cấm chồng chất, EU vẫn tăng cường mua dầu Nga ở mức tối đa, nước nào nhập nhiều hàng nhất?

Lệnh cấm chồng chất, EU vẫn tăng cường mua dầu Nga ở mức tối đa, nước nào nhập nhiều hàng nhất?

EU đã mua dầu Nga với tổng trị giá 687,5 triệu EUR trong tháng 10/2024. Đây là mức tối đa kể từ tháng 2 năm nay.
Ông Putin lộ điểm yếu nền kinh tế, thị trường bất ngờ về Ngân hàng Trung ương Nga

Ông Putin lộ điểm yếu nền kinh tế, thị trường bất ngờ về Ngân hàng Trung ương Nga

Ngân hàng Trung ương Nga đã khiến thị trường ngạc nhiên khi giữ nguyên lãi suất cơ bản ở mức 21%.
Dân Trung Quốc đổ xô đến đầu tư, thị trường bất động sản một quốc gia Đông Nam Á tăng trưởng nóng

Dân Trung Quốc đổ xô đến đầu tư, thị trường bất động sản một quốc gia Đông Nam Á tăng trưởng nóng

Khi thị trường bất động sản trong nước chìm sâu trong suy thoái, ngày càng có nhiều nhà đầu tư Trung Quốc chuyển hướng sang Thái Lan để tìm kiếm cơ hội.
Bất động sản: Chung cư không còn sốt nóng, ‘soi’ bảng giá đất mới nhất tại Hà Nội, bãi bỏ 5 văn bản liên quan việc cấp sổ đỏ

Bất động sản: Chung cư không còn sốt nóng, ‘soi’ bảng giá đất mới nhất tại Hà Nội, bãi bỏ 5 văn bản liên quan việc cấp sổ đỏ

Thị trường địa ốc Thủ đô hạ nhiệt, Hà Nội ban hành bảng giá đất mới, bãi bỏ 5 văn bản liên quan việc cấp sổ đỏ… là tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Vốn FDI tác động tích cực tới thị trường căn hộ dịch vụ Hà Nội

Vốn FDI tác động tích cực tới thị trường căn hộ dịch vụ Hà Nội

Thị trường căn hộ dịch vụ Hà Nội vẫn giữ vị trí nổi bật. Trong 3 năm tới, sẽ có khoảng hơn 2.000 căn hộ dịch vụ được đưa ra phục vụ thị trường Thủ ...
Bất động sản: Công điện yêu cầu chấn chỉnh công tác đấu giá đất, 3 yếu tố tác động giá địa ốc, thủ tục xác nhận thu nhập khi mua nhà ở xã hội

Bất động sản: Công điện yêu cầu chấn chỉnh công tác đấu giá đất, 3 yếu tố tác động giá địa ốc, thủ tục xác nhận thu nhập khi mua nhà ở xã hội

Thủ tướng ban hành Công điện yêu cầu chấn chỉnh công tác đấu giá đất, người trẻ gặp khó khi mua nhà… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Những nơi đáng sống, làm việc và phát triển nhất được vinh danh tại Giải thưởng Bất động sản châu Á

Những nơi đáng sống, làm việc và phát triển nhất được vinh danh tại Giải thưởng Bất động sản châu Á

Hơn 130 chủ đầu tư, đơn vị thiết kế hàng đầu đã hội tụ tại đêm chung kết Giải thưởng Bất động sản châu Á Propertyguru 2024 tổ chức tại Bangkok (Thái Lan).
Bất động sản: Không phải chung cư, đây mới là phân khúc ‘đẻ ra tiền’; phác họa chân dung và tâm lý người thuê, Hà Nội rà soát hơn 700 dự án

Bất động sản: Không phải chung cư, đây mới là phân khúc ‘đẻ ra tiền’; phác họa chân dung và tâm lý người thuê, Hà Nội rà soát hơn 700 dự án

Nên rót tiền vào đầu tư chung cư hay đất nền? Người thuê địa ốc ưa thích phân khúc dưới 10 triệu đồng/tháng… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản: Cửa hàng ‘đất vàng’ Hà Nội ế khách thuê, giá nhà tăng chóng mặt, thu nhập cao cũng khó mua

Bất động sản: Cửa hàng ‘đất vàng’ Hà Nội ế khách thuê, giá nhà tăng chóng mặt, thu nhập cao cũng khó mua

Nhóm người có thu nhập cao nhất cũng khó mua nhà; cửa hàng trên 'đất vàng' Hà Nội ế khách thuê… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/12: USD tăng phi mã, vượt mốc 108, Won Hàn Quốc 'ì ạch'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/12: USD tăng phi mã, vượt mốc 108, Won Hàn Quốc 'ì ạch'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/12 ghi nhận đồng USD tăng trên mốc 108, đạt mức cao nhất trong hai năm.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/12: USD 'tỏa sáng', leo đỉnh hai năm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/12: USD 'tỏa sáng', leo đỉnh hai năm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/12 ghi nhận đồng USD tăng so với các loại tiền tệ khác, đạt mức cao nhất trong hai năm.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/12: USD và Yen Nhật đi cùng đường, EUR tiếp tục giảm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/12: USD và Yen Nhật đi cùng đường, EUR tiếp tục giảm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/12 ghi nhận đồng USD tăng so với các loại tiền tệ chính.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/12: EUR tăng nhẹ trong phiên giao dịch đầy biến động

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/12: EUR tăng nhẹ trong phiên giao dịch đầy biến động

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/12 ghi nhận đồng USD giảm nhẹ so với các loại tiền tệ chính.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 16/12: USD hướng đến tuần tăng tốt nhất

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 16/12: USD hướng đến tuần tăng tốt nhất

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 16/12 ghi nhận đồng USD hướng đến tuần tăng tốt nhất trong một tháng.
Lợi suất trái phiếu chính phủ Đức sẽ đi về đâu?

Lợi suất trái phiếu chính phủ Đức sẽ đi về đâu?

Ngày 14/12, thị trường tài chính châu Âu chứng kiến sự gia tăng mạnh mẽ của lợi suất trái phiếu chính phủ Đức (Bund), đánh dấu mức tăng mạnh nhất trong vòng 8 tháng qua.
Phiên bản di động