Tập trung nguồn lực, nâng cao chất lượng xây dựng pháp luật

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 20/NQ-CPphiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 3/2019.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
tin nhap 20190320203346 Họp chuyên đề xây dựng pháp luật, Thủ tướng nhấn mạnh tinh thần phân cấp
tin nhap 20190320203346 Tạo thuận lợi cho địa phương giải ngân vốn đầu tư công

Theo đó, về nhiệm vụ xây dựng, hoàn thiện thể chế, pháp luật, Chính phủ xác định công cuộc đổi mới, hội nhập của đất nước đang bước sang giai đoạn phát triển mới, đòi hỏi Chính phủ phải tiếp tục đẩy mạnh hoàn thiện hệ thống pháp luật, nâng cao chất lượng thể chế, pháp luật, trước hết là các đạo luật. Thể chế, pháp luật cần thể hiện sâu sắc tinh thần đổi mới, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, xử lý kịp thời, hiệu quả, có tính bền vững cao đối với các vấn đề thực tiễn phát triển của đất nước.

Chính vì vậy, Chính phủ yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ phải trực tiếp chỉ đạo, tập trung các nguồn lực, nâng cao chất lượng, bảo đảm tiến độ chương trình xây dựng luật, pháp lệnh, cũng như các văn bản quy định chi tiết thi hành. Bộ Tư pháp tiếp tục nâng cao hơn nữa chất lượng thẩm định các dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật. Tại các phiên họp của Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp báo cáo Chính phủ việc tiếp thu ý kiến thẩm định của cơ quan chủ trì soạn thảo và các vấn đề quan trọng khác của dự án luật; các Bộ, cơ quan ngang bộ nghiêm túc nghiên cứu tiếp thu và giải trình đầy đủ ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp; các thành viên Chính phủ nêu cao tinh thần trách nhiệm trong việc xem xét, cho ý kiến đối với các dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật.  

Các Bộ, cơ quan ngang bộ phải coi việc rà soát, hoàn thiện hệ thống pháp luật thuộc ngành, lĩnh vực được phân công là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên; kịp thời phát hiện và xử lý các quy định trái pháp luật, không còn phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội. Bộ Tư pháp tăng cường việc kiểm tra đối với các thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương; kịp thời phát hiện và kiến nghị xử lý văn bản có quy định trái pháp luật.   

Hoàn thiện dự án Luật đầu tư công (sửa đổi)

Chính phủ thống nhất tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện và giải trình một số nội dung về dự án Luật đầu tư công (sửa đổi). Cụ thể về quy định đối với dự án bồi thường, giải phóng mặt bằng, Chính phủ yêu cầu trường hợp cần thiết tách phần đầu tư cho bồi thường, giải phóng mặt bằng của Dự án đầu tư công trong kế hoạch đầu tư công thành dự án độc lập, báo cáo cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định; phân định rõ với trường hợp dự án đầu tư công là Dự án bồi thường, giải phóng mặt bằng tạo quỹ đất công theo quy hoạch với tư cách là một dự án đầu tư công độc lập trong Kế hoạch đầu tư công. Bổ sung, hoàn thiện quy định đối với giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư, bảo đảm công tác chuẩn bị đầu tư được tiến hành chủ động, có chất lượng, nâng cao hiệu quả dự án.

Về tiêu chí mức vốn phân loại dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, B, C sử dụng vốn đầu tư công, Chính phủ thống nhất quy định tiêu chí mức vốn dự án quan trọng quốc gia là 20.000 tỷ đồng; điều chỉnh tăng tương ứng tiêu chí mức vốn đối với các dự án nhóm A, B, C; rà soát tiêu chí phân loại dự án, bảo đảm đồng bộ về tiêu chí mức vốn, lĩnh vực đầu tư gắn với thẩm quyền quyết định của mỗi cấp.

Về quy định đối với các dự án không phải quyết định chủ trương đầu tư, giữ quy định như dự thảo Luật Chính phủ đã trình Quốc hội, theo hướng dự án đặc biệt khác do Chính phủ quy định; các trường hợp khẩn cấp khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định, nhằm đáp ứng yêu cầu thực hiện trong các trường hợp đặc biệt, khẩn cấp liên quan đến quốc phòng, an ninh, đối ngoại, thiên tai, thảm họa, dịch bệnh có tính chất cấp bách, cần được quyết định ngay, chỉ sử dụng ngân sách dự phòng hàng năm, bảo đảm không ảnh hưởng đến cân đối và bội chi ngân sách chung.

Về trình tự, thủ tục, thẩm quyền trình đề xuất chương trình, dự án, quyết định chủ trương đầu tư đối với dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài: (1) chỉnh lý dự thảo Luật bảo đảm phù hợp với Luật Quản lý nợ công, theo hướng Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì trình Đề xuất chương trình, dự án; Bộ Tài chính chủ trì thẩm định về thành tố ưu đãi, tác động của khoản vay đối với các chỉ tiêu an toàn nợ công, cơ chế tài chính trong nước của Đề xuất chương trình, dự án, đồng thời xác định rõ trách nhiệm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong việc tổng hợp ý kiến thẩm định của Bộ Tài chính, trình Thủ tướng Chính phủ; (2) giữ như quy định hiện hành về thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư, theo đó Thủ tướng quyết định chủ trương đầu tư đối với các dự án vay ODA, vay ưu đãi nhóm A, B, C để thống nhất thẩm quyền của Trung ương trong việc quản lý nguồn vốn này trong việc kiểm soát nợ công, nợ Chính phủ, đồng thời giao cơ quan thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi là cơ quan trình Thủ tướng Chính phủ để bảo đảm rõ trách nhiệm trong thẩm định, phê duyệt dự án.

Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiếp tục phối hợp với cơ quan thẩm tra của Quốc hội và các cơ quan liên quan nghiên cứu, rà soát, đề xuất phương án, chỉnh lý, hoàn thiện các quy định về: phạm vi áp dụng Luật này và pháp luật về đầu tư theo hình thức PPP, đầu tư vốn của nhà nước vào doanh nghiệp, đầu tư dự án đầu tư công của doanh nghiệp nhà nước; đối tượng đầu tư công đối với hoạt động cấp bù lãi suất tín dụng ưu đãi, phí quản lý, cấp vốn điều lệ cho các ngân hàng chính sách, các quỹ; căn cứ thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn đối với các dự án có thời gian thực hiện kéo dài qua nhiều năm, qua nhiều kỳ kế hoạch đầu tư công trung hạn; sử dụng nguồn vốn dự phòng; thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư các dự án; thẩm quyền đối với dự án đầu tư công sử dụng nguồn vốn hỗn hợp; trình tự, thủ tục, tiến độ giải ngân nguồn vốn ODA không hoàn lại; thời hạn và các mốc thời gian, quy trình xây dựng, thời hạn trình phê duyệt, giao kế hoạch, thời hạn giải ngân vốn kế hoạch đầu tư công trung hạn; tiêu chí lựa chọn dự án đầu tư và hiệu quả đầu tư của dự án và các hành vi bị cấm trong đầu tư công.

Hộ chiếu phổ thông không gắn và có gắn chíp điện tử đều có thời hạn không quá 10 năm

Dự án Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam là dự án Luật rất quan trọng, nhằm cụ thể hóa quy định của Hiến pháp, tạo khuôn khổ pháp lý bảo đảm quyền xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam; đồng thời, đáp ứng yêu cầu về quản lý nhà nước, bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội trong lĩnh vực xuất cảnh, nhập cảnh của công dân. Chính phủ thống nhất về sự cần thiết ban hành và nội dung cơ bản của dự án Luật.

Chính phủ đã thảo luận và thống nhất quy định hộ chiếu phổ thông không gắn chíp điện tử và có gắn chíp điện tử đều có thời hạn không quá 10 năm; quy định xây dựng một cơ sở dữ liệu về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam được quản lý, khai thác, chia sẻ với các cơ quan cấp, kiểm soát xuất nhập cảnh, kết nối với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, căn cước công dân; trong phạm vi đối tượng và lĩnh vực quản lý được phân công, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hoặc Bộ trưởng Bộ Công an có thẩm quyền quyết định vấn đề kiểm soát xuất cảnh, nhập cảnh đối với người đi trên phương tiện quốc phòng, an ninh để thực hiện các nhiệm vụ quốc phòng, an ninh theo trình tự, thủ tục quy định của Chính phủ.

Thống nhất dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật tổ chức Chính phủ và Luật tổ chức chính quyền địa phương

Chính phủ thảo luận và cơ bản thống nhất với nội dung dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật tổ chức Chính phủ và Luật tổ chức chính quyền địa phương theo hướng: Về giảm số lượng Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, cần trình cả 2 phương án để Quốc hội thảo luận, cho ý kiến, trong đó, nhấn mạnh tính hợp lý của Phương án quy định chỉ có 1 Phó Chủ tịch ở tất cả các đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp huyện; bảo đảm phù hợp với tinh thần Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

Về giảm số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân trong cơ quan hành chính nhà nước, không quy định cụ thể trong dự thảo Luật để bảo đảm tính linh loạt, tránh tình trạng phải sửa đổi Luật trong trường hợp có sự thay đổi về cơ cấu số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân trong mỗi nhiệm kỳ bầu cử Hội đồng nhân dân.

Về cơ cấu thành viên Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, giữ như quy định của Luật tổ chức chính quyền địa phương hiện hành thì đẩy mạnh phân cấp, phân quyền hợp lý gắn với kiểm soát quyền lực hiệu quả của chính quyền địa phương là vấn đề rất lớn và quan trọng trong đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy theo hướng tính gọn, hiệu lực, hiệu quả; bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật về phân cấp, phân quyền, ủy quyền. Chính phủ yêu cầu Bộ Nội vụ tiếp tục rà soát, bổ sung, hoàn thiện nội dung quy định của dự thảo Luật về vấn đề này.

Hoàn thiện dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật cán bộ, công chức và Luật Viên chức

Đối với dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật cán bộ, công chức và Luật Viên chức, về vấn đề xác định đối tượng là công chức, Chính phủ thống nhất phương án quy định theo hướng không có đối tượng cán bộ, công chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập nói chung. Đối với đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm kinh phí hoạt động phục vụ nhiệm vụ chính trị và phục vụ quản lý nhà nước thì giao Chính phủ quy định cụ thể việc thực hiện chế độ công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức đối với những người làm việc trong bộ máy lãnh đạo, quản lý.

Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ và các cơ quan liên quan tiếp thu ý kiến các thành viên Chính phủ, ý kiến thẩm định, thẩm tra, chỉnh lý, hoàn thiện dự án Luật; báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước khi trình Quốc hội.

Về một số vấn đề triển khai thi hành Luật Quy hoạch, Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các Bộ: Tư pháp, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giao thông vận tải và các cơ quan liên quan khẩn trương rà soát, hoàn thiện đồng bộ khuôn khổ pháp lý để thực hiện Luật Quy hoạch, Luật sửa đổi, bổ sung 37 luật có liên quan đến quy hoạch và các văn bản pháp luật khác có liên quan; tổng hợp các vướng mắc phát sinh, đề xuất giải pháp tổng thể xử lý dứt điểm các vướng mắc phát sinh trong quá trình triển khai thực hiện Luật Quy hoạch, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 3/2019.

tin nhap 20190320203346
Vướng mắc là sửa ngay, không chờ đợi

Phát biểu tại phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật hôm nay, 22/8, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: Yêu cầu ...

tin nhap 20190320203346
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh tiếp xúc cử tri tại Quảng Ninh

Thông báo với cử tri về kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XIII, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh cho biết Quốc hội sẽ ...

(theo VGP News)

Đọc thêm

Thủ đô Oslo của Na Uy - kiên định trên con đường xanh

Thủ đô Oslo của Na Uy - kiên định trên con đường xanh

Baoquocte.vn. Thủ đô Oslo của Na Uy - quốc gia Bắc Âu xinh đẹp, đang nỗ lực thực hiện các mục tiêu chuyển đổi xanh.
Giá xăng dầu hôm nay 9/1: Thế giới 'quay xe' giảm hơn 1%; trong nước nhiều khả năng giữ đà tăng

Giá xăng dầu hôm nay 9/1: Thế giới 'quay xe' giảm hơn 1%; trong nước nhiều khả năng giữ đà tăng

Kết thúc phiên giao dịch ngày 8/1, giá dầu bất ngờ giảm hơn 1%, từ bỏ mức tăng đầu phiên. Trong nước, giá xăng chiều nay được dự báo sẽ ...
Việt Nam 'rộng đường' phát triển tài chính xanh

Việt Nam 'rộng đường' phát triển tài chính xanh

Baoquocte.vn. Tài chính xanh đang trở thành một xu hướng đầu tư quan trọng toàn cầu, mang lại cơ hội lớn cho nhà đầu tư.
Nhà sản xuất Quốc Bảo TKM nói gì về việc hotgirl, hoa hậu đóng phim, diễn thời trang?

Nhà sản xuất Quốc Bảo TKM nói gì về việc hotgirl, hoa hậu đóng phim, diễn thời trang?

Việc các người đẹp có danh hiệu hoặc bước ra từ mạng xã hội lấn sân xuất hiện ở nhiều dự án phim ảnh, sàn thời trang gây nhiều ý ...
Ba Lan đóng cửa một lãnh sự quán ở Nga, ấn định ngày tổng tuyển cử

Ba Lan đóng cửa một lãnh sự quán ở Nga, ấn định ngày tổng tuyển cử

Ba Lan đã đóng cửa lãnh sự quán nước này tại Saint Petersburg của Nga, sau những mâu thuẫn căng thẳng giữa hai nước.
Đấu tranh chống buôn người, Anh ban hành 'cơ chế trừng phạt độc lập' đầu tiên trên thế giới

Đấu tranh chống buôn người, Anh ban hành 'cơ chế trừng phạt độc lập' đầu tiên trên thế giới

Nhằm ngăn chặn dòng người di cư bất hợp pháp qua eo biển Manche, Anh thông báo sẽ áp dụng các biện pháp trừng phạt kinh tế nhằm vào tội ...
Đóng băng xung đột Nga-Ukraine năm 2025, hy vọng và tính khả thi

Đóng băng xung đột Nga-Ukraine năm 2025, hy vọng và tính khả thi

Từ cục diện chiến trường, đối đầu địa chính trị và thông điệp từ các bên, nổi lên chuyện đóng băng chiến sự và giải pháp chấm dứt xung đột ở Ukraine.
Thông điệp Năm mới 2025: Hy vọng về sự khởi đầu mới, cần một 'giải pháp chữa lành'

Thông điệp Năm mới 2025: Hy vọng về sự khởi đầu mới, cần một 'giải pháp chữa lành'

Thời điểm năm mới, cùng với màn pháo hoa rực rỡ và tiếng đồng hồ đếm ngược giục giã, nhân loại ngóng chờ thông điệp từ các nhà lãnh đạo thế giới.
Ấn Độ: ‘Hướng Đông’ và ‘Ngó Tây’

Ấn Độ: ‘Hướng Đông’ và ‘Ngó Tây’

Những thay đổi trong chính sách của Ấn Độ trong thời gian gần đây cho thấy New Dehli ngày càng quan tâm tới hướng Tây như vùng Vịnh.
Những con bài nặng ký của Thổ Nhĩ Kỳ

Những con bài nặng ký của Thổ Nhĩ Kỳ

Chuyến thăm của Chủ tịch EC Ursula von der Leyen tới Ankara là cơ hội để Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm ảnh hưởng và mở thêm cơ hội gia nhập EU.
Nga-Ấn Độ: Chiều sâu của quan hệ đối tác

Nga-Ấn Độ: Chiều sâu của quan hệ đối tác

Chuyến thăm Nga của Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ một lần nữa cho thấy chiều sâu của mối quan hệ đối tác quân sự truyền thống giữa New Dehli và Moscow.
Thỏa thuận ngừng bắn Israel-Hezbollah: Con đường dài hòa giải

Thỏa thuận ngừng bắn Israel-Hezbollah: Con đường dài hòa giải

Việc Israel và Hezbollah chấp thuận thỏa thuận ngừng bắn làm dấy lên hy vọng có thể tạo hiệu ứng hòa giải cho các 'điểm nóng' xung đột dai dẳng khác.
Không cho con mồi chạy thoát: Máy bay không người lái FPV đã biến đổi xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Không cho con mồi chạy thoát: Máy bay không người lái FPV đã biến đổi xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Máy bay không người lái FPV xuất phát từ một thứ mới lạ rồi ngày càng phổ biến và trở thành loại vũ khí quan trọng thay đổi xung đột Nga-Ukraine.
Chuyên gia lý giải việc Ukraine phản công tại Kursk: Một mũi tên trúng nhiều đích, liều một phen ăn cả

Chuyên gia lý giải việc Ukraine phản công tại Kursk: Một mũi tên trúng nhiều đích, liều một phen ăn cả

Việc Ukraine phản công tại Kursk có thể phục vụ một số mục đích, nhưng trên hết là gửi thông điệp tới ông Trump về việc ủng hộ Kiev.
Syria - cơ hội để Trung Đông tự định hình một tương lai tươi sáng

Syria - cơ hội để Trung Đông tự định hình một tương lai tươi sáng

Sự ổn định của Syria, quốc gia nằm tại trung tâm Trung Đông, là lợi ích của tất cả các bên.
Truyền thông Campuchia đề cao tinh thần đoàn kết quốc tế với Việt Nam nhân sự kiện Chiến thắng 7/1

Truyền thông Campuchia đề cao tinh thần đoàn kết quốc tế với Việt Nam nhân sự kiện Chiến thắng 7/1

Truyền thông Campuchia ca ngợi tinh thần đoàn kết với Việt Nam nhân sự kiện Chiến thắng 7/1 (1979-2025) giải phóng khỏi chế độ diệt chủng Pol Pot
Thực ra, ông Trump thích một 'định dạng khác' của quan hệ Nga-Ukraine, không phải đàm phán hòa bình!

Thực ra, ông Trump thích một 'định dạng khác' của quan hệ Nga-Ukraine, không phải đàm phán hòa bình!

Theo một số phân tích của các học giả, tổ chức quốc tế, một cuộc xung đột Nga-Ukraine trong tầm kiểm soát mang lại lợi ích cho nước Mỹ.
Kế sách về xung đột Nga-Ukraine của ông Trump: 'Nói như thợ cắt vải, nhưng làm mới như thợ may'

Kế sách về xung đột Nga-Ukraine của ông Trump: 'Nói như thợ cắt vải, nhưng làm mới như thợ may'

Sự sắp trở lại Nhà Trắng của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump sẽ định hình đáng kể xu hướng mới trong cuộc xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động