Tàu Apollo 11 có đổ bộ lên Mặt Trăng?

Trong khi cả nước Mỹ hân hoan kỷ niệm 40 năm ngày tàu Apollo 11 của họ lần đầu tiên đặt chân lên Mặt Trăng (20/7/1969-20/7/2009), thì cũng là lúc vô số lý do hoài nghi được nêu ra để chứng minh rằng cuộc đổ bộ trên chỉ là “rởm”. Sự thật ra sao?
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Để chấm dứt những lời đồn đoán ngày càng tăng của dư luận, Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) phát hành hẳn một cuốn sách dày 30.000 trang để chứng minh rằng cuộc đổ bộ vào năm 1969 thực sự đã diễn ra.

1- Khi các nhà du hành vũ trụ cắm cờ Mỹ trên Mặt Trăng, cờ đã tung bay trong khi trên Mặt Trăng không có gió.

Trong cuốn sách, NASA giải thích rằng lá cờ được cắm theo phương thẳng đứng và sẽ chuyển động đơn giản khi các nhà du hành xoay cán cờ để cắm nó vào vị trí đã chọn trên Mặt Trăng. Hơn nữa, do cán cờ bằng nhôm rất nhẹ, nên tiếp tục rung sau khi các nhà du hành đã đi khỏi, tạo cảm giác có gió thổi.

2- Không có bất kỳ ngôi sao nào xuất hiện trong các bức ảnh do các nhà du hành trên tàu Apollo 11 chụp từ bề mặt của Mặt Trăng.

Về nghi vấn này, NASA lý giải rằng tàu Apollo hạ cánh xuống Mặt Trăng khi Trái Đất là buổi sáng và có nắng Mặt trời chiếu nhẹ. Do vậy, những ngôi sao này bị lu mờ bởi ánh sáng từ Trái Đất. Thực tế, bằng mắt thường, đứng trên Mặt Trăng, các nhà du hành có thể nhìn thấy những ngôi sao, chỉ có điều nó không đủ độ sáng để “bắt” máy ảnh.

3- Trong ảnh, người ta không nhìn thấy hố đất bị cháy sém trên bề mặt của Mặt Trăng khi tàu vũ trụ hạ cánh.

Tàu vũ trụ hạ cánh xuống bề mặt đá rắn, lại được phủ một lớp bụi Mặt Trăng, vì vậy không có lý do gì lại tạo ra một hố đen bị cháy sém. Thậm chí cả khi bề mặt không cứng, thì toàn bộ sức ép được tạo ra từ các động cơ vào thời điểm hạ cánh hay cất cánh cũng rất thấp nếu so với khi nó hạ cánh trên Trái Đất bởi vì trên Mặt Trăng thiếu trọng lực.

4- Cứ cho là không để lại hố trên bề mặt, song khoang đổ bộ nặng 17 tấn đáng lẽ phải để lại dấu vết nào đó trên cát vì bước chân của hai nhà du hành hiện rất rõ?

Do lớp bụi Mặt Trăng khá mỏng, khi khoang đổ bộ hạ cánh xuống bề mặt đá cứng, bụi bị chính động cơ của tàu thổi bay khi nó hạ xuống, nhanh chóng rải đều trên bề mặt và chỉ khi các nhà du hành bước đi trên Mặt Trăng, bụi mới hằn vết chân của họ.

5- Trong bầu không khí không có độ ẩm và trọng lực, tại sao những dấu chân trên Mặt trăng của các phi hành gia lại có trạng thái như thể chúng được tạo ra trên cát ướt?

Thiếu gió trên Mặt Trăng có nghĩa là những dấu chân vẫn giữ nguyên trạng thái vì lớp bụi khô không bị thổi bay giống như khi nhà du hành bước đi trong hoàn cảnh tương tự trên Trái Đất. 

6- Lúc tàu vũ trụ rời Mặt Trăng trở về Trái Đất, người ta không nhìn thấy lửa từ tên lửa đẩy.

Các tên lửa đẩy của khoang đổ bộ hoạt động bằng nhiên liệu tổng hợp hydrazine và dinitrogen tetroxide, những loại nhiên liệu khi đốt cháy không thấy lửa.

7- Nếu quay nhanh đoạn phim về cuộc đi bộ của các nhà du hành trên Mặt Trăng vào năm 1969, người ta có cảm giác như phim được ghi hình ở Trái Đất, rồi được làm giảm tốc độ khuôn hình.

Điều tốt nhất bạn có thể nói là: vâng, một chút, nhưng không thật sự như thế.

8- Người ta cho rằng các nhà du hành không thể sống sót khi phơi nhiễm với vành đai bức xạ Van Allen.

Điều đó phần lớn dựa vào tuyên bố của một nhà du hành Nga. Thực ra, vượt qua vành đai chỉ mất một thời gian rất ngắn, cộng với màn bảo vệ từ tàu vũ trụ, có nghĩa là bất cứ rủi ro nhiễm xạ nào cũng sẽ là rất thấp.

9- Những viên đá mang về từ Mặt Trăng giống hệt những viên đá được các nhà thám hiểm Nam Cực sưu tầm.

Một số hòn đá của Mặt Trăng được tìm thấy trên Trái Đất, nhưng tất cả đều có cấu trúc hình kim và bị ôxy hóa ngay khi chúng rơi vào bầu không khí của Trái Đất giống như các thiên thạch. Các nhà nghiên cứu địa chất đã khẳng định chắc chắn rằng những viên đá do tàu Apollo mang về phải do con người mang về từ Mặt Trăng.

10- Tất cả 6 lần đổ bộ lên Mặt Trăng đều diễn ra trong nhiệm kỳ của Tổng thống Richard Nixon. Dù công nghệ phát triển nhanh chóng 40 năm qua, song không một vị Tổng thống Mỹ nào sau này tuyên bố đưa người lên Mặt Trăng.

Đây là vấn đề ưa thích trong số những người theo chủ nghĩa hoài nghi, bởi vì nó đâu cần bằng chứng ngoại trừ chỉ rõ nhiệm kỳ của Tổng thống Nixon. Thực tế là sau cuộc hạ cánh của tàu Apollo, cuộc đua đã chiến thắng và tiền cũng đã cạn. Liên Xô không quan tâm tới lần thứ hai và các chính trị gia hai nước cũng nhận ra rằng những nhiệm vụ quỹ đạo thấp hơn có tiềm năng về quân sự và thương mại hơn hẳn.

Phương Vân (theo Telegraph)

Đọc thêm

Ngày Quốc tế phòng chống tiếng ồn 25/4: Tác hại nghiêm trọng của ô nhiễm tiếng ồn

Ngày Quốc tế phòng chống tiếng ồn 25/4: Tác hại nghiêm trọng của ô nhiễm tiếng ồn

Ô nhiễm tiếng ồn không còn xa lạ với nhiều người, đặc biệt là người dân sống ở thành thị. Tình trạng này ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe ...
Nga nói gì về việc Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc?

Nga nói gì về việc Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc?

Nga cho rằng, chuyến thăm đang diễn ra của Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tới Trung Quốc nhằm mục đích phá vỡ mối quan hệ Moscow-Bắc Kinh.
Không gian đi bộ Hồ Gươm kéo dài hoạt động trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Không gian đi bộ Hồ Gươm kéo dài hoạt động trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Trong dịp nghỉ lễ 30/4-1/5, quận Hoàn Kiếm kéo dài thời gian hoạt động các không gian đi bộ trên địa bàn quận tới 6 ngày, từ 26/4 đến hết ...
Cặp đôi sinh non cùng ngày trong bệnh viện nên duyên sau gần 30 năm

Cặp đôi sinh non cùng ngày trong bệnh viện nên duyên sau gần 30 năm

Từ hai đứa trẻ sinh non tại cùng một bệnh viện vào năm 1994, giờ đây họ là cặp vợ chồng hạnh phúc, vừa chào đón con đầu lòng.
Tìm thấy hóa thạch rùa khổng lồ cổ đại đã tuyệt chủng 57 triệu năm

Tìm thấy hóa thạch rùa khổng lồ cổ đại đã tuyệt chủng 57 triệu năm

Các nhà cổ sinh vật học vừa phát hiện hóa thạch rùa khổng lồ niên đại 57 triệu năm trước ở Colombia.
Nghỉ lễ 30/4-1/5: Trải nghiệm phiên chợ vùng cao độc đáo trong lòng Hà Nội

Nghỉ lễ 30/4-1/5: Trải nghiệm phiên chợ vùng cao độc đáo trong lòng Hà Nội

Phiên chợ là sự kết hợp giữa không gian hội chợ, không gian vui chơi gắn với các hoạt động văn hóa đặc trưng của phiên chợ vùng cao ngay ...
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động