Tây Ban Nha tổng tuyển cử: Thay đổi nhiều, tác động ít?

Lưu Huỳnh
Ngày 23/7, Tây Ban Nha chính thức bước vào cuộc tổng tuyển cử, với một số diễn biến đáng chú ý.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez. (Nguồn: TTXVN)
Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez. (Nguồn: TTXVN)

Trong bối cảnh hiện tại, tình hình đang có phần bất lợi cho đảng Xã hội (PSOE) cầm quyền của Thủ tướng Pedro Sánchez. Ngày 28/5, chính đảng này đã hứng chịu thất bại nặng nề trong cuộc bầu cử địa phương và khu vực.

Tại đây, PSOE chỉ nhận được 28,2% số phiếu. Trong khi đó, đảng Nhân dân (PP) của ông Alberto Núñez Feijóo đã giành được 31,5% phiếu, tăng tới 9% so với năm 2019. Đảng cực hữu Vox nhận được 7,2 số phiếu. Kết quả này buộc ông Sanchez phải tổ chức tổng tuyển cử sớm ngày 23/7, thay vì tháng 12 như dự kiến.

Tuy nhiên, chiến thắng của PP trong cuộc bầu cử tuần này không đồng nghĩa rằng lãnh đạo đảng, Alberto Núñez Feijóo nghiễm nhiên trở thành Thủ tướng. Theo Hiến pháp, đảng này cần 176/350 ghế nghị sĩ để giành đa số tuyệt đối và bầu ông Feijóo làm Thủ tướng ngay vòng bỏ phiếu đầu tiên tại Quốc hội. Còn không, PP cần giành được đa số phiếu cần thiết trong lần bỏ phiếu bầu thủ tướng tiếp theo.

Cả hai kịch bản này sẽ chỉ khả thi nếu như PP bắt tay với Vox. Song, nó đồng nghĩa rằng đảng này sẽ phải nhượng bộ về một số chính sách cho lực lượng cực hữu. Không ít cử tri, thậm chí cả các nghị sĩ PP, cho rằng Vox không phải là một đối tác phù hợp trong bất kỳ liên minh cầm quyền nào. Tuy nhiên, liệu lập trường này có duy trì sau kết quả tổng tuyển cử hay không, lại là chuyện khác.

Về phần mình, sau thất bại ngày 28/5, PSOE đứng trước bất lợi lớn. Nhiều cử tri không hài lòng khi liên minh cầm quyền ngày một thiên tả, cùng với việc triển khai chính sách gây tranh cãi về nữ quyền và người chuyển giới. Những đấu đá trước đó giữa hai đảng liên minh là Unidas Podemos và Sumar cũng khiến vị thế của họ suy yếu, tác động đến sự ủng hộ dành cho PSOE trên chính trường Madrid.

Trong bối cảnh đó, PSOE cần tập trung vào hai lĩnh vực lớn đã có thành tựu thời gian qua là kinh tế và chính sách xã hội. Sau quãng thời gian tái khởi động chậm trong và ngay sau dịch Covid-19, nền kinh tế Tây Ban Nha đang có dấu hiệu khởi sắc với tăng trưởng, kiểm soát lạm phát và tạo việc làm đều ở mức cao hơn so với mặt bằng chung ở châu Âu. Madrid đã thông qua một số chính sách xã hội quan trọng như nâng lương tối thiểu, giảm hợp đồng lao động ngắn hạn, biện pháp hỗ trợ trong dịch Covid-19 và đối phó hệ quả lạm phát do xung đột Nga-Ukraine.

Tuy nhiên, chuyên gia Jose Ignacio Torreblance thuộc Hội đồng Quan hệ Đối ngoại châu Âu (ECFR) nhận định, kết quả cuộc tổng tuyển cử tới sẽ không ảnh hưởng nhiều đến nhiệm kỳ Chủ tịch Hội đồng châu Âu (EC) của Tây Ban Nha.

Theo ông, đây là “nhiệm kỳ vàng” (nhiệm kỳ Chủ tịch luân phiên cuối cùng trước bầu cử Nghị viện châu Âu tháng 7/2024). Điều này đồng nghĩa với sự xuất hiện của các vấn đề “nóng” như khả năng kết nạp Ukraine vào Liên minh châu Âu (EU), luật tài chính, thị trường điện hay người di cư. Dù vậy, chuyên gia này nhận định ba yếu tố sau sẽ bảo vệ EU khỏi tác động từ cuộc bầu cử tại Madrid.

Thứ nhất, bộ máy của EU đã quen với “chế độ lái bán tự động” (ý chỉ vận hành một cách độc lập) dù Chủ tịch luân phiên EC là ai. Thứ hai, dù còn tồn tại nhiều bất đồng, song cả đảng PP và PSOE đều chia sẻ quan điểm trong các vấn đề đối ngoại, với lập trường ủng hộ EU và quan hệ hai bờ Đại Tây Dương. Thứ ba, bộ máy xây dựng chính sách cho khối, bao gồm Bộ trưởng các vấn đề EU của Tây Ban Nha cùng Đại diện thường trực EU tại Madrid, vẫn tiếp tục hoạt động hiệu quả và góp phần kết nối giữa những cơ quan Tây Ban Nha với cơ chế của khối.

Do đó, cuộc tổng tuyển cử sắp tới có thể dẫn đến một số thay đổi ở Madrid, song sẽ không tác động nhiều tới nhiệm kỳ Chủ tịch Hội đồng châu Âu của nước này.

Tây Ban Nha: Cháy rừng tại đảo La Palma, hàng nghìn người sơ tán

Tây Ban Nha: Cháy rừng tại đảo La Palma, hàng nghìn người sơ tán

Ngày 15/7, các nhà chức trách Tây Ban Nha cho biết, vụ cháy rừng trên đảo La Palma khiến khoảng 2.500 người phải sơ tán.

Tin thế giới 18/7: Nga tiến sâu vào Đông Bắc Ukraine, Pheu Thai tính đề xuất ứng viên thủ tướng

Tin thế giới 18/7: Nga tiến sâu vào Đông Bắc Ukraine, Pheu Thai tính đề xuất ứng viên thủ tướng

Ukraine kích hoạt cảnh báo ở Odessa, Pakistan chốt ngày giải tán chính phủ, Tổng thống Israel thăm Mỹ… là một số tin quốc tế ...

Điểm tin thế giới sáng 19/7: Tổng thống Israel thăm Mỹ, làm sâu sắc quan hệ Trung Quốc-Algeria, Pháp thể hiện cam kết với Papua New Guinea

Điểm tin thế giới sáng 19/7: Tổng thống Israel thăm Mỹ, làm sâu sắc quan hệ Trung Quốc-Algeria, Pháp thể hiện cam kết với Papua New Guinea

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 19/7.

Bầu cử Mỹ 2024: Ông Biden nhận được sự ủng hộ ‘áp đảo’, vượt xa cháu cố Tổng thống John F. Kennedy tại đảng Dân chủ

Bầu cử Mỹ 2024: Ông Biden nhận được sự ủng hộ ‘áp đảo’, vượt xa cháu cố Tổng thống John F. Kennedy tại đảng Dân chủ

Ngày 19/7, theo kết quả thăm dò mới nhất, khoảng 70% đảng viên đảng Dân chủ tại bang New Hampshire ủng hộ Tổng thống Mỹ ...

Bầu Thủ tướng Thái Lan: Quốc hội sắp triệu tập cuộc họp chung

Bầu Thủ tướng Thái Lan: Quốc hội sắp triệu tập cuộc họp chung

Ngày 19/7, Chủ tịch Quốc hội Thái Lan Wan Muhamad Noor Matha thông báo sẽ có một cuộc họp chung nữa giữa Hạ viện và ...

Đọc thêm

Nỗi đau và bài học từ chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam qua hội thảo tại Đại học George Washington

Nỗi đau và bài học từ chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam qua hội thảo tại Đại học George Washington

Đại học George Washington (Mỹ) đã tổ chức Hội thảo với chủ đề 'Các chiến dịch sơ tán ở miền Bắc Việt Nam và trường hợp trẻ em tại Đặc ...
Điện mừng Quốc khánh Cộng hòa Togo lần thứ 64

Điện mừng Quốc khánh Cộng hòa Togo lần thứ 64

Lãnh đạo Việt Nam đã gửi điện mừng đến lãnh đạo Togo nhân dịp kỷ niệm lần thứ 64 Quốc khánh Cộng hòa Togo (27/4/1960-27/4/2024).
Điện mừng Quốc khánh Cộng hòa Nam Phi lần thứ 30

Điện mừng Quốc khánh Cộng hòa Nam Phi lần thứ 30

Lãnh đạo Việt Nam đã gửi điện mừng đến lãnh đạo Nam Phi nhân dịp kỷ niệm lần thứ 30 Quốc khánh Cộng hòa Nam Phi (27/4/1994-27/4/2024).
Quân đội Mỹ bắt đầu xây dựng bến cảng ngoài khơi Dải Gaza

Quân đội Mỹ bắt đầu xây dựng bến cảng ngoài khơi Dải Gaza

Quân đội Mỹ đã bắt đầu xây dựng một bến tàu hàng hải cho phép viện trợ nhân đạo vào vùng đất Gaza, cảng dự kiến hoạt động vào đầu ...
Quốc gia tự tin tuyên bố đóng vai trò bảo trợ cho Palestine mà không làm Israel căng thẳng

Quốc gia tự tin tuyên bố đóng vai trò bảo trợ cho Palestine mà không làm Israel căng thẳng

Ngày 27/4, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Hakan Fidan cho biết nước này sẵn sàng đóng vai trò là quốc gia bảo trợ cho Palestine với sự ủng hộ từ ...
Olympic Paris 2024: Pháp hứa hẹn tổ chức một kỳ Olympic 'ngoạn mục song có trách nhiệm'

Olympic Paris 2024: Pháp hứa hẹn tổ chức một kỳ Olympic 'ngoạn mục song có trách nhiệm'

Ngày 26/4, tại sân vận động Panathenaic ở thủ đô Athens, Hy Lạp, ngọn đuốc Olympic đã được chuyển giao cho ban tổ chức Olympic Paris 2024.
Quân đội Mỹ bắt đầu xây dựng bến cảng ngoài khơi Dải Gaza

Quân đội Mỹ bắt đầu xây dựng bến cảng ngoài khơi Dải Gaza

Quân đội Mỹ đã bắt đầu xây dựng một bến tàu hàng hải cho phép viện trợ nhân đạo vào vùng đất Gaza, cảng dự kiến hoạt động vào đầu tháng 5.
Quốc gia tự tin tuyên bố đóng vai trò bảo trợ cho Palestine mà không làm Israel căng thẳng

Quốc gia tự tin tuyên bố đóng vai trò bảo trợ cho Palestine mà không làm Israel căng thẳng

Ngày 27/4, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Hakan Fidan cho biết nước này sẵn sàng đóng vai trò là quốc gia bảo trợ cho Palestine với sự ủng hộ từ Israel.
Ukraine nhận tên lửa Patriot từ Tây Ban Nha, tuyên bố bắn hạ nhiều tên lửa của Nga

Ukraine nhận tên lửa Patriot từ Tây Ban Nha, tuyên bố bắn hạ nhiều tên lửa của Nga

Ngày 27/4, Ukraine tuyên bố bắn hạ nhiều tên lửa của Nga. Trước đó, Kiev tiếp nhận nhiều vũ khí, trong đó có tên lửa Patriot từ Tây Ban Nha.
Thảm họa lũ lụt tàn khốc ở Đông Phi

Thảm họa lũ lụt tàn khốc ở Đông Phi

Đông Phi đang phải đối mặt với một trong những thảm họa lũ lụt tồi tệ nhất trong lịch sử, với hơn 200 người thiệt mạng và hàng trăm nghìn người ly tán.
Lý do hoãn chuyến thăm Mỹ của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan

Lý do hoãn chuyến thăm Mỹ của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan

Chuyến thăm Mỹ vào ngày 9/5 của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan đã bị hoãn lại sang thời điểm thuận tiện cho cả hai bên do xung đột về lịch trình.
Bộ Quốc phòng Mỹ hồi đáp báo giới liên quan vấn đề chia sẻ chi phí quân sự với Hàn Quốc

Bộ Quốc phòng Mỹ hồi đáp báo giới liên quan vấn đề chia sẻ chi phí quân sự với Hàn Quốc

Mỹ khẳng định theo đuổi một kết quả công bằng, bình đẳng để duy trì và tăng cường quan hệ đồng minh song phương.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động