Tết mùa Covid - Tết… thích ứng

Thu Hà
Mỗi năm, khi Tết cận kề, người người hỏi nhau đi đâu, chơi gì, rồi những cuộc thăm viếng, chúc tụng, du xuân.... Thế nhưng, với dịp Tết Nhâm Dần, có lẽ đón Tết cũng cần… linh hoạt, thích ứng.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Tết mùa Covid - Tết… thích ứng
Mùa Tết này, hãy dành thời gian bên gia đình và động viên nhau rằng sẽ sớm thôi, đại dịch sẽ qua, chúng ta đều sẽ bình an.

Năm 2021, cả nước phải gồng mình gánh chịu làn sóng đại dịch Covid-19 thứ 4 do biến thể Delta gây ra.

Cho đến nay, khi chuẩn bị bước vào dịp nghỉ Tết Dương lịch và gần một tháng nữa sẽ tới Tết Nguyên đán, trong 10 ngày qua, cả nước vẫn ghi nhận trung bình 16.000 ca mắc mới mỗi ngày.

Theo thống kê mới nhất từ Cổng thông tin của Bộ Y tế về đại dịch Covid-19, trong ngày 30/12, Việt Nam ghi nhận kỷ lục 17.000 ca mắc mới, trong đó, nhiều địa phương tiếp tục có hàng trăm, thậm chí hàng nghìn ca nhiễm mỗi ngày.

Tại Thủ đô Hà Nội, dịch diễn biến phức tạp. Tính từ ngày 24-30/12, trung bình vẫn có gần 2.000 ca bệnh được ghi nhận mỗi ngày.

Đến nay, cả nước có hơn 1,7 triệu người nhiễm Covid-19, trong đó, hơn 32.000 người đã ra đi mãi mãi. Trung bình mỗi ngày trong tuần qua, vẫn có hơn 230 người tử vong.

Khi thay đổi chiến lược từ “Zero Covid” sang sống chung an toàn với Covid-19, việc số ca bệnh tăng lên là điều dễ hiểu, bởi nguy cơ lây lan khi các hoạt động sản xuất, dịch vụ mở cửa lại cùng các sự kiện tập trung đông người như liên hoan, đám tang, đám cưới... được tổ chức.

Bên cạnh đó, theo thống kê, số ca nhiễm không có triệu chứng ở Việt Nam khá cao, chiếm hơn 85%. Nếu ngoài cộng đồng có nhiều người nhiễm không triệu chứng, việc tiếp xúc hàng ngày sẽ làm lây lan dịch bệnh nhanh chóng, đặc biệt đe dọa tới những người có hệ miễn dịch yếu như người có bệnh nền, người chưa được tiêm vaccine hoặc người cao tuổi.

Theo Cục Quản lý Khám chữa bệnh, số ca tử vong ở người trên 65 tuổi và có bệnh nền chiếm 47,67%; 36,58% là người từ 50-56 tuổi; 18-49 là 15,34%; nhóm từ 0- 17 tuổi là 0,42%. Như vậy, tổng số ca tử vong từ 50 tuổi trở lên chiếm đến 84%.

Mặc dù vậy, như Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã nói trong một cuộc họp gần đây, chúng ta không có cách nào khác là phải thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh, mở cửa nền kinh tế, khôi phục và phát triển kinh tế xã hội.

Và trong công thức phòng chống dịch bệnh luôn có yếu tố “đề cao ý thức người dân”.

Đúng như vậy. Để phục hồi kinh tế, cần phải thích ứng và mở cửa. Để mở cửa, Đảng, Nhà nước và Chính phủ đã nỗ lực chuẩn bị cho đất nước một hệ miễn dịch đủ để có thể ứng phó lại với đại dịch vẫn còn hoành hành, đó là chiến dịch tiêm vaccine toàn dân.

Tết này, hãy dành chút thời gian để tưởng niệm những người đã mất vì đại dịch, để vinh danh những người đã quên mình chiến đấu chống lại đại dịch trong suốt hai năm qua.

Cho đến 14h ngày 30/12, cả nước đã tiêm hơn 149,3 triệu liều vaccine Covid-19, trong đó, 99% dân số trên 18 tuổi được phủ 1 liều, số người đã tiêm đủ 2 liều đạt tỷ lệ 89,2% và đang tiến hành tiêm mũi tăng cường để củng cố hệ miễn dịch trước biến thể mới.

Đặc biệt, hầu hết các tỉnh đều có tỷ lệ bao phủ một mũi vaccine đạt từ 88% trở lên, trong khi tỷ lệ phủ đủ liều là từ 62,5% trở lên.

Dù tỷ lệ tiêm chủng khá cao, song, trong bối cảnh Việt Nam đã xuất hiện ca nhiễm biến thể mới Omicron, được đánh giá là có tốc độ lây lan nhanh và có khả năng “né” miễn dịch, nguy cơ đại dịch lây lan mạnh vào các dịp lễ, Tết là hoàn toàn có cơ sở.

Lúc này, vũ khí bảo vệ cơ thể khỏi đại dịch chính là ý thức của mỗi người, mỗi nhà.

Rõ ràng, trong hai năm đại dịch, nhiều việc làm, thói quen, suy nghĩ của nhiều người dân đã thay đổi để thích ứng với những lần giãn cách xã hội, hay đơn giản là để tránh dịch như ít tụ tập hơn, ở nhà nhiều hơn, làm việc, học hành từ xa hay thậm chí, họp mặt… từ xa.

Tết mùa Covid - Tết… thích ứng
Đường phố Hà Nội đón chào năm mới 2022. (Nguồn: TTXVN)

Dẫu biết rằng Xuân mới, hy vọng mới, gặp gỡ, hỏi han nhau, chúc tụng nhau những điều may mắn, bình an hay du xuân là nét đẹp văn hóa của dân tộc, song, khi người dân không khỏe mạnh, sự phục hồi của đất nước sẽ bị ảnh hưởng.

Chính vì vậy, để bảo vệ sức khỏe của bản thân, gia đình và cả xã hội, vào dịp Tết này, nếu du lịch, đi lễ chùa hay du xuân, hãy nhớ tuân thủ 5K với khẩu trang, khoảng cách, không tụ tập, khai báo y tế và luôn luôn khử khuẩn. Dù yêu quý nhau, hãy hạn chế bắt tay hay ôm ấp chào hỏi.

Với người cao tuổi, hãy dành tặng họ những lời chúc sức khỏe qua các phương tiện liên lạc nếu có thể.

Với những người xa xứ đang ở vùng cam, vùng đỏ, hãy nghĩ đến một "kỳ nghỉ tại chỗ", hạn chế đi lại. Những người ở vùng xanh, vùng vàng, hãy luôn đảm bảo 5K khi rời nhà.

Tết này, xin hãy dành chút thời gian để tưởng niệm những người đã mất vì đại dịch, để vinh danh những người đã quên mình chiến đấu chống lại đại dịch trong suốt hai năm qua như các bác sĩ, y tá, nhân viên y tế và cả lực lượng vũ trang.

Hãy dành dịp Tết để có những khoảng thời gian ấm cúng và động viên nhau rằng sẽ sớm thôi, đại dịch sẽ qua, chúng ta đều sẽ bình an.

10 tiêu điểm quốc tế năm 2021

10 tiêu điểm quốc tế năm 2021

Giới thiệu 10 tiêu điểm quốc tế năm 2021 do Ban Biên tập Báo Thế giới & Việt Nam bình chọn.

Thích ứng linh hoạt với ‘bình thường mới’, ngành dệt may phục hồi mạnh mẽ

Thích ứng linh hoạt với ‘bình thường mới’, ngành dệt may phục hồi mạnh mẽ

Bất chấp những tác động nặng nề từ làn sóng dịch bệnh Covid-19 lần thứ tư, ngành dệt may Việt Nam đã chủ động thích ...

Bài viết cùng chủ đề

Covid-19

Đọc thêm

Hành trình hai vô địch dance sport thế giới của con trai và bạn nhảy nhà Khánh Thi - Phan Hiển

Hành trình hai vô địch dance sport thế giới của con trai và bạn nhảy nhà Khánh Thi - Phan Hiển

Kubi, bạn nhảy Linh San khiến bố mẹ Khánh Thi - Phan Hiển tự hào khi hai lần vô địch thế giới hạng thiếu nhi 1 tại Syllabus World Championship.
Trung Quốc tìm đến Mỹ Latinh và Caribbean để khám phá không gian

Trung Quốc tìm đến Mỹ Latinh và Caribbean để khám phá không gian

Trung Quốc cùng các quốc gia Mỹ Latinh và Caribbean đã duy trì hợp tác không gian lâu dài, toàn diện và thực tiễn.
Tình hình Israel: Có rất ít bằng chứng về một nền kinh tế đang chịu xung đột

Tình hình Israel: Có rất ít bằng chứng về một nền kinh tế đang chịu xung đột

Israel bị tổn thương nghiêm trọng sau vụ tấn công ngày 7/10/2023, tuy nhiên, nền kinh tế đang bắt đầu có dấu hiệu phục hồi.
Tứ kết U23 châu Á 2024: Thông tin tổ trọng tài điều khiển trận đấu U23 Việt Nam và U23 Iraq

Tứ kết U23 châu Á 2024: Thông tin tổ trọng tài điều khiển trận đấu U23 Việt Nam và U23 Iraq

Liên đoàn Bóng đá châu Á 2024 (AFC) chính thức công bố tổ trọng tài điều khiển trận đấu giữa U23 Việt Nam và U23 Iraq ở tứ kết U23 ...
Việt Nam phản đối việc Trung Quốc công bố lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông

Việt Nam phản đối việc Trung Quốc công bố lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông

Yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các ...
Tính năng mới 'xuất xưởng' chưa được bao lâu đã bị EU 'sờ gáy', TikTok 'cất' luôn vào kho

Tính năng mới 'xuất xưởng' chưa được bao lâu đã bị EU 'sờ gáy', TikTok 'cất' luôn vào kho

TikTok đã thông báo tạm dừng tính năng phụ Tiktok Lite tại Pháp và Tây Ban Nha, sau khi EU tiến hành điều tra về vấn đề an toàn với ...
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động