Nhỏ Bình thường Lớn

Tết Nguyên đán của Triều Tiên có gì đặc biệt?

Người dân Triều Tiên ăn mừng Tết Nguyên đán với các món ăn truyền thống và trò chơi dân gian, đồng thời bày tỏ lòng kính trọng đối với hai cố lãnh đạo Kim Nhật Thành (Kim Il-sung) và Kim Chính Nhật (Kim Jong-il) nhân dịp một trong những ngày lễ lớn nhất của đất nước.
Triều Tiên đón Tết Nguyên đán bằng ẩm thực truyền thống và trò chơi dân gian
Sebae là nghi lễ vái lạy truyền thống của trẻ em đối với ông bà, cha mẹ và các bậc bề trên vào dịp Tết Nguyên đán. (Nguồn: Spotlight Korea)

Tờ Rodong Sinmun của Triều Tiên đã đăng một bài báo trong ấn bản ngày 10/2 mô tả Tết Nguyên đán là "một trong những ngày lễ mà người dân tận hưởng nhất".

Theo bài báo, người Triều Tiên dọn dẹp nhà cửa và chuẩn bị các món ăn truyền thống để đánh dấu Tết Nguyên đán. Người dân Triều Tiên dùng bữa với món súp bánh gạo "tteokguk" cùng gia đình và cúi chào "sebae" trước người già - tương tự như người Hàn Quốc.

Người Triều Tiên cũng chơi các trò chơi dân gian vào dịp Tết Nguyên đán, trong đó có "yutnori", một trò chơi cờ với bốn thanh gỗ làm xúc xắc.

Vào đầu năm mới, người Triều Tiên cũng thường đến thăm Cung điện Mặt trời (Kumsusan) hoặc tượng của hai cố lãnh đạo Kim Nhật Thành và Kim Chính Nhật ở khu vực lân cận để tỏ lòng thành kính.

Tin liên quan
Lưu truyền những nét đẹp văn hóa truyền thống Tết Hà Nội xưa và nay Lưu truyền những nét đẹp văn hóa truyền thống Tết Hà Nội xưa và nay

Ở Triều Tiên, các ngày lễ xã hội chủ nghĩa, bao gồm ngày kỷ niệm ngày sinh của cố lãnh đạo Kim Nhật Thành và Kim Jong-il, ngày Quốc khánh 9/9 và ngày thành lập Đảng 10/10, có ý nghĩa vượt xa các ngày lễ truyền thống.

Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi người Triều Tiên kỷ niệm ngày Tết Nguyên đán bằng cách thể hiện lòng trung thành với các nhà lãnh đạo. Sau đó trong ngày, mọi người tổ chức các nghi lễ cúng tổ tiên, thưởng thức bữa ăn gia đình và xem các buổi biểu diễn nghệ thuật với thông điệp ca ngợi nhà lãnh đạo Kim Jong Un và sự lãnh đạo của đảng cầm quyền.

Theo các phương tiện truyền thông nhà nước, người dân Triều Tiên lặng lẽ đón Tết Nguyên đán, xem các buổi biểu diễn nghệ thuật bao gồm các buổi hòa nhạc, “các vở opera cách mạng” và rạp xiếc được tổ chức riêng lẻ ở mỗi khu vực.

Cây nêu ngày Tết: Phong tục cổ truyền của người Việt

Cây nêu ngày Tết: Phong tục cổ truyền của người Việt

Dựng cây nêu ngày Tết Nguyên đán là một phong tục lâu đời của người Việt với ý nghĩa biểu tượng bảo vệ, mang đến ...

Văn khấn Tết 2024: Bài văn khấn cúng mùng 2 Tết Nguyên đán Giáp Thìn chuẩn xác nhất

Văn khấn Tết 2024: Bài văn khấn cúng mùng 2 Tết Nguyên đán Giáp Thìn chuẩn xác nhất

Lễ cúng ngày mùng 2 Tết vô cùng quan trọng, nhằm thể hiện lòng thành kính của con cháu đối với các bậc bề trên ...

Bài văn khấn hoá vàng Tết Giáp Thìn 2024 chuẩn nhất

Bài văn khấn hoá vàng Tết Giáp Thìn 2024 chuẩn nhất

Lễ hoá vàng hay còn gọi là lễ tạ năm mới hay lễ đưa tiễn ông bà, tổ tiên… Báo TGVN xin giới thiệu các ...

Bài văn khấn mùng 3 Tết Giáp Thìn 2024 ngắn gọn, chuẩn xác nhất

Bài văn khấn mùng 3 Tết Giáp Thìn 2024 ngắn gọn, chuẩn xác nhất

Bài văn khấn mùng 3 Tết 2023 ngắn gọn, chuẩn xác nhất để mọi người tham khảo, cùng mong cầu một năm mới bình an, ...

Nghĩ về bản sắc Việt: Mang Tết đi, rồi trở về với Tết

Nghĩ về bản sắc Việt: Mang Tết đi, rồi trở về với Tết

Thế là đã tròn một năm trôi qua kể từ ngày tôi trở lại quê hương. Kỷ niệm ba năm công tác tại Đại sứ ...