Thách thức của tân Tổng thống Iran: đối nội phức tạp, đối ngoại ngổn ngang

Thu Hiền
Tân Tổng thống Iran Ebrahim Raisi vừa tuyên thệ nhậm chức trước Quốc hội ngày 5/8. Con đường phía trước nhà chính trị gia theo đường lối bảo thủ này không dễ dàng với hàng loạt thách thức bủa vây cả về đối nội và đối ngoại.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Những thách thức đón chờ tân tổng thống Iran
Tân Tổng thống Iran Ebrahim Raisi vừa tuyên thệ nhậm chức trước Quốc hội Iran ngày 5/8. (Nguồn: Bloomberg)

Khôi phục kinh tế, cải thiện đời sống người dân

Ưu tiên hàng đầu của Tổng thống Iran Ebrahim Raisi sẽ là giải quyết cuộc khủng hoảng kinh tế đang đè nặng quốc gia này.

Nhiều người từng kỳ vọng về làn sóng đầu tư từ nước ngoài mạnh mẽ đổ vào Iran sau khi nước Cộng hòa Hồi giáo ký JCPOA với các cường quốc vào năm 2015 để đổi lấy cam kết không thúc đẩy hay sở hữu vũ khí hạt nhân. Tuy nhiên, những hy vọng dần tiêu tan vào năm 2018, khi cựu Tổng thống Donald Trump rút Mỹ khỏi JCPOA, tái áp đặt và bổ sung những đòn trừng phạt nặng nề trong khuôn khổ chiến dịch “gây áp lực tối đa trên diện rộng” với Iran.

Iran đã mất hàng tỷ USD từ doanh thu dầu mỏ quan trọng, bị chặn tiếp cận hệ thống tài chính quốc tế và những thiệt hại càng tồi tệ hơn bởi dịch Covid-19.

Ngày 3/8, ông Raisi nhấn mạnh chính phủ mới sẽ tìm cách để dỡ bỏ các đòn trừng phạt “áp bức”, song sẽ “không để chất lượng cuộc sống của đất nước bị ràng buộc bởi ý chí của những lực lượng bên ngoài”. Trong khi đó, Lãnh tụ tối cao Ali Khamenei cảnh báo rằng “sửa chữa những vấn đề kinh tế cần thời gian và không thể hoàn thành chỉ sau một đêm”.

Chiến dịch tiêm chủng tại quốc gia này đã được tăng tốc trong 2 tuần qua, song ông Raisi nhậm chức vào thời điểm làn sóng lây nhiễm Covid-19 lớn thứ 5 ở Iran được cho là đã gần đạt đỉnh.

Đích thân Bộ trưởng Y tế sắp mãn nhiệm Saeed Namaki đã viết thư gửi nhà lãnh đạo tối cao Khamenei hôm 1/8 để kêu gọi các lực lượng vũ trang tiến hành 2 tuần phong tỏa nghiêm ngặt. Những diễn biến này xảy ra cùng lúc Iran đang rung chuyển bởi một số cuộc biểu tình bất bình về mức sống ngày càng giảm sút trong vài năm qua.

Nhà kinh tế học có tư tưởng cải cách Saeed Laylaz, từng làm cố vấn cho một số tổng thống Iran, cho rằng nhiệm vụ then chốt của ông Raisi là tái thiết chất lượng cuộc sống cho người dân Iran.

Nhà nghiên cứu Clement Therme, làm việc tại Viện Đại học châu Âu ở Italy, bình luận rằng nhượng bộ về vấn đề hạt nhân cũng không thể “đưa các nhà đầu tư châu Âu trở lại thị trường Iran trong ngắn hạn”, và chỉ có “bình thường hóa quan hệ ngoại giao” giữa Tehran và Washington mới là điều kiện đủ để có được sự quan tâm thực sự của các nhà đầu tư châu Âu.

Hồ sơ đối ngoại ngổn ngang

Ông Raisi đã tuyên bố sẽ coi việc thúc đẩy Thỏa thuận hành động chung toàn diện (JCPOA), hay còn gọi là thỏa thuận hạt nhân Iran như một chính sách quốc gia, đồng thời cam kết thành lập một chính phủ “mạnh” có thể đạt được một thỏa thuận có lợi cho Iran trong các cuộc đàm phán với Mỹ ở thủ đô Vienna của Áo. Tuy nhiên, các tín hiệu từ cả phía Iran và Mỹ đều cho thấy việc khôi phục JCPOA sẽ rất khó khăn.

Tuần trước, nhà đàm phán hàng đầu của Mỹ Robert Malley nói rằng có nguy cơ Iran quay trở lại Vienna “với những yêu cầu phi thực tế về những gì họ có thể đạt được trong các cuộc đàm phán này”, cho thấy Mỹ coi một số yêu cầu quan trọng của Iran là đạt tới giới hạn và bất khả thi. Nhận định này được đưa ra cùng thời điểm Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tuyên bố rằng quá trình đàm phán “không thể diễn ra vô thời hạn”.

Trong bối cảnh ngày càng mất lòng tin vào phương Tây, ông Raisi cho biết ông muốn ưu tiên cải thiện quan hệ với các nước láng giềng trong khu vực, cũng như Trung Quốc và Nga.

Thêm nữa, trong khi căng thẳng với phương Tây nhiều khả năng sẽ tiếp tục âm ỉ, tiến trình bình thường hóa quan hệ với Saudi Arabia, đối thủ khu vực lớn của Iran, cần được tiếp diễn. Bình thường hóa quan hệ với Riyadh sẽ là một thành quả ngoại giao quan trọng cho Tehran.

Trước việc quân đội Mỹ rời khỏi khu vực, Iran và Saudi Arabia đã âm thầm đàm phán trong nhiều tháng để tìm cách cải thiện mối quan hệ vốn đã bị rạn nứt kể từ năm 2016 khi những người biểu tình tấn công đại sứ quán Saudi Arabia ở Tehran.

Bên cạnh đó, những căng thẳng giữa Iran và Israel vẫn tiếp tục leo thang. Cuối tuần trước, Israel cùng Anh và Mỹ cáo buộc Iran thực hiện một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái nhằm vào một con tàu của Israel ngoài khơi bờ biển Oman khiến hai thành viên thủy thủ đoàn - một người Anh và một người Romania thiệt mạng.

Giới quan sát cho rằng tân Tổng thống Raisi sẽ tìm cách tăng cường ảnh hưởng của Iran ở nước láng giềng Iraq, nơi các binh sĩ Mỹ dự kiến sẽ rời đi vào cuối năm nay.

Ông Raisi cũng sẽ phải khéo léo trong việc xử lý các mối quan hệ với nước láng giềng Afghanistan, nơi Taliban đã có những bước tiến lớn về quyền kiểm soát lãnh thổ và các cửa khẩu biên giới khi các lực lượng do Mỹ dẫn đầu hoàn tất việc rút quân.

Thách thức kinh tế, thỏa thuận hạt nhân chờ tân Tổng thống Iran

Thách thức kinh tế, thỏa thuận hạt nhân chờ tân Tổng thống Iran

Phục hồi nền kinh tế, tháo gỡ cấm vận, xử lý quan hệ với Mỹ là nhiệm vụ mà ông Raisi cần sớm bắt tay ...

'Ngoại giao bóng rổ' Mỹ-Iran tại Olympic Tokyo 2020

'Ngoại giao bóng rổ' Mỹ-Iran tại Olympic Tokyo 2020

Tại Olympic Tokyo 2020, “ngoại giao bóng rổ” đã trở thành sợi dây kết nối người Mỹ và người Iran, bất chấp quan hệ chính ...

(theo AFP)

Xem nhiều

Đọc thêm

Bị xa lánh ở EU, khí đốt Nga có thể ‘hái ra tiền’ ở thị trường Trung Quốc? Dự án Power of Siberia 2 có đáng?

Bị xa lánh ở EU, khí đốt Nga có thể ‘hái ra tiền’ ở thị trường Trung Quốc? Dự án Power of Siberia 2 có đáng?

Việc vận chuyển khí đốt Nga bằng đường bộ sẽ là một điểm cộng cho an ninh năng lượng của Trung Quốc và điều này sẽ gây ấn tượng với ...
Giá heo hơi hôm nay 25/4: Miền Nam tăng nhẹ; bệnh dịch tả xuất hiện ở 3 huyện của tỉnh Đắk Nông

Giá heo hơi hôm nay 25/4: Miền Nam tăng nhẹ; bệnh dịch tả xuất hiện ở 3 huyện của tỉnh Đắk Nông

Giá heo hơi hôm nay chỉ còn tăng nhẹ 1.000 đồng/kg ở miền Nam. Hiện tại, giá khảo sát ở các tỉnh thành dao động trong khoảng 60.000 - 64.000 ...
Thắng đậm Lorient, PSG tiến dần đến chức vô địch Ligue 1 mùa giải 2023/24

Thắng đậm Lorient, PSG tiến dần đến chức vô địch Ligue 1 mùa giải 2023/24

Bộ đôi tiền đạo Kylian Mbappe và Dembele cùng tỏa sáng với cú đúp bàn thắng để giúp PSG giành chiến thắng 4-1 trước đội chủ nhà Lorient.
Chất 'xúc tác' bất ngờ khiến Triều Tiên tăng cường sức mạnh quân sự, Mỹ thể hiện vai trò 'anh cả' trong mối quan hệ với Hàn-Nhật

Chất 'xúc tác' bất ngờ khiến Triều Tiên tăng cường sức mạnh quân sự, Mỹ thể hiện vai trò 'anh cả' trong mối quan hệ với Hàn-Nhật

Triều Tiên tuyên bố sẽ tăng cường hành động nhằm duy trì sức mạnh quân sự, bất chấp áp lực trừng phạt của Mỹ.
Sắc vóc khác lạ của diễn viên bị ghét nhất phim Trạm cứu hộ trái tim - Lương Thu Trang

Sắc vóc khác lạ của diễn viên bị ghét nhất phim Trạm cứu hộ trái tim - Lương Thu Trang

Diễn viên Lương Thu Trang sở hữu thân hình thon gọn ở tuổi 34 và vóc dáng gợi cảm có thể 'cân' mọi loại trang phục từ váy ngắn đến ...
Một mốc son lịch sử của nền Ngoại giao Việt Nam

Một mốc son lịch sử của nền Ngoại giao Việt Nam

Trải qua 70 năm, những bài học từ Hiệp định Geneva vẫn còn nguyên giá trị đối với công cuộc xây dựng, phát triển đất nước và bảo vệ Tổ ...
Chất 'xúc tác' bất ngờ khiến Triều Tiên tăng cường sức mạnh quân sự, Mỹ thể hiện vai trò 'anh cả' trong mối quan hệ với Hàn-Nhật

Chất 'xúc tác' bất ngờ khiến Triều Tiên tăng cường sức mạnh quân sự, Mỹ thể hiện vai trò 'anh cả' trong mối quan hệ với Hàn-Nhật

Triều Tiên tuyên bố sẽ tăng cường hành động nhằm duy trì sức mạnh quân sự, bất chấp áp lực trừng phạt của Mỹ.
Tình hình Ukraine: Thừa nhận Nga sẽ đạt được thành công mới, Mỹ dồn dập 'bơm' thêm vũ khí, Tổng thống Biden ký ban hành luật viện trợ

Tình hình Ukraine: Thừa nhận Nga sẽ đạt được thành công mới, Mỹ dồn dập 'bơm' thêm vũ khí, Tổng thống Biden ký ban hành luật viện trợ

Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ thừa nhận, khả năng quân đội Nga sẽ đạt được những thành công mới vào những tuần tới trong chiến dịch ở Ukraine.
Israel chỉ còn chờ một mệnh lệnh tấn công ở Rafah, Ai Cập cảnh báo đanh thép

Israel chỉ còn chờ một mệnh lệnh tấn công ở Rafah, Ai Cập cảnh báo đanh thép

Israel sẽ lập tức phát động chiến dịch tấn công Rafah ngay khi được Thủ tướng nước này Benjamin Netanyahu 'bật đèn xanh'.
Mỹ tuyên bố cấp cho Ukraine tên lửa có thể tấn công sâu vào Nga, Washington đã quẳng nỗi lo bị kéo vào xung đột trực tiếp?

Mỹ tuyên bố cấp cho Ukraine tên lửa có thể tấn công sâu vào Nga, Washington đã quẳng nỗi lo bị kéo vào xung đột trực tiếp?

Mỹ xác nhận đã chuyển giao cho Kiev các Hệ thống tên lửa chiến thuật Lục quân (ATACMS) tầm xa để sử dụng trong lãnh thổ Ukraine.
Điểm tin thế giới sáng 25/4: Palestine thực hiện cải cách, Mỹ bảo vệ Đại sứ quán ở Haiti, gánh nặng nợ công châu Phi

Điểm tin thế giới sáng 25/4: Palestine thực hiện cải cách, Mỹ bảo vệ Đại sứ quán ở Haiti, gánh nặng nợ công châu Phi

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 25/4.
Tin thế giới 24/4: Nga sẽ tung những 'bất ngờ khó chịu' ở Ukraine, một láng giềng 'gõ cửa' Washington cầu viện, Ngoại trưởng Mỹ đến Trung Quốc

Tin thế giới 24/4: Nga sẽ tung những 'bất ngờ khó chịu' ở Ukraine, một láng giềng 'gõ cửa' Washington cầu viện, Ngoại trưởng Mỹ đến Trung Quốc

Tình hình Ukraine và Trung Đông, Ngoại trưởng Mỹ bắt đầu thăm Trung Quốc, căng thẳng trên Bán đảo Triều Tiên... là một số tin thế giới nổi bật.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Đương kim Tổng thống Abdel Fattah El-Sissi đã chính thức tuyên thệ nhậm chức vào ngày 2/4, trở thành người đứng đầu Ai Cập ba nhiệm kỳ liên tiếp.
Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Vụ tấn công bất ngờ vào tòa nhà lãnh sự Iran tại Syria sẽ khiến bầu không khí căng thẳng tại khu vực Trung Đông thêm 'nóng rẫy'.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Phiên bản di động