Thách thức kinh tế, thỏa thuận hạt nhân chờ tân Tổng thống Iran

Minh Vương
Phục hồi nền kinh tế, tháo gỡ cấm vận, xử lý quan hệ với Mỹ là nhiệm vụ mà ông Raisi cần sớm bắt tay thực hiện sau khi nhậm chức Tổng thống Iran ngày 5/8 tới.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Ngày 3/8, Lãnh tụ tối cao Ali Khamenei tuyên bố ông Ebrahim Raisi đã trở thành Tổng thống Iran. Ngày 5/8, ông Raisi sẽ tuyên thệ nhậm chức trước Quốc hội Iran.

Phát biểu ngày 3/8, ông Raisi khẳng định sẽ chú trọng phục hồi kinh tế và dỡ bỏ cấm vận do Washington áp đặt sau khi đơn phương từ bỏ Kế hoạch Hành động Toàn diện chung (JCPOA) vào năm 2018. Song đây là nhiệm vụ không đơn giản khi Iran đang đối mặt hai thách thức sau.

(08.03) Ông Ebrahim Raisi tiếp nhấn sắc lệnh từ Lãnh tụ tối cao Iran Khamenei. (Nguồn: AFP)
Ông Ebrahim Raisi tiếp nhấn sắc lệnh từ Lãnh tụ tối cao Iran Khamenei. (Nguồn: AFP)

Nan giải đối nội

Cụ thể, về đối nội, chính quyền mới của ông Ebrahim Raisi sẽ cần giải quyết ba vấn đề lớn.

Đầu tiên, đó là nền kinh tế đang gặp nhiều khó khăn từ các yếu tố chủ quan như cấu trúc, quản lý hay khách quan như đại dịch Covid-19 và các lệnh cấm vận từ Mỹ.

Lạm phát tiếp tục ở mức cao. Ngân hàng Trung ương Iran đã nỗ lực giữ con số này ở mức 22% cho tới tháng 3/2022. Song thực tế cho thấy lạm phát nhiều khả năng sẽ ở mức trên 40% tới hết năm nay, khiến đời sống người dân gặp nhiều khó khăn. Theo Bộ phụ trách lao động Iran, lạm phát giá lương thực đã vượt qua mức “khủng hoảng”. Giá phần lớn thực phẩm thiết yếu như thịt, gạo và hoa quả tăng 24%, trong khi bơ, thịt gà, dầu ăn lần lượt tăng 121%, 118% và 89% năm qua.

Cấm vận của Mỹ đã ảnh hưởng tiêu cực tới giao dịch thương mại quốc tế của Iran, vốn phụ thuộc vào nguồn thu từ chế biến và xuất khẩu dầu mỏ. Hiện chính phủ Tehran đang đối mặt viễn cảnh thâm hụt ngân sách lên tới 12 tỷ USD khi năm tài khóa khép lại tháng 3/2022 tới. Tỷ lệ thất nghiệp toàn quốc là 9,6%. Ở tầng lớp thanh niên, lao động từ 18-35 tuổi, con số này đã lên tới 16,7%.

Ông Clement Therme, nhà nghiên cứu tại Đại học châu Âu (Italy) nhận định rằng nhiệm vụ chính của tân Tổng thống Ebrahim Raisi là phục hồi kinh tế thông qua củng cố quan hệ của nước Cộng hòa Hồi giáo với láng giềng và các nước lớn như Nga hay Trung Quốc.

Nhiệm vụ chính của tân Tổng thống Ebrahim Raisi là cải thiện nền kinh tế thông qua củng cố quan hệ của nước Cộng hòa Hồi giáo với láng giềng và các nước lớn như Nga hay Trung Quốc.

Ngoài ra, tình hình dịch Covid-19 tại Iran tiếp tục diễn biến phức tạp, với số ca nhiễm và tử vong đang tăng vọt trở lại vài ngày qua. Ngày 1/8, Iran ghi nhận 32.511 trường hợp mắc Covid-19 và 366 ca tử vong, tăng lần lượt là 32% và 38% so với tuần trước đó. Con số này khiến nước này đứng thứ hai trên thế giới về số ca nhiễm mới Covid-19 trong ngày.

Bộ trưởng Y tế Iran Saeed Namaki đã kêu gọi quân đội thực thi lệnh đóng cửa phòng dịch, đồng thời cảnh báo số ca mắc mới tăng cao “thảm khốc” có thể khiến hệ thống y tế sụp đổ.

Đó là chưa kể với các vấn đề xã hội khác như bất bình đẳng thu nhập, tham nhũng và giá nhà cao. Thời gian qua, thiếu hụt năng lượng là nguyên nhân của nhiều cuộc tuần hành tại một số thành phố lớn, khiến Tổng thống Hassan Rouhani đã phải lên tiếng xin lỗi. Các hoạt động biểu tình cũng diễn ra tại tỉnh Khuzestan ở Tây Nam Iran nhằm phản đối tình trạng thiếu nước. Theo Tổ chức Ân xá Quốc tế, đụng độ giữa lực lượng an ninh và người dân đã khiến ít nhất 8 người thiệt mạng.

Thách thức đối ngoại

Về đối ngoại, một trong những ưu tiên hàng đầu của chính quyền tân Tổng thống Ebrahim Raisi sẽ là xử lỷ ổn thỏa quan hệ với Mỹ và thỏa thuận hạt nhân. Trong bài phát biểu ngày 3/8, ông khẳng định rằng Tehran sẽ cố gắng dỡ bỏ cấm vận do Washington đơn phương áp đặt, song sẽ không để cho điều kiện sinh hoạt của người dân “phụ thuộc vào ý chí của những kẻ ngoại bang.”

Đáng chú ý, dù là chính trị gia phe bảo thủ, song ông Raisi được cho là sẽ ủng hộ thỏa thuận hạt nhân Iran. Tuy nhiên, mong muốn dỡ bỏ cấm vận của nhà lãnh đạo này sẽ khó thành, chừng nào đàm phán về JCPOA giữa đại diện Mỹ và Iran tại Vienna chưa tiến triển.

Ngày 12/7, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Iran Saeed Khatibzadeh khẳng định rằng quá trình hồi sinh thỏa thuận hạt nhân Iran đang “dần tới hồi kết” và chỉ còn vài bất đồng chưa được giải quyết. Theo ông, quả bóng giờ ở trong chân Mỹ. Trong khi đó, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price lại cho rằng quyền quyết định tổ chức vòng đàm phán thứ 7 lại đang nằm ở phía Iran.

Một mặt, cả Tehran và Washington đều có lợi ích trong thúc đẩy việc nối lại JCPOA.

Với ông Ebrahim Raisi, đó là thực hiện mục tiêu dỡ bỏ cấm vận đơn phương của Mỹ, khôi phục các giao dịch thương mại toàn cầu, cải thiện nền kinh tế sau nhiều năm thăng trầm.

Về phần mình, ông chủ Nhà Trắng đứng trước cơ hội để hoàn thành lời hứa đưa Mỹ trở lại thỏa thuận hạt nhân Iran. Đặc biệt, chính quyền Tổng thống Joe Biden cho rằng JCPOA sẽ là tiền đề cho một thỏa thuận mới với điều khoản chặt chẽ hơn nhằm kiểm soát chương trình hạt nhân Iran.

Mặt khác, cả hai quyết không nhượng bộ về lợi ích. Iran muốn Mỹ dỡ cấm vận trước khi thực hiện nghĩa vụ về kiểm soát hạt nhân. Washington lại yêu cầu Tehran tuân thủ thỏa thuận và sẽ tiến hành đánh giá trước khi hủy cấm vận. Cả hai đều cho rằng chủ động kêu gọi nối lại đối thoại là dấu hiệu của sự nhượng bộ và do đó, đẩy trách nhiệm cho nhau bởi không ai muốn lên tiếng trước.

(08.03) Đàm phán về thỏa thuận hạt nhân Iran đã trải qua sáu vòng, song chưa thể đi đến kết quả cuối cùng. (Nguồn: Reuters)
Đàm phán về thỏa thuận hạt nhân Iran đã trải qua sáu vòng, song chưa thể đi đến kết quả cuối cùng. (Nguồn: Reuters)

Tuy nhiên, đó chưa phải tất cả. Tranh cãi mới đây xung quanh cuộc tấn công nhằm vào tàu chở dầu Mercer Street ngoài khơi Oman rạng sáng ngày 30/7 khiến căng thẳng Mỹ-Iran thêm nóng. Washington cùng đồng minh ra sức cáo buộc Tehran đứng sau vụ việc. Ngoại trưởng Antony Blinken nhấn mạnh Mỹ và các quốc gia khác sẽ có “hành động tập thể” nhằm đáp trả phía Iran.

Đáp lại, ngày 2/8, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Iran Saeed Khatibzadeh phủ nhận mọi cáo buộc và khẳng định Iran “sẽ đáp trả kịp thời và mạnh mẽ bất kỳ hành động phiêu lưu tiềm tàng nào.”

Đây không là lần đầu tiên, và chẳng phải lần cuối Mỹ cáo buộc Iran chủ mưu các vụ tấn công nhằm vào tàu thuyền di chuyển tại các vùng biển Trung Đông. Song liệu đây có phải “điềm báo” về quan hệ song phương trắc trở dưới thời ông Raisi hay không? Chỉ thời gian mới có thể trả lời.

Trong bối cảnh đó, phục hồi nền kinh tế, tháo gỡ cấm vận, xử lý quan hệ với Mỹ là nhiệm vụ mà ông Raisi cần sớm bắt tay thực hiện sau khi nhậm chức Tổng thống Iran ngày 5/8 tới.

Đại giáo chủ Khamenei tuyên bố tân Tổng thống Iran; EU và Ấn Độ cử đại diện đến dự lễ nhậm chức

Đại giáo chủ Khamenei tuyên bố tân Tổng thống Iran; EU và Ấn Độ cử đại diện đến dự lễ nhậm chức

Ngày 3/8, đài truyền hình quốc gia Iran phát sóng trực tiếp buổi lễ trong đó ông Ebrahim Raisi được nhà lãnh đạo tối cao ...

'Ngoại giao bóng rổ' Mỹ-Iran tại Olympic Tokyo 2020

'Ngoại giao bóng rổ' Mỹ-Iran tại Olympic Tokyo 2020

Tại Olympic Tokyo 2020, “ngoại giao bóng rổ” đã trở thành sợi dây kết nối người Mỹ và người Iran, bất chấp quan hệ chính ...

Đọc thêm

Berggruen Holdings sẵn sàng hợp tác, đầu tư, hỗ trợ Việt Nam trong đào tạo nguồn nhân lực

Berggruen Holdings sẵn sàng hợp tác, đầu tư, hỗ trợ Việt Nam trong đào tạo nguồn nhân lực

Thủ tướng đề nghị Berggruen Holdings nghiên cứu đầu tư vào một số dự án có ý nghĩa văn hóa, lịch sử; giúp quảng bá văn hóa Việt Nam ra ...
Giá vàng hôm nay 8/1/2025: Giá vàng 'bắt sóng' tăng, vai trò trú ẩn an toàn lại 'lên ngôi', có thể phá kỷ lục

Giá vàng hôm nay 8/1/2025: Giá vàng 'bắt sóng' tăng, vai trò trú ẩn an toàn lại 'lên ngôi', có thể phá kỷ lục

Giá vàng hôm nay 8/1/2025 trên thị trường thế giới bật tăng khi các nhà giao dịch cân nhắc về kế hoạch áp thuế của Tổng thống Trump.
Giá tiêu hôm nay 8/1/2025: Thị trường biến động không đồng nhất, hơn 81% hồ tiêu nhập vào Việt Nam đến từ quốc gia Đông Nam Á này

Giá tiêu hôm nay 8/1/2025: Thị trường biến động không đồng nhất, hơn 81% hồ tiêu nhập vào Việt Nam đến từ quốc gia Đông Nam Á này

Giá tiêu hôm nay 8/1/2025 tại thị trường trong nước biến động không đồng nhất ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 148.000 – 150.000 đồng/kg.
Điện thăm hỏi về vụ động đất lớn xảy ra tại Khu tự trị Tây Tạng, Trung Quốc

Điện thăm hỏi về vụ động đất lớn xảy ra tại Khu tự trị Tây Tạng, Trung Quốc

Lãnh đạo Việt Nam đã gửi thư, điện thăm hỏi đến lãnh đạo Trung Quốc khi được tin tại Khu tự trị Tây Tạng đã xảy ra vụ động đất ...
Bổ nhiệm hai Trợ lý Chủ tịch nước Lương Cường

Bổ nhiệm hai Trợ lý Chủ tịch nước Lương Cường

Chủ tịch nước Lương Cường vừa ký Quyết định bổ nhiệm ông Cấn Đình Tài và ông Nguyễn Hoàng Anh làm Trợ lý.
Trung Quốc công bố hướng dẫn xây dựng thị trường quốc gia thống nhất

Trung Quốc công bố hướng dẫn xây dựng thị trường quốc gia thống nhất

Ngày 7/1, Ủy ban cải cách và phát triển quốc gia Trung Quốc (NDRC) công bố hướng dẫn xây dựng Thị trường thống nhất quốc gia.
Tin thế giới 7/1: Động đất mạnh ở Nhật Bản và Trung Quốc, Iran tập trận quân sự gần cơ sở hạt nhân, ông Trump kêu gọi Canada hợp nhất với Mỹ

Tin thế giới 7/1: Động đất mạnh ở Nhật Bản và Trung Quốc, Iran tập trận quân sự gần cơ sở hạt nhân, ông Trump kêu gọi Canada hợp nhất với Mỹ

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày.
Tổng thống Pháp: Nhắc châu Âu đừng yếu đuối trước ông Trump, khuyên Ukraine thực tế, sẽ chẳng ngây thơ về Syria

Tổng thống Pháp: Nhắc châu Âu đừng yếu đuối trước ông Trump, khuyên Ukraine thực tế, sẽ chẳng ngây thơ về Syria

Tổng thống Pháp cho rằng, nếu yếu đuối và bi quan, châu Âu 'sẽ có rất ít cơ hội được nước Mỹ dưới thời chính quyền Donald Trump tôn trọng'.
Khủng hoảng nhân đạo đáng báo động ở Sudan và Nam Sudan

Khủng hoảng nhân đạo đáng báo động ở Sudan và Nam Sudan

Ngày 6/1, Phái bộ gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc tại Nam Sudan (UNMISS) bày tỏ quan ngại về sự gia tăng mạnh mẽ tình trạng bạo lực với dân thường.
Hàn Quốc: Quyền Tổng thống khó thoát sự đeo đuổi của phe đối lập, Viện kiểm sát tìm cách bắt giữ pháp sư thân cận với Tổng thống Yoon Suk Yeol

Hàn Quốc: Quyền Tổng thống khó thoát sự đeo đuổi của phe đối lập, Viện kiểm sát tìm cách bắt giữ pháp sư thân cận với Tổng thống Yoon Suk Yeol

Đảng Dân chủ (DP) đối lập chính ở Hàn Quốc cho biết sẽ đệ đơn kiện quyền Tổng thống Choi Sang-mok với cáo buộc bỏ bê nhiệm vụ.
Động đất mạnh ở Tây Tạng, 53 người tử vong, Trung Quốc khẩn cấp hành động

Động đất mạnh ở Tây Tạng, 53 người tử vong, Trung Quốc khẩn cấp hành động

Một trận động đất mạnh 6,8 độ richter đã làm rung chuyển huyện Dingri, thành phố Shigatse, khu tự trị Tây Tạng của Trung Quốc vào sáng 7/1.
Mỹ tố Nga 'đổ thêm dầu vào lửa' tại Sudan, Moscow phản bác 'hoà bình kiểu Mỹ'

Mỹ tố Nga 'đổ thêm dầu vào lửa' tại Sudan, Moscow phản bác 'hoà bình kiểu Mỹ'

Trong cuộc họp của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) ngày 6/1, Mỹ đã cáo buộc Nga tài trợ cho cả hai phe xung đột trong cuộc nội chiến ở Sudan.
Tượng đài của tình đoàn kết quốc tế Việt Nam-Campuchia

Tượng đài của tình đoàn kết quốc tế Việt Nam-Campuchia

Chiến thắng 7/1 đã mang lại cho người dân Campuchia các quyền và tự do bị tước đoạt dưới chế độ diệt chủng Pol Pot, chấm dứt thời kỳ đen tối nhất ở đất nước ...
Greenland - ‘Thỏi nam châm’ giữa lòng Bắc Cực

Greenland - ‘Thỏi nam châm’ giữa lòng Bắc Cực

Trong lịch sử nước Mỹ, không dưới ba lần các quan chức cấp cao đưa ra ý tưởng mua lại đảo Greenland, một phần lãnh thổ tự chủ của Đan Mạch ở Bắc Cực.
Tác động từ các cuộc tấn công của Ukraine vào lãnh thổ Nga trong năm 2024

Tác động từ các cuộc tấn công của Ukraine vào lãnh thổ Nga trong năm 2024

Trong năm 2024, lực lượng Ukraine đã dùng máy bay không người lái tấn công các mục tiêu sâu hàng nghìn km trong lãnh thổ Nga.
Năm mới 2025, kiểm kê sự thay đổi trong quân đội Nga sau 3 năm xung đột với Ukraine

Năm mới 2025, kiểm kê sự thay đổi trong quân đội Nga sau 3 năm xung đột với Ukraine

Gần ba năm sau xung đột với Ukraine, quân đội Nga đã phải chịu những tổn thất và đổ nguồn lực nhằm bảo đảm tái thiết lực lượng quân sự.
Cáp quang - Hệ vũ khí chiến lược dưới lòng biển

Cáp quang - Hệ vũ khí chiến lược dưới lòng biển

Hệ thống cáp quang dưới lòng đại dương đang trở thành trận địa trong cạnh tranh chiến lược giữa các cường quốc, đặc biệt là Mỹ và Trung Quốc.
AI phân tích và sự khác biệt với AI tạo sinh

AI phân tích và sự khác biệt với AI tạo sinh

Các tổ chức mới phát hiện ra công nghệ AI có nguy cơ bỏ qua một dạng AI cũ hơn và đã được thiết lập tốt hơn, gọi là 'AI phân tích'.
Truyền thông Campuchia đề cao tinh thần đoàn kết quốc tế với Việt Nam nhân sự kiện Chiến thắng 7/1

Truyền thông Campuchia đề cao tinh thần đoàn kết quốc tế với Việt Nam nhân sự kiện Chiến thắng 7/1

Truyền thông Campuchia ca ngợi tinh thần đoàn kết với Việt Nam nhân sự kiện Chiến thắng 7/1 (1979-2025) giải phóng khỏi chế độ diệt chủng Pol Pot
Thực ra, ông Trump thích một 'định dạng khác' của quan hệ Nga-Ukraine, không phải đàm phán hòa bình!

Thực ra, ông Trump thích một 'định dạng khác' của quan hệ Nga-Ukraine, không phải đàm phán hòa bình!

Theo một số phân tích của các học giả, tổ chức quốc tế, một cuộc xung đột Nga-Ukraine trong tầm kiểm soát mang lại lợi ích cho nước Mỹ.
Kế sách về xung đột Nga-Ukraine của ông Trump: 'Nói như thợ cắt vải, nhưng làm mới như thợ may'

Kế sách về xung đột Nga-Ukraine của ông Trump: 'Nói như thợ cắt vải, nhưng làm mới như thợ may'

Sự sắp trở lại Nhà Trắng của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump sẽ định hình đáng kể xu hướng mới trong cuộc xung đột Nga-Ukraine.
120 biệt kích tinh nhuệ, 21 máy bay phản lực của Israel ‘giải mật’ cứ địa ngầm sâu trong lòng lãnh thổ Syria

120 biệt kích tinh nhuệ, 21 máy bay phản lực của Israel ‘giải mật’ cứ địa ngầm sâu trong lòng lãnh thổ Syria

Israel giải mật chi tiết một chiến dịch phá hủy cơ sở sản xuất tên lửa ngầm, sâu trong lòng lãnh thổ Syria.
Cuộc chiến cân não Nga-NATO dưới lòng đại dương

Cuộc chiến cân não Nga-NATO dưới lòng đại dương

Biển Baltic đang trở thành điểm nóng của cuộc cạnh tranh địa chính trị khi liên tiếp các vụ cắt cáp quang diễn ra, dấy lên nghi ngại Nga-NATO.
Thời điểm vàng cho bước ngoặt chính sách của Mỹ với Iran, chần chừ sẽ phải trả giá đắt

Thời điểm vàng cho bước ngoặt chính sách của Mỹ với Iran, chần chừ sẽ phải trả giá đắt

Căng thẳng giữa Mỹ và Iran có thể là một trong những thách thức chính sách đối ngoại lớn đầu tiên đối với chính quyền Trump 2.0.
Phiên bản di động