Thái Lan sản xuất các bộ kit xét nghiệm Covid-19, Australia cảnh báo người dân không tự xét nghiệm virus tại nhà

TGVN. Thái Lan đã tự sản xuất được các bộ kit xét nghiệm Covid-19 bằng kỹ thuật Real-time PCR theo tiêu chuẩn phòng thí nghiệm được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công nhận. Trong khi đó, Australia cảnh báo người dân nước này không sử dụng tại nhà bộ dụng cụ xét nghiệm virus SARS-CoV-2 nhập khẩu.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
Cập nhật 14h00 ngày 5/4: Toàn cầu có trên 1,2 triệu ca nhiễm Covid-19, nhiều nước công bố cuộc chiến với dịch sẽ kéo dài
CLB Premier League đầu tiên có nguy cơ phá sản vì Covid-19
Thái Lan sản xuất các bộ kit xét nghiệm Covid-19, Australia cảnh báo người dân không tự xét nghiệm virus tại nhà
Thái Lan sản xuất các bộ kit xét nghiệm Covid-19. (Nguồn: thestar.com)

Người phát ngôn Trung tâm quản lý tình huống Covid-19, bác sĩ Taweesin Visanuyothin, cho biết các bộ xét nghiệm trên được phát triển với sự hợp tác của công ty Siam Bioscience và Cục Y khoa (DMSC) thuộc Bộ Y tế Thái Lan. Lô hàng đầu tiên gồm 20.000 bộ xét nghiệm đã được Bộ Cao học, Khoa học, Nghiên cứu và Sáng tạo (MHESRI) cùng Siam Bioscience và DMSC bàn giao cho Chính phủ Thái Lan.

Bác sĩ Taweesin nhấn mạnh sáng chế này có thể giải quyết tình trạng thiếu hụt các bộ xét nghiệm bằng cách hạ giá thành xuống chỉ 1.500 baht (45 USD) mỗi bộ, trong khi giá thành nhập khẩu cao hơn gấp 3 lần, vào khoảng 4.500 baht mỗi bộ (135 USD). Siam Bioscience và DMSC đang đặt mục tiêu sản xuất và bàn giao 100.000 bộ xét nghiệm cho Chính phủ trong vòng 6 tháng để phân phối cho 100 bệnh viện trên toàn quốc.

Trong khi đó, Cơ quan Phát triển Khoa học và Công nghệ Quốc gia Thái Lan (NSTDA) vừa cho ra mắt một robot diệt virus bằng tia cực tím (UV) mang tên “Robot diệt mầm bệnh” (Germ Saber Robot). Thiết bị này do Trung tâm Công nghệ Lưỡng dụng (NSD) của NSTDA cùng Viện Công nghệ Sinh học và Kỹ thuật Di truyền của Đại học Chulalongkorn phối hợp phát triển. Robot có thể phát ra tia tử ngoại (UVC) với bước sóng 250nm (nanometre), làm tăng tính hiệu quả trong việc khử trùng vì tia này có thể phá hủy DNA của virus, vi khuẩn, nấm mốc và những mầm bệnh khác

Giám đốc NSD Siwaruk Siwamongsatham cho biết robot này được điều khiển từ xa, có thể di chuyển theo mọi hướng và có thể tiêu diệt các mầm bệnh ở những nơi khó khử trùng bằng nước hoặc hóa chất như thiết bị điện tử và thiết bị y tế, đồng thời có thể tiết kiệm chi phí khử trùng và giảm việc sử dụng hóa chất. Công việc khử khuẩn có thể kéo dài từ 15-30 phút mỗi điểm với bán kính 1-2m. Tuy nhiên, người dân cần sơ tán khỏi những địa điểm sử dụng robot này nhằm đảm bảo không có ai bị tác động bởi tia UV tại thời điểm tiến robot tiến hành diệt khuẩn.

Ngoài robot nói trên, NSTDA cùng các đối tác cũng cho ra mắt một ứng dụng trên điện thoại di động có tên gọi DDC-Care để lần theo dấu vết những người có nguy cơ nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh Covid-19, cho phép họ tự đánh giá tình trạng sức khỏe của mình.

Thái Lan ngày 5/4 đã công bố thêm 102 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 và 3 ca tử vong, nâng tổng số ca nhiễm bệnh ở nước này lên 2.169 và tổng số ca tử vong lên 23 người.

* Ngày 5/4, Bộ trưởng Nội vụ Australia Peter Dutton cảnh báo người dân nước này không sử dụng tại nhà bộ dụng cụ xét nghiệm virus SARS-CoV-2 nhập khẩu. Trong một tuyên bố, ông Dutton thông báo hàng trăm bộ xét nghiệm này đã bị Lực lượng Biên phòng Australia thu giữ trong vài tuần qua, và nhấn mạnh việc sử dụng chúng có thể đưa ra các kết luận âm tính với SARS-CoV-2 không chính xác.

Ông Dutton cho biết thêm kết quả xét nghiệm không chính xác có thể sẽ khiến người dân không đi khám bệnh hoặc không tự cách ly, đồng thời khẳng định nhà chức trách Australia không chấp thuận những bộ xét nghiệm này là thiết bị y tế. Hiện các xét nghiệm Covid-19 duy nhất được công nhận ở Australia là các xét nghiệm thực hiện tại phòng thí nghiệm và xét nghiệm bởi các chuyên gia y tế tại các bệnh viện hoặc phòng khám.

Ông Dutton tuyên bố Lực lượng biên giới Australia (ABF) sẽ thu giữ bất kỳ sản phẩm sử dụng cho việc xét nghiệm và điều trị Covid-19 trái phép hoặc tự chế. Đến nay, ABF đã thu giữ gần 300 bộ dụng cụ xét nghiệm được gửi từ nước ngoài theo đường hàng không vào Australia.

Số liệu mới nhất cho thấy Australia hiện có 5.635 ca mắc Covid-19 với 34 ca tử vong. Tỷ lệ nhiễm mới hàng ngày đã giảm dần từ 30% trong vài tuần trước xuống dưới 10% trong những ngày gần đây.

Dịch Covid-19: Số ca nhiễm tăng nhanh, châu Mỹ tăng cường phòng dịch

TGVN. Ngoài Mỹ, nhiều quốc gia châu Mỹ khác như Canada, Mexico, Panama, Guatemala đã tăng cường biện pháp phòng dịch, nhằm ngăn chặn tốc độ ...

Tin vui: Lần đầu tiên từ ngày 7/3, các bệnh viện không tiếp nhận thêm ca bệnh Covid-19 mới

TGVN. PGS.TS. Lương Ngọc Khuê, Phó trưởng Tiểu ban điều trị, Giám đốc Trung tâm quản lý, điều hành hỗ trợ chuyên môn chẩn đoán, ...

Dịch Covid-19: Tất cả các ca F1 tại Ninh Bình liên quan đến bệnh nhân 237 đều âm tính

TGVN. Liên quan đến trường hợp bệnh nhân Covid-19 thứ 237 (du khách người Thụy Điển) từng có thời gian lưu trú tại tỉnh Ninh ...

Văn Anh (theo TTXVN)

Bài viết cùng chủ đề

Dịch virus corona

Đọc thêm

Công đoàn Việt Nam đóng góp xứng đáng trong sự nghiệp cách mạng của Đảng

Công đoàn Việt Nam đóng góp xứng đáng trong sự nghiệp cách mạng của Đảng

Chủ tịch Quốc hội cho rằng cán bộ công đoàn, đoàn viên, người lao động cần ra sức phấn đấu để góp phần đưa nước ta phát triển nhanh và ...
AU có chủ tịch mới, kêu gọi châu Phi đoàn kết chống chọi với những cú sốc toàn cầu

AU có chủ tịch mới, kêu gọi châu Phi đoàn kết chống chọi với những cú sốc toàn cầu

'Những biến động địa chính trị nhanh chóng và dữ dội đang gây ra sự hỗn loạn kinh tế và ngoại giao, báo hiệu sự tái cấu trúc địa chính ...
Nga tấn công nhà máy điện Ukraine, hơn 46.000 người sống trong băng giá, Kiev giành lại ngôi làng gần thành phố chiến lược Pokrovsk

Nga tấn công nhà máy điện Ukraine, hơn 46.000 người sống trong băng giá, Kiev giành lại ngôi làng gần thành phố chiến lược Pokrovsk

Nga đã tấn công và phá hủy nhà máy nhiệt điện ở Nikolaev (miền Nam Ukraine) trong đêm, khiến hơn 46.000 người dân không có điện sưởi ấm giữa mùa ...
Giá tiêu hôm nay 17/2/2025: Thị trường ổn định, dự báo xu hướng xuất khẩu tiêu Việt Nam năm 2025

Giá tiêu hôm nay 17/2/2025: Thị trường ổn định, dự báo xu hướng xuất khẩu tiêu Việt Nam năm 2025

Giá tiêu hôm nay 17/2/2025 tại thị trường trong nước ổn định ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 157.000 – 160.000 đồng/kg.
Giá vàng hôm nay 17/2/2025: Giá vàng biến động dữ dội, thị trường thế giới 'rơi tự do', chính sách điều hành trong nước phát huy tác dụng

Giá vàng hôm nay 17/2/2025: Giá vàng biến động dữ dội, thị trường thế giới 'rơi tự do', chính sách điều hành trong nước phát huy tác dụng

Giá vàng hôm nay 17/2/2025: Giá vàng biến động dữ dội, thị trường thế giới 'rơi tự do', chính sách điều hành phát huy tác dụng. Dự báo giá tuần ...
TP. Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm phát triển công nghiệp điện ảnh

TP. Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm phát triển công nghiệp điện ảnh

TP Hồ Chí Minh có nhiều yếu tố nền tảng để phát triển điện ảnh, từ chính sách phát triển văn hóa, nội dung điện ảnh đến hạ tầng, không ...
Thủ tướng Ấn Độ thăm Mỹ: Bạn cũ, lợi ích mới

Thủ tướng Ấn Độ thăm Mỹ: Bạn cũ, lợi ích mới

Mối giao tình giữa hai nhà lãnh đạo cùng nhiều lợi ích song trùng là động lực thúc đẩy quan hệ Mỹ-Ấn tiến về phía trước.
Gió đổi chiều trong quan hệ đồng minh Mỹ-Nhật

Gió đổi chiều trong quan hệ đồng minh Mỹ-Nhật

Cuộc gặp đầu tiên giữa Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru và Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Nhà Trắng hôm 7/2 đã diễn ra một cách 'ấm áp'.
Thủ tướng Thái Lan thăm Trung Quốc: Khởi hành đầu năm, khai mở kỳ vọng

Thủ tướng Thái Lan thăm Trung Quốc: Khởi hành đầu năm, khai mở kỳ vọng

Chuyến 'du Xuân' của Thủ tướng Thái Lan được kỳ vọng sẽ mang lại những kết quả cụ thể, mà trước mắt là vấn đề sầu riêng và an toàn du lịch...
Bước ngoặt mới trên chính trường Bỉ

Bước ngoặt mới trên chính trường Bỉ

Sau 239 ngày không có chính phủ, cuối cùng vào ngày 3/2, lãnh đạo đảng bảo thủ Liên minh Flemish mới (N-VA) Bart De Wever trở thành Thủ tướng Bỉ.
Dự báo chính sách của Tổng thống Trump (kỳ cuối): Tâm điểm châu Á-Thái Bình Dương và ‘biến số’ cạnh tranh Mỹ-Trung

Dự báo chính sách của Tổng thống Trump (kỳ cuối): Tâm điểm châu Á-Thái Bình Dương và ‘biến số’ cạnh tranh Mỹ-Trung

Cạnh tranh Mỹ-Trung dưới Chính quyền Trump 2.0 sẽ tiếp tục leo thang và định hình lại cục diện toàn cầu.
Dự báo chính sách của Tổng thống Trump (kỳ I): Kiến tạo tầm nhìn mang đậm ‘phong cách Trump’ về vai trò lãnh đạo của Mỹ

Dự báo chính sách của Tổng thống Trump (kỳ I): Kiến tạo tầm nhìn mang đậm ‘phong cách Trump’ về vai trò lãnh đạo của Mỹ

Đại sứ Hoàng Anh Tuấn nhận định 4 yếu tố tạo nên sức ảnh hưởng rất lớn của Tổng thống Trump và 5 thành tố của ‘học thuyết Trump’.
Mong đợi gì từ Hội nghị An ninh Munich 2025

Mong đợi gì từ Hội nghị An ninh Munich 2025

Hội nghị An ninh Munich năm nay diễn ra trong bối cảnh thế giới đầy biến động, phân mảnh và khó lường.
Xung đột Nga-Ukraine: 'Cơ hội lịch sử' bị đánh mất

Xung đột Nga-Ukraine: 'Cơ hội lịch sử' bị đánh mất

Nga từng tin tưởng rằng, Thỏa thuận Minsk-2, ký kết cách đây 10 năm trước tại Belarus, là cơ hội lịch sử để chấm dứt xung đột ở miền Đông Ukraine.
Hội nghị Yalta: Cuộc gặp gỡ quyết định vận mệnh thế giới

Hội nghị Yalta: Cuộc gặp gỡ quyết định vận mệnh thế giới

Tròn 80 năm trước, Hội nghị Yalta không chỉ đánh dấu sự kết thúc của Thế chiến II mà còn khởi đầu trật tự thế giới mới.
Hiệp định Paris về Việt Nam: Ý nghĩa lịch sử và những bài học kinh nghiệm còn tươi mới

Hiệp định Paris về Việt Nam: Ý nghĩa lịch sử và những bài học kinh nghiệm còn tươi mới

Hơn nửa thế kỷ đã trôi qua, nhưng ý nghĩa và những bài học kinh nghiệm của Hiệp định Paris về Việt Nam vẫn nguyên giá trị.
Người đặt nền móng cho quan hệ Việt Nam-Trung Quốc

Người đặt nền móng cho quan hệ Việt Nam-Trung Quốc

Chủ tịch Hồ Chí Minh là người bạn lớn được nhân dân Trung Quốc vô cùng kính trọng và cũng là người đặt nền móng cho quan hệ Việt Nam-Trung Quốc.
Tượng đài của tình đoàn kết quốc tế Việt Nam-Campuchia

Tượng đài của tình đoàn kết quốc tế Việt Nam-Campuchia

Chiến thắng 7/1 đã mang lại cho người dân Campuchia các quyền và tự do bị tước đoạt dưới chế độ diệt chủng Pol Pot, chấm dứt thời kỳ đen tối nhất ở đất nước ...
Bị EU đe dọa, số phận 'hạm đội bóng tối' của Nga sẽ ra sao?

Bị EU đe dọa, số phận 'hạm đội bóng tối' của Nga sẽ ra sao?

Số phận của những con tàu thuộc 'hạm đội bóng tối' của Nga đang bị đe dọa trước động thái mới của một số quốc gia thuộc EU.
Ấn Độ lên ngôi, Pakistan lép vế: Ván bài mới của Mỹ ở Nam Á?

Ấn Độ lên ngôi, Pakistan lép vế: Ván bài mới của Mỹ ở Nam Á?

Quan hệ giữa Mỹ và hai 'ông lớn' Nam Á chứng kiến nhiều thăng trầm, nay chính quyền Tổng thống Trump 2.0 hứa hẹn tái định hình tam giác này.
Ngoại giao Mặt trăng của Trung Quốc: Tham vọng soán ngôi 'đế chế' vũ trụ Mỹ

Ngoại giao Mặt trăng của Trung Quốc: Tham vọng soán ngôi 'đế chế' vũ trụ Mỹ

Từ trường phái ngoại giao gấu trúc nổi tiếng, Trung Quốc dần hình thành một công cụ đối ngoại mới mang tên ngoại giao Mặt trăng.
Tổng thống Trump ưu ái Nhật Bản hay 'nước cờ bậc thầy' của Tokyo?

Tổng thống Trump ưu ái Nhật Bản hay 'nước cờ bậc thầy' của Tokyo?

Chắc chắn sẽ không có nhiều ngoại lệ trong những chính sách phục vụ mục tiêu 'nước Mỹ trên hết' của Tổng thống Trump.
Để ngoại giao thành phố trở thành công cụ đắc lực cho nền y tế toàn cầu

Để ngoại giao thành phố trở thành công cụ đắc lực cho nền y tế toàn cầu

Tiềm năng của ngoại giao thành phố vẫn chưa được khai thác đầy đủ, đặc biệt trong việc áp dụng phương pháp One Health.
Bài toán an ninh năng lượng cùng 'cuộc chia tay giằng xé' giữa EU và khí đốt Nga

Bài toán an ninh năng lượng cùng 'cuộc chia tay giằng xé' giữa EU và khí đốt Nga

Kể từ xung đột Nga-Ukraine, các nước EU đã tập trung tăng cường an ninh năng lượng, nhưng 'cuộc chia tay' khí đốt Nga chẳng mấy dễ dàng.
Phiên bản di động