Thái tử Abu Dhabi sắp thăm Ấn Độ, tính toán gì trong ván cờ quyền lực ở Tây Á?

Hồng Phúc
Thái tử Abu Dhabi Khaled bin Mohammed bin Zayed Al Nahyan dự kiến đến Ấn Độ vào ngày 8/9, đánh dấu chuyến xuất ngoại thứ hai trên cương vị mới.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Thái tử Abu Dhabi Khaled bin Mohammed bin Zayed Al Nahyan. (Nguồn: Arab News)
Thái tử Abu Dhabi Khaled bin Mohammed bin Zayed Al Nahyan dự kiến thăm Ấn Độ vào đầu tháng tới. (Nguồn: Arab News)

Hindustan Times ngày 29/8 trích nguồn tin cho hay, Thái tử Khaled bin Mohammed bin Zayed Al Nahyan, người tiếp theo trong danh sách lãnh đạo Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), sẽ đến thăm Ấn Độ vào đầu tháng tới để thúc đẩy quan hệ thương mại và chiến lược.

Các cuộc gặp giữa Thái tử Sheikh Khaled với Thủ tướng Narendra Modi và các nhà lãnh đạo cấp cao của đất nước đông dân nhất thế giới sẽ tập trung vào việc xây dựng mối quan hệ tương lai trong những thập kỷ tới.

Mặc dù không có khả năng ký kết thỏa thuận hợp tác trong chuyến thăm, hai bên dự kiến ​​sẽ tái khẳng định cam kết xây dựng mối quan hệ chặt chẽ và bền chặt hơn nữa trong các lĩnh vực như thương mại, an ninh.

Tăng cường tiếp xúc cấp cao

Chuyến công du diễn ra sau một loạt chuyến thăm cấp cao của cả hai bên trong những năm gần đây. Năm 2015 ghi dấu mốc lịch sử trong quan hệ hai nước với sự hiện diện của Thủ tướng Narendra Modi tại Abu Dhabi, đây là chuyến thăm đầu tiên của một Thủ tướng Ấn Độ tới UAE sau 34 năm.

Từ đó đến nay, ông Modi đã thực hiện thêm 6 chuyến thăm tới quốc gia vùng Vịnh, bồi đắp nỗ lực xây dựng quan hệ đối tác chặt chẽ hơn với các cường quốc Tây Á chủ chốt. Trong khi đó, Tổng thống UAE Mohamed bin Zayed Al Nahyan cũng chăm chỉ thăm đất nước sông Hằng, với chuyến công du gần nhất diễn ra vào tháng 9/2023.

Tháng 3/2023, Tổng thống Mohamed bin Zayed Al Nahyan bổ nhiệm con trai mình là Sheikh Khaled, 42 tuổi, làm Thái tử của Abu Dhabi, mở đường cho ông trở thành người kế nhiệm có khả năng trở thành Tổng thống của nền kinh tế Arab lớn thứ hai. Kể từ đó, Thái tử Sheikh Khaled hiếm khi công du nước ngoài, chỉ đến thăm Malaysia vào tháng 5 năm ngoái.

Thái tử Sheikh Khaled tốt nghiệp Đại học Mỹ Sharjah (Cử nhân ngành Quan hệ quốc tế) và Đại học King's College London với bằng Tiến sĩ ngành Nghiên cứu chiến tranh năm 2014.

Theo nguồn tin của Hindustan Times, chuyến thăm sắp tới của Thái tử Sheikh Khaled nhằm “xem xét tương lai của mối quan hệ chiến lược này”. Quan hệ song phương “hiện đang rất vững chắc” và chuyến thăm “sẽ tập trung nhiều hơn vào việc xây dựng trên nền tảng đó, hướng đến những thập kỷ tới và xây dựng mối quan hệ chặt chẽ hơn với giới lãnh đạo tương lai của UAE”.

Hợp tác song phương trong ván cờ khu vực

Kể từ khi Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện Ấn Độ-UAE (CEPA) có hiệu lực vào năm 2022, thương mại hai chiều đã tăng lên gần 85 tỷ USD trong năm tài chính 2023. UAE là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Ấn Độ (sau Mỹ, Trung Quốc) và là điểm đến xuất khẩu lớn thứ hai của Ấn Độ. Ấn Độ là đối tác thương mại lớn thứ 2 của UAE, chiếm 9% tổng kim ngạch ngoại thương và 14% kim ngạch xuất khẩu phi dầu mỏ của nước này.

Theo Bộ Ngoại giao Ấn Độ, các nhà lãnh đạo hai nước đều lạc quan về mục tiêu nâng kim ngạch thương mại song phương lên 100 tỷ USD trước năm 2030.

Theo ước tính chính thức, giá trị thương mại phi dầu mỏ của UAE với Ấn Độ dự kiến ​​sẽ tăng lên hơn 100 tỷ USD trong 5 năm tới. UAE là nhà đầu tư lớn thứ 7 tại Ấn Độ, với dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tích lũy là 16,67 tỷ USD từ tháng 4/2000 đến tháng 9/2023.

Một nhân tố quan trọng khác trong quan hệ song phương là sự hiện diện của hơn 3,5 triệu người Ấn Độ tại UAE, tương đương 30% dân số, trở thành cộng đồng người nước ngoài lớn nhất tại quốc gia dầu mỏ này. Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới, Ấn Độ là quốc gia nhận kiều hối nhiều nhất thế giới vào năm 2022, trong đó UAE là nguồn cung cấp kiều hối lớn thứ 2 (chiếm 18%).

Cộng đồng Ấn kiều là cộng đồng người nước ngoài lớn nhất tại UAE. (Nguồn: Arabian Business)

Hơn 3,5 triệu người Ấn Độ tại UAE tạo thành cộng đồng người thiểu số lớn nhất UAE, chiếm 30% dân số nước này. (Nguồn: Arabian Business)

UAE hiện nổi lên là đối tác quốc phòng quan trọng của Ấn Độ trong khu vực. Công nghệ đóng tàu sân bay, tên lửa BrahMos... của ngành công nghiệp quốc phòng Ấn Độ đang được UAE đặc biệt quan tâm. Hồi đầu năm, các lực lượng lục quân của hai nước lần đầu tiên tham gia cuộc tập trận song phương quy mô lớn kéo dài 2 tuần ở bang Rajasthan, miền Tây Ấn Độ.

Ngoại giao đền thờ của Ấn Độ

Ngoại giao đền thờ của Ấn Độ

Đáng chú ý, chuyến thăm của Thái tử Sheikh Khaled cũng diễn ra vào thời điểm có một số căng thẳng trong quan hệ giữa giới lãnh đạo cấp cao của UAE và Saudi Arabia, một cường quốc Tây Á khác mà Ấn Độ đã xây dựng mối quan hệ thương mại và chiến lược chặt chẽ trong thập kỷ qua.

Theo Hindustan Times, Tổng thống Mohamed bin Zayed Al Nahyan đóng vai trò quan trọng trong việc sắp xếp lại quyền lực ở Tây Á khi UAE, cùng với Bahrain, xây dựng mối quan hệ với Israel vào năm 2020. Đồng thời, UAE đã hợp tác với Iran và làm sâu sắc thêm quan hệ với Trung Quốc và Nga.

***

Như vậy, chuyến công du nước ngoài lần thứ hai của Thái tử Sheikh Khaled trên cương vị mới được nhìn là một bước tiến xa hơn trong việc củng cố mối quan hệ song phương vốn bền chặt với Ấn Độ. Đây cũng sẽ là tiếp xúc cấp cao đầu tiên giữa hai nước kể từ khi ông Modi nhậm chức nhiệm kỳ Thủ tướng lần thứ ba.

Sự gắn kết chặt chẽ với Abu Dhabi có thể giúp New Delhi bảo đảm an ninh năng lượng, thu hút nguồn vốn FDI và kiều hối khổng lồ. Trong khi đó, sự xích lại gần hơn với quốc gia tỷ dân đang trên đà trở thành nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới tạo cơ hội cho Abu Dhabi đa dạng hóa nền kinh tế, gia tăng năng lực quốc phòng, củng cố vị thế trong bối cảnh tình hình thế giới biến động liên tục và phức tạp.

Thủ tướng Ấn Độ đến Ba Lan và Ukraine: Chuyến thăm đa thông điệp

Thủ tướng Ấn Độ đến Ba Lan và Ukraine: Chuyến thăm đa thông điệp

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi thăm chính thức Ba Lan và Ukraine từ ngày 21-23/8. Chuyến thăm là sự kiện ngoại giao quan trọng, ...

Ẩm thực Ấn Độ 'nở hoa' trong lòng Ba Lan

Ẩm thực Ấn Độ 'nở hoa' trong lòng Ba Lan

Với hệ thống nhà hàng mọc lên như nấm, ẩm thực Ấn Độ ngày càng khẳng định vị thế tại Ba Lan, một hình thức ...

Du khách Ấn Độ 'đổ bộ' Việt Nam - 'quả ngọt' từ chiến lược kết hợp xúc tiến thương mại và du lịch

Du khách Ấn Độ 'đổ bộ' Việt Nam - 'quả ngọt' từ chiến lược kết hợp xúc tiến thương mại và du lịch

"Cuộc đổ bộ" của du khách Ấn Độ khẳng định vững chắc vị thế của Việt Nam trong lĩnh vực du lịch quốc tế, Tổng ...

Tàu Hải quân Ấn Độ Mumbai lần đầu tiên thăm Sri Lanka

Tàu Hải quân Ấn Độ Mumbai lần đầu tiên thăm Sri Lanka

Tàu Hải quân Ấn Độ (INS) Mumbai cập cảng Colombo vào hôm nay, 26/8, bắt đầu chuyến thăm đầu tiên kéo dài ba ngày tới ...

Thủ tướng Modi thăm Ukraine: Ấn Độ tuyên bố chuyến thăm 'mang tính bước ngoặt và lịch sử'

Thủ tướng Modi thăm Ukraine: Ấn Độ tuyên bố chuyến thăm 'mang tính bước ngoặt và lịch sử'

Theo thông báo của Bộ Ngoại giao Ấn Độ, Thủ tướng nước này Narendra Modi sẽ thực hiện chuyến công du đầu tiên đến Ukraine ...

Xem nhiều

Đọc thêm

Bầu cử tổng thống Ghana: Sự trở lại của nhà lãnh đạo đối lập John Mahama

Bầu cử tổng thống Ghana: Sự trở lại của nhà lãnh đạo đối lập John Mahama

Nhà lãnh đạo phe đối lập ở Ghana, ông John Mahama, đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống hồi cuối tuần qua với 56% số phiếu ủng ...
Đối thoại biển Việt Nam-New Zealand lần thứ nhất

Đối thoại biển Việt Nam-New Zealand lần thứ nhất

Việt Nam và New Zealand đề cao hợp tác biển, trên tinh thần tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là UNCLOS 1982.
Dự báo thời tiết ngày mai (11/12): Bắc Bộ sáng trời rét; từ Thừa Thiên Huế đến Ninh Thuận cục bộ mưa rất to

Dự báo thời tiết ngày mai (11/12): Bắc Bộ sáng trời rét; từ Thừa Thiên Huế đến Ninh Thuận cục bộ mưa rất to

Thông tin dự báo thời tiết ngày mai (11/12) từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia.
Đức và Pháp sẵn sàng hợp tác với phe đối lập Syria, mong muốn hỗ trợ một tiến trình chính trị toàn diện

Đức và Pháp sẵn sàng hợp tác với phe đối lập Syria, mong muốn hỗ trợ một tiến trình chính trị toàn diện

Thủ tướng Đức Olaf Scholz và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron sẵn sàng hợp tác với các nhóm đối lập Syria, nhưng có một số điều kiện nhất định.
Bộ Nội vụ định hướng xây dựng phương án bố trí, sắp xếp cán bộ, công chức, viên chức

Bộ Nội vụ định hướng xây dựng phương án bố trí, sắp xếp cán bộ, công chức, viên chức

Khi xây dựng đề án sắp xếp, tinh gọn bộ máy, các bộ, ngành, địa phương khẩn trương xây dựng phương án sắp xếp, bố trí cán bộ, công chức, ...
Hà Nội tăng mạnh mức thưởng với học sinh giỏi

Hà Nội tăng mạnh mức thưởng với học sinh giỏi

Từ tháng 12/2024, học sinh Hà Nội đoạt giải Olympic quốc tế sẽ được thưởng ở mức cao nhất là 300 triệu đồng.
Bầu cử tổng thống Ghana: Sự trở lại của nhà lãnh đạo đối lập John Mahama

Bầu cử tổng thống Ghana: Sự trở lại của nhà lãnh đạo đối lập John Mahama

Nhà lãnh đạo phe đối lập ở Ghana, ông John Mahama, đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống hồi cuối tuần qua với 56% số phiếu ủng hộ.
Đức và Pháp sẵn sàng hợp tác với phe đối lập Syria, mong muốn hỗ trợ một tiến trình chính trị toàn diện

Đức và Pháp sẵn sàng hợp tác với phe đối lập Syria, mong muốn hỗ trợ một tiến trình chính trị toàn diện

Thủ tướng Đức Olaf Scholz và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron sẵn sàng hợp tác với các nhóm đối lập Syria, nhưng có một số điều kiện nhất định.
Hàn Quốc: Quốc hội đồng thuận, Tổng thống Yoon Suk Yeol cùng hàng loạt quan chức bị điều tra, Thủ tướng kêu gọi ổn định

Hàn Quốc: Quốc hội đồng thuận, Tổng thống Yoon Suk Yeol cùng hàng loạt quan chức bị điều tra, Thủ tướng kêu gọi ổn định

Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol cùng nhiều quan chức quân đội, quốc phòng và chính phủ bị điều tra về việc ban bố thiết quân luật hôm 3/12.
Hàn Quốc: Thủ tướng và hàng loạt quan chức bị cảnh sát điểm tên, đảng cầm quyền chia rẽ vì Tổng thống Yoon, phe đối lập giáng thêm đòn

Hàn Quốc: Thủ tướng và hàng loạt quan chức bị cảnh sát điểm tên, đảng cầm quyền chia rẽ vì Tổng thống Yoon, phe đối lập giáng thêm đòn

Cơn 'địa chấn' mà thiết quân luật của Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol gây ra trên chính trường nước này vẫn chưa giảm bớt.
Chớp thời cơ khi Syria hỗn loạn, Israel thành 'ngư ông đắc lợi' ở Cao nguyên Golan, ra tuyên bố chẳng nể nang

Chớp thời cơ khi Syria hỗn loạn, Israel thành 'ngư ông đắc lợi' ở Cao nguyên Golan, ra tuyên bố chẳng nể nang

Giữa lúc chính quyền Syria nhanh chóng sụp đổ và chính trường nước này hỗn loạn, Israel không hề ngồi yên mà nhanh chóng tận dụng cơ hội.
Thổ Nhĩ Kỳ sẽ mở cửa biên giới để người Syria hồi hương an toàn

Thổ Nhĩ Kỳ sẽ mở cửa biên giới để người Syria hồi hương an toàn

Thổ Nhĩ Kỳ sẽ mở cửa khẩu biên giới Yayladagi với Syria nhằm quản lý việc hồi hương an toàn và tự nguyện cho hàng triệu người tị nạn Syria đang cư trú tại đây.
Nepal-Trung Quốc: ‘Phá lệ’ để thành công?

Nepal-Trung Quốc: ‘Phá lệ’ để thành công?

Việc Thủ tướng Nepal KP Sharma Oli chọn Trung Quốc làm điểm dừng chân trong chuyến công du đầu tiên phản ánh thay đổi đáng chú ý từ Kathmandu.
Tổng thống Hàn Quốc ban bố tình trạng khẩn cấp: Giọt nước tràn ly ở Seoul

Tổng thống Hàn Quốc ban bố tình trạng khẩn cấp: Giọt nước tràn ly ở Seoul

Vào nửa đêm 3/12, một cơn 'địa chấn' đã làm rung chuyển Hàn Quốc sau khi Tổng thống Yoon Suk Yeol bất ngờ ban bố tình trạng khẩn cấp.
Điều ẩn chứa sau kế hoạch đóng băng xung đột ở Ukraine, toan tính và hy vọng

Điều ẩn chứa sau kế hoạch đóng băng xung đột ở Ukraine, toan tính và hy vọng

Ngừng bắn, tạo cơ hội đàm phán chấm dứt xung đột Nga-Ukraine là điều mà cộng đồng quốc tế trông đợi, song hàm ý đằng sau kế hoạch mới của ông Donald Trump...
Thỏa thuận ngừng bắn Israel-Hezbollah: Liều thuốc giảm đau

Thỏa thuận ngừng bắn Israel-Hezbollah: Liều thuốc giảm đau

Việc Israel và Hezbollah đạt được thoả thuận ngừng bắn vào ngày 27/11 là một tin vui hiếm hoi cho khu vực vốn chìm trong khói súng hơn một năm qua.
Hội nghị Ngoại trưởng G7: Điệu valse cuối cùng

Hội nghị Ngoại trưởng G7: Điệu valse cuối cùng

Hội nghị Ngoại trưởng G7 phản ánh lập trường rõ ràng của Mỹ và một số nước phương Tây trong các vấn đề nóng của khu vực và thế giới hiện nay.
Tổng thống Putin thăm Kazakhstan: Những chân trời mới của quan hệ đối tác chiến lược

Tổng thống Putin thăm Kazakhstan: Những chân trời mới của quan hệ đối tác chiến lược

Nhận lời mời của người đồng cấp Kassym-Jomart Tokayev, Tổng thống Nga Vladimir Putin thăm cấp nhà nước tới Kazakhstan từ ngày 27-28/11.
Cập nhật kho vũ khí hạt nhân toàn 'hàng khủng' của Nga

Cập nhật kho vũ khí hạt nhân toàn 'hàng khủng' của Nga

Sau khi Nga tiến hành cuộc tấn công vào Ukraine bằng tên lửa đạn đạo Oreshnik, kho vũ khí hạt nhân của nước này được quan tâm hơn bao giờ hết.
'Ván cờ' Syria: Làm rõ 'người chơi’ chính, ai là ai của ai?

'Ván cờ' Syria: Làm rõ 'người chơi’ chính, ai là ai của ai?

Cuộc nội chiến kéo dài ở Syria đã thu hút sự chú ý của thế giới sau khi lực lượng nổi dậy bất ngờ chiếm giữ hầu hết Aleppo.
Những vũ khí ‘chết chóc’ nhất lịch sử (Kỳ 2): Công cụ hạt nhân hủy diệt hàng loạt liệu có đám gờm hơn một nỗi khiếp sợ vô hình?

Những vũ khí ‘chết chóc’ nhất lịch sử (Kỳ 2): Công cụ hạt nhân hủy diệt hàng loạt liệu có đám gờm hơn một nỗi khiếp sợ vô hình?

Vũ khí hạt nhân đặc biệt nổi bật vì sự hủy diệt tuyệt đối và khả năng đe dọa toàn cầu, song vẫn có những công cụ khác có sức phá hủy kinh hoàng.
Giải mã tên lửa Oreshnik mà Nga mới 'trình làng' trong cuộc tấn công vào Ukraine

Giải mã tên lửa Oreshnik mà Nga mới 'trình làng' trong cuộc tấn công vào Ukraine

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết Mosco sẽ tiếp tục thử nghiệm tên lửa Oreshnik trong chiến đấu sau khi dùng để tấn công Ukraine ngày 21/11.
Kênh đào nhân tạo: Cánh cổng thần kỳ kết nối thế giới

Kênh đào nhân tạo: Cánh cổng thần kỳ kết nối thế giới

Sự xuất hiện của kênh đào nhân tạo giúp phá vỡ giới hạn địa lý, mở ra vô vàn cơ hội cho sự phát triển kinh tế, văn hóa và chính trị toàn cầu.
Những vũ khí ‘chết chóc’ nhất lịch sử (Kỳ 1): Công cụ thời Trung cổ khủng bố tinh thần, bí mật ẩn giấu vẫn chưa có lời giải

Những vũ khí ‘chết chóc’ nhất lịch sử (Kỳ 1): Công cụ thời Trung cổ khủng bố tinh thần, bí mật ẩn giấu vẫn chưa có lời giải

Cùng với sự phát triển của văn minh nhân loại và các cuộc xung đột trên toàn cầu, vũ khí cũng dần trở nên đa dạng, hiện đại và nguy hiểm.
Tình hình Syria: Một bàn tay không vỗ lên thành tiếng, vén màn người đứng sau

Tình hình Syria: Một bàn tay không vỗ lên thành tiếng, vén màn người đứng sau

Những toan tính về Syria chưa khi nào nguôi trong nội bộ Thổ Nhĩ Kỳ. Cân đối tình hình, Ankara có những hành động táo bạo hơn.
Tổng thống Ukraine Zelensky và một giờ 'trần tình' với Kyodo News: Đã đến lúc phải nghĩ khác, làm khác!

Tổng thống Ukraine Zelensky và một giờ 'trần tình' với Kyodo News: Đã đến lúc phải nghĩ khác, làm khác!

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky thẳng thắn thừa nhận rằng rất khó để giành lại một số vùng do Nga kiểm soát.
Cựu Tổng tư lệnh Lực lượng vũ trang Ukraine: Phương Tây đang trong 'nôi an toàn', có vì Ukraine mà từ bỏ?

Cựu Tổng tư lệnh Lực lượng vũ trang Ukraine: Phương Tây đang trong 'nôi an toàn', có vì Ukraine mà từ bỏ?

Phương Tây sẵn sàng đồng hành với Ukraine trong ngắn hạn nhưng chưa sẵn sàng cho xung đột kéo dài với Nga.
Những bài toán đón chờ lãnh đạo EU mới: Từ 'cú sốc ngoại sinh' đến thách thức nội tại

Những bài toán đón chờ lãnh đạo EU mới: Từ 'cú sốc ngoại sinh' đến thách thức nội tại

Cơ quan điều hành EU đã có lãnh đạo nhiệm kỳ mới và Chủ tịch EC là gương mặt quen thuộc.
5 sự kiện quốc tế đáng 'lót dép hóng' trong năm 2025

5 sự kiện quốc tế đáng 'lót dép hóng' trong năm 2025

Hãng tin AFP dự báo 5 sự kiện nổi bật không thể bỏ qua trong năm 2025 trên nhiều lĩnh vực chính trị, môi trường, thể thao, văn hóa và tôn giáo.
Thuận ngừng bắn giữa Israel-Hezbollah:  Một bên vẫn 'nắm đằng chuôi', Hamas 'ngã ngửa' nhận ra đòn giáng, hòa bình liệu còn xa?

Thuận ngừng bắn giữa Israel-Hezbollah: Một bên vẫn 'nắm đằng chuôi', Hamas 'ngã ngửa' nhận ra đòn giáng, hòa bình liệu còn xa?

Lệnh ngừng bắn giữa Israel và phong trào Hezbollah đang được kỳ vọng là 'tia hy vọng lóe lên từ vực thẳm' trong cuộc xung đột tại khu vực.
Phiên bản di động