Các tân binh huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc lên đường nhập ngũ năm 2023. (Nguồn: TTXVN) |
Tôi thích dùng hai chữ “tòng quân” hơn là “nghĩa vụ quân sự”, mặc dù tòng quân cũng có nghĩa là “phục tùng quân đội” – nhưng sự thiện cảm thì có nhiều hơn. Việt Nam bước ra khỏi hai cuộc chiến bảo vệ Tổ quốc trường kỳ và khốc liệt đã tròn 50 năm, nhưng ấn tượng về sự hy sinh nhãn tiền của con em mình khi nhập ngũ vẫn chưa thể xóa mờ trong tiềm thức người dân. Trong thập niên 80-90 thì nỗi ám ảnh ấy phần nào ảnh hưởng đến tư duy của lớp trẻ, rằng “đi nghĩa vụ quân sự” là cái gì đó mà không phải ai cũng mong muốn...
Thời gian trôi đi. Tư duy cũ dần thay đổi. Tư duy mới đã được thực tế cuộc sống làm cho cởi mở hơn. Người ta nhắc nhiều đến cụm từ “Ngày hội Tòng quân” bởi hoạt động này dần mang trong nó nội hàm phấn khởi, tâm thế chủ động và vui tươi. Người ta nhận ra rằng, khi đất nước hòa bình thì lợi ích mà tòng quân mang lại không chỉ là sự chuẩn bị sẵn sàng cho chiến tranh nữa, mà nó lại giống như một khóa học dài hạn để rèn giũa con người.
Tôi có hai người em họ học hết lớp 12 và không có khả năng thi đỗ đại học. Cái tuổi mà ăn chưa no, lo chưa tới, cộng với bản tính ngang bướng và nghịch ngợm của chúng khiến người lớn đau đầu. Thế rồi, chú thuyết phục được hai đứa đăng ký đi nghĩa vụ quân sự. Ra quân, chúng như trở thành con người khác, chững chạc hơn.
Đến giờ, chú tôi tuy không còn nhưng hai người con đã phát triển từ hai hộ kinh doanh cá thể thành hai doanh nghiệp phát triển, đủ lo lắng được cho vợ con và cho dì tôi một cuộc sống sung túc. Mọi người lại bảo: “May mà chúng nó đi bộ đội!”.
Những năm trở lại đây, nhìn những thanh niên háo hức tòng quân, tôi thấy mừng: mừng vì nhìn thấy nỗi ám ảnh của chiến tranh ngày một mờ dần trong quan niệm của người dân; mừng vì tư duy về tòng quân của những người trẻ đã đổi thay; mừng vì thêm một lớp thanh niên có cơ hội được rèn luyện thành những người có ích hơn nữa cho xã hội... Họ đã chủ động đặt bản thân trong môi trường mới khắc nghiệt, kỷ luật hơn để trở thành công dân toàn diện hơn.
Hiện vẫn có những tranh cãi về việc nhập ngũ sớm, hay đất nước hòa bình thì chỉ cần ít quân, hoặc nên ưu tiên nhân lực cho phát triển kinh tế...
Tuy nhiên, người viết bài này cho rằng, tòng quân-chẳng bao giờ là sớm hay muộn, bởi bản chất thời gian hai năm rèn luyện trong môi trường quân ngũ không quá dài, nhưng ích lợi mà nó mang lại cho đất nước, cho xã hội, cho bản thân... thì không đo đếm được. Nhất là khi những thanh niên ấy chủ động đón lấy cơ hội tòng quân-cơ hội để bản thân bứt phá khỏi sự bao bọc, êm ái của gia đình để tự lập, cọ xát và trưởng thành.
| Thanh niên Ngoại giao vững lý tưởng, rèn bản lĩnh Qua buổi tọa đàm, nhận thức và hiểu biết của cán bộ trẻ, Đoàn viên Thanh niên Bộ về lịch sử, cống hiến của ngành ... |
| Mỗi thầy, cô giáo là tấm gương sáng về học tập, rèn luyện, đổi mới Ngày 16/11, thay mặt lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn đã gặp mặt 68 thầy cô giáo ... |
| Hãy biến bài tập ngày Tết trở thành cơ hội rèn kỹ năng cho trẻ ThS. Đinh Văn Thịnh, Giám đốc điều hành Trung tâm giáo dục trải nghiệm và đào tạo kỹ năng ANGEL cho rằng, thay vì để ... |
| Các trường đại học mở loạt ngành mới trong mùa tuyển sinh 2023 Nhiều trường đại học như Ngoại thương, Thủy Lợi công bố mở thêm ngành đào tạo mới trong mùa tuyển sinh năm 2023. |
| 'ChatGPT không thể tác động vào các hoạt động quan trọng nhất của giáo dục' Chia sẻ với báo Thế giới và Việt Nam, PGS.TS. Chu Cẩm Thơ, Trưởng ban Nghiên cứu đánh giá giáo dục (Viện Khoa học Giáo ... |