Thảm họa da cam Việt Nam: Để không ai bị bỏ lại phía sau

LÊ AN
Nhân kỷ niệm 60 năm thảm họa da cam ở Việt Nam (10/8/1961-10/8/2021), Thượng tướng Nguyễn Văn Rinh, Chủ tịch Hội nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam (VAVA) rất xúc động khi Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc gửi thư động viên, chia sẻ đối với nạn nhân và gia đình nạn nhân chất độc da cam/dioxin trong cả nước.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Thượng tướng Nguyễn Văn Rinh tại buổi giới thiệu hoạt động kỷ niệm 60 năm thảm họa da cam tại Việt Nam. (Ảnh: Lê An)
Thượng tướng Nguyễn Văn Rinh tại buổi giới thiệu hoạt động kỷ niệm 60 năm thảm họa da cam tại Việt Nam. (Ảnh: Lê An)

Năm 2021, VAVA xác định chủ đề là Năm hành động vì nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam.

Để triển khai thực hiện, ngay từ tháng 11/2020, Trung ương Hội đã ban hành Kế hoạch số 405 về kỷ niệm 60 năm thảm họa da cam và chỉ đạo hoạt động chung toàn quốc với nội dung trọng tâm như đẩy mạnh tuyên truyền về hậu quả chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam; nỗ lực của Đảng, Nhà nước, nhân dân và cả hệ thống chính trị trong công cuộc khắc phục hậu quả chất độc hóa học; sự hỗ trợ giúp đỡ trong nước, quốc tế đối với việc khắc phục hậu quả chất độc hóa học và đấu tranh đòi công lý cho nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam.

Vượt khó giữa mùa dịch

Thượng tướng Nguyễn Văn Rinh cho biết, trong sáu tháng đầu năm, mặc dù gặp nhiều khó khăn do dịch Covid-19, toàn Hội đã vận động được hơn 220 tỷ đồng (gồm tiền mặt và vật chất quy thành tiền), để chăm sóc, giúp đỡ nạn nhân chất độc da cam/dioxin.

Dịp này, VAVA phối hợp với Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam và một số cơ quan, đơn vị tổ chức triển lãm Thảm họa da cam/dioxin - 60 năm nhìn lại, cùng Trung tâm Phát thanh - Truyền hình Quân đội tổ chức chương trình giao lưu - nghệ thuật Hành trình khát vọng và phát động chương trình nhắn tin từ thiện Vì nạn nhân chất độc da cam.

Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, Trung ương Hội đã có công văn chỉ đạo các tỉnh, thành Hội bám sát sự chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền, tổ chức các hoạt động kỷ niệm phù hợp điều kiện thực tế ở địa phương.

Đối với các địa phương chưa bị ảnh hưởng nhiều của dịch Covid-19, VAVA đã chủ động thực hiện kế hoạch kỷ niệm 60 năm bảo đảm an toàn, tiết kiệm, chấp hành nghiêm các quy định phòng, chống dịch. Tại các nơi khác, ngay sau khi khống chế được dịch bệnh, Hội sẽ tổ chức kỷ niệm, trong đó chú trọng hoạt động thăm hỏi, tặng quà và các hoạt động tri ân khác.

Chủ tịch VAVA chia sẻ: “Mặc dù các sự kiện lớn như Đại hội điển hình tiên tiến vì nạn nhân da da cam lần thứ IV, Hội thảo khoa học và Mít tinh kỷ niệm 60 năm phải tạm hoãn, nhưng VAVA vẫn thường xuyên theo dõi, nắm tình hình ở các tỉnh, thành hội và có các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo tổ chức hội các cấp và hội viên chấp hành nghiêm các quy định về phòng, chống dịch bệnh Covid-19”.

VAVA cũng nắm chắc hoàn cảnh của nạn nhân và gia đình nạn nhân, nhất là những hoàn cảnh khó khăn để báo cáo cấp ủy, chính quyền, phối hợp với Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chăm sóc, giúp đỡ kịp thời, với tinh thần “không ai bị bỏ lại phía sau”.

Sát cánh với cuộc chiến công lý

VAVA luôn đồng hành và thể hiện rõ vai trò nòng cốt trong đấu tranh đòi công lý cho nạn nhân chất độc da cam Việt Nam.

Mới đây, VAVA đã ra tuyên bố và sẽ tiếp tục đồng hành, ủng hộ vụ kiện của bà Trần Tố Nga, Việt kiều đang sống tại Pháp, cũng như ủng hộ những người bị nhiễm chất độc da cam do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam kiện các công ty hóa chất của Mỹ đòi bồi thường thiệt hại.

Theo Thượng tướng Nguyễn Văn Rinh, VAVA tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền để bạn bè, nhân dân thế giới hiểu rõ hơn về hậu quả nặng nề, lâu dài mà chất độc hóa học do quân đội Mỹ sử dụng trong chiến tranh gây ra đối với môi trường và con người Việt Nam, để có thêm tiếng nói và hành động đòi chính quyền Mỹ phải có trách nhiệm phối hợp với Chính phủ, nhân dân Việt Nam khắc phục các hậu quả đó.

Thời gian tới, Hội sẽ phối hợp với các ngành chức năng, các tổ chức, cá nhân kiên trì đấu tranh đòi công lý cho nạn nhân chất độc da cam Việt Nam bằng các phương thức, biện pháp phù hợp với chủ trương, đường lối đối ngoại của Đảng và thông lệ quốc tế; đòi Chính phủ và các công ty hóa chất Mỹ phải có trách nhiệm khắc phục hậu quả và bồi thường thiệt hại cho các nạn nhân chất độc da cam Việt Nam.

Chủ tịch VAVA cũng cho biết, các cấp Hội cũng sẽ tăng cường tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về giải quyết hậu quả chất độc hóa học sau chiến tranh, đặc biệt là Chỉ thị số 43-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giải quyết hậu quả chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam và các chỉ thị, nghị quyết liên quan.

“Chúng tôi sẽ phối hợp với các ngành, cơ quan chức năng tiếp tục rà soát, thẩm định hồ sơ, bảo đảm quyền lợi của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học, nhưng do những nguyên nhân khác nhau mà chưa được hưởng chế độ, chính sách theo quy định. Toàn Hội chăm lo xây dựng, củng cố tổ chức vững mạnh, nâng cao hiệu quả hoạt động đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, xứng đáng với sự tin cậy của Đảng, Nhà nước và nhân dân, là chỗ dựa vững chắc, mái ấm nghĩa tình của nạn nhân chất độc da cam”,

Thượng tướng Nguyễn Văn Rinh.

Thảm họa da cam Việt Nam: Câu chuyện về những nhân chứng sống

Thảm họa da cam Việt Nam: Câu chuyện về những nhân chứng sống

60 năm trôi qua, nỗi buồn chiến tranh vẫn còn đó, nhưng những câu chuyện về tình người cùng sự vươn lên đầy nghị lực ...

Thảm họa chất độc da cam dưới nét vẽ của cô gái Việt kiều Pháp

Thảm họa chất độc da cam dưới nét vẽ của cô gái Việt kiều Pháp

Toàn cảnh vấn đề chất độc da cam ở Việt Nam, từ lịch sử đến hiện tại, từ nguyên nhân đến hậu quả và khắc ...

Bài viết cùng chủ đề

Góc nhìn Nhân quyền

Đọc thêm

Hoa Kỳ khởi động dự án hỗ trợ 700 người khuyết tật tại tỉnh Cà Mau

Hoa Kỳ khởi động dự án hỗ trợ 700 người khuyết tật tại tỉnh Cà Mau

USAID triển khai các hoạt động hỗ trợ người khuyết tật ở Đồng bằng sông Cửu Long với các dự án tại Bạc Liêu và Cà Mau.
Cách Tổng thống Biden 'gửi quyền lợi' trong gói viện trợ 61 tỷ USD của Mỹ dành cho Ukraine

Cách Tổng thống Biden 'gửi quyền lợi' trong gói viện trợ 61 tỷ USD của Mỹ dành cho Ukraine

Tổng thống Biden đã tính toán như thế nào trong khoản viện trợ xung đột quân sự 61 tỷ USD dành cho Ukraine? Mỹ có thật viện trợ Ukraine không ...
Hành trình hai vô địch dance sport thế giới của con trai và bạn nhảy nhà Khánh Thi - Phan Hiển

Hành trình hai vô địch dance sport thế giới của con trai và bạn nhảy nhà Khánh Thi - Phan Hiển

Kubi, bạn nhảy Linh San khiến bố mẹ Khánh Thi - Phan Hiển tự hào khi hai lần vô địch thế giới hạng thiếu nhi 1 tại Syllabus World Championship.
Trung Quốc tìm đến Mỹ Latinh và Caribbean để khám phá không gian

Trung Quốc tìm đến Mỹ Latinh và Caribbean để khám phá không gian

Trung Quốc cùng các quốc gia Mỹ Latinh và Caribbean đã duy trì hợp tác không gian lâu dài, toàn diện và thực tiễn.
Tình hình Israel: Có rất ít bằng chứng về một nền kinh tế đang chịu xung đột

Tình hình Israel: Có rất ít bằng chứng về một nền kinh tế đang chịu xung đột

Israel bị tổn thương nghiêm trọng sau vụ tấn công ngày 7/10/2023, tuy nhiên, nền kinh tế đang bắt đầu có dấu hiệu phục hồi.
Tứ kết U23 châu Á 2024: Thông tin tổ trọng tài điều khiển trận đấu U23 Việt Nam và U23 Iraq

Tứ kết U23 châu Á 2024: Thông tin tổ trọng tài điều khiển trận đấu U23 Việt Nam và U23 Iraq

Liên đoàn Bóng đá châu Á 2024 (AFC) chính thức công bố tổ trọng tài điều khiển trận đấu giữa U23 Việt Nam và U23 Iraq ở tứ kết U23 ...
Hoa Kỳ khởi động dự án hỗ trợ 700 người khuyết tật tại tỉnh Cà Mau

Hoa Kỳ khởi động dự án hỗ trợ 700 người khuyết tật tại tỉnh Cà Mau

USAID triển khai các hoạt động hỗ trợ người khuyết tật ở Đồng bằng sông Cửu Long với các dự án tại Bạc Liêu và Cà Mau.
Báo cáo nhân quyền của Hoa Kỳ không khách quan và thiếu chính xác về tình hình thực tế ở Việt Nam

Báo cáo nhân quyền của Hoa Kỳ không khách quan và thiếu chính xác về tình hình thực tế ở Việt Nam

Chiều 25/4, Người phát ngôn Phạm Thu Hằng cho biết rất tiếc về những báo cáo nhân quyền thường niên của Bộ Ngoại giao vừa công bố vừa qua.
Anh: Quốc hội chính thức thông qua dự luật Rwanda về người nhập cư trái phép, Thủ tướng 'thở phào', hành động rốt ráo

Anh: Quốc hội chính thức thông qua dự luật Rwanda về người nhập cư trái phép, Thủ tướng 'thở phào', hành động rốt ráo

Thượng viện Anh chấp thuận thông qua dự luật Rwanda mà không cần bổ sung những điều chỉnh mà cơ quan này đưa ra trước đó.
UNHCR: Hàng chục nhân viên cứu trợ nhân đạo ở Sudan đã thiệt mạng

UNHCR: Hàng chục nhân viên cứu trợ nhân đạo ở Sudan đã thiệt mạng

Báo cáo mới đây của Cơ quan tị nạn Liên hợp quốc (UNHCR) cho biết xung đột vũ trang ở Sudan đã khiến 21 nhân viên nhân đạo thiệt mạng và 33 người khác bị ...
Các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN kêu gọi chấm dứt bạo lực tại biên giới Myanmar

Các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN kêu gọi chấm dứt bạo lực tại biên giới Myanmar

Tuyên bố của Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN bày tỏ quan ngại sâu sắc về tình hình bạo lực leo thang tại Myanmar, nhất là ở bang Kayin và Rakhine.
Thủ tướng Italy thăm Tunisia tìm kiếm giải pháp về di cư

Thủ tướng Italy thăm Tunisia tìm kiếm giải pháp về di cư

Thủ tướng Italy cho rằng, cuộc chiến chống lại tình trạng di cư bất thường đòi hỏi sự phát triển và đầu tư của các nước châu Phi.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhân phẩm, nhân quyền

Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhân phẩm, nhân quyền

Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhân quyền là tư tưởng nhân sinh quan đạo đức gắn với pháp quyền nhằm bảo đảm quyền 'là người và làm người' của mọi người.
Pháp luật quốc tế về bảo vệ dữ liệu cá nhân và gợi mở cho Việt Nam

Pháp luật quốc tế về bảo vệ dữ liệu cá nhân và gợi mở cho Việt Nam

Bảo vệ dữ liệu cá nhân không phải là vấn đề đơn giản, đặc biệt khi các hoạt động giám sát và thu thập dữ liệu cá nhân đang diễn ra quy mô lớn...
Việt Nam trúng cử Hội đồng chấp hành UN Women: Hoàn toàn xứng đáng với cam kết kiên định về bình đẳng giới

Việt Nam trúng cử Hội đồng chấp hành UN Women: Hoàn toàn xứng đáng với cam kết kiên định về bình đẳng giới

Việt Nam được bầu vào Hội đồng Chấp hành UN Women nhiệm kỳ 2025-2027 là sự ghi nhận quan trọng từ cộng đồng quốc tế.
Thứ trưởng Ngoại giao bác bỏ các báo cáo sai lệch về quyền con người ở Việt Nam

Thứ trưởng Ngoại giao bác bỏ các báo cáo sai lệch về quyền con người ở Việt Nam

Các báo cáo về quyền con người có rất nhiều nội dung được xây dựng trên những thông tin chưa được kiểm chứng, nhận định thiếu khách quan.
Thúc đẩy xã hội toàn diện, công bằng, phát triển bền vững

Thúc đẩy xã hội toàn diện, công bằng, phát triển bền vững

Tham gia Khóa họp lần thứ 62 CsocD, Việt Nam tái khẳng định cam kết mạnh mẽ đối với việc thực hiện Chương trình nghị sự 2030 về phát triển bền vững.
Luật Đất đai năm 2024: Tăng cường quyền làm chủ của nhân dân

Luật Đất đai năm 2024: Tăng cường quyền làm chủ của nhân dân

Một trong những điểm nổi bật nhất là Luật Đất đai (sửa đổi) đã bổ sung nhiều nội dung nhằm bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của nhân dân...
Chính sách đối ngoại nữ quyền của Colombia có gì?

Chính sách đối ngoại nữ quyền của Colombia có gì?

Colombia đã trình bày Chính sách đối ngoại nữ quyền như một sáng kiến nhằm thúc đẩy và đảm bảo bình đẳng giới trong ngành ngoại giao.
Trẻ em được khuyến khích tham gia hoạt động thể chất 3 tiếng mỗi ngày

Trẻ em được khuyến khích tham gia hoạt động thể chất 3 tiếng mỗi ngày

Cần xây dựng khung thời gian hoạt động thể chất cho trẻ em ít nhất mỗi ngày 3 tiếng đồng hồ để đảm bảo tăng trưởng, phát triển và tránh tình trạng béo phì...
Nhật Bản 'sốt ruột' về xu hướng gia tăng vụ lạm dụng trẻ em

Nhật Bản 'sốt ruột' về xu hướng gia tăng vụ lạm dụng trẻ em

Cảnh sát Nhật Bản tiến hành kỷ lục 2.385 cuộc điều tra hình sự về các vụ lạm dụng trẻ em vào năm ngoái, tăng 9,4% so với năm 2022.
Bộ Nội vụ Anh đẩy mạnh truyền thông nhằm ngăn chặn nhập cư trái phép

Bộ Nội vụ Anh đẩy mạnh truyền thông nhằm ngăn chặn nhập cư trái phép

Chính phủ Anh khởi động chiến dịch truyền thông toàn cầu phòng, chống nhập cư bất hợp pháp vào Anh.
Nước nào đứng đầu về tỷ lệ phụ nữ làm lãnh đạo?

Nước nào đứng đầu về tỷ lệ phụ nữ làm lãnh đạo?

Philippines đứng đầu trong số 28 quốc gia ở các châu lục trong bảng xếp hạng về tỷ lệ phụ nữ nắm giữ vị trí quản lý cấp cao.
Quốc gia châu Phi này có tỷ lệ đại diện nữ trong Quốc hội cao nhất thế giới

Quốc gia châu Phi này có tỷ lệ đại diện nữ trong Quốc hội cao nhất thế giới

Theo bảng xếp hạng IPU, Rwanda có tỷ lệ đại diện nữ trong Quốc hội cao nhất thế giới, chiếm 61%.
Phiên bản di động