Thảm kịch từ đường ray

Nhất Phong
Vụ tai nạn đường sắt ở Ấn Độ hồi đầu tháng Sáu khiến hàng trăm người thiệt mạng và đây không phải là vụ việc thương tâm đầu tiên trong lịch sử ngành đường sắt.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Vụ tai nạn đường sắt ở Ấn Độ ngày 2/6 khiến ít nhất 288 người thiệt mạng và hơn 900 người bị thương. (Nguồn: Al Jazeera)
Vụ tai nạn đường sắt ở Ấn Độ ngày 2/6 khiến ít nhất 288 người thiệt mạng và hơn 900 người bị thương. (Nguồn: Al Jazeera)

Lịch sử phát triển lâu đời

Trên thế giới, lịch sử phát triển đường sắt khởi đầu với tuyến đường ray Diolkos hai rãnh rộng 1,5m, dài 6,4km do người Hy Lạp xây dựng vào thế kỷ thứ VI TCN. Những xe goòng kéo bằng ngựa trên các lằn đá đầu tiên xuất hiện ở Hy Lạp, Malta và các vùng thuộc Đế quốc La Mã ít nhất là 2.000 năm trước.

Tin liên quan
Sai sót đèn hiệu có thể là nguyên nhân gây ra tai nạn đường sắt thảm khốc ở Ấn Độ Sai sót đèn hiệu có thể là nguyên nhân gây ra tai nạn đường sắt thảm khốc ở Ấn Độ

Vào khoảng năm 1550, đường sắt xuất hiện trở lại ở châu Âu với các ray làm bằng gỗ. Năm 1768, đường ray bắt đầu được phủ lớp sắt lên trên để tăng độ bền. Đến cuối thế kỷ XVIII, đường ray sắt xuất hiện và năm 1802, William Jessop - kỹ sư xây dựng người Anh khai trương tuyến vận chuyển đường sắt công cộng Surrey ở Nam London. Mặc dù vẫn sử dụng ngựa kéo, nhưng đây được coi là tuyến đường sắt công cộng đầu tiên trên thế giới.

Đến năm 1804, Richard Trevithick chế tạo và chạy thử đầu tàu hỏa đầu tiên ở Merthyr Tydfil, xứ Wales. Năm 1811, nhà sáng chế người Anh John Blenkinsop thiết kế thành công đầu tàu hơi nước đầu tiên. Từ năm 1830, đường sắt nhanh chóng được xây dựng khắp nước Anh và toàn thế giới, trở thành phương tiện vận chuyển trên bộ thống trị gần một thế kỷ cho đến khi máy bay và ô tô ra đời.

Những thập niên sau Thế chiến II, đầu máy dùng động cơ diesel và động cơ điện dần thay thế đầu máy hơi nước. Từ thập kỷ 1960, đường sắt cao tốc bắt đầu xuất hiện ở nhiều nước mà tiên phong là Nhật Bản và Pháp, với vận tốc rất cao và an toàn hơn nhiều so với các loại tàu hỏa truyền thống.

Phương tiện phổ biến kèm theo... rủi ro

Đường sắt hiện vẫn là phương tiện vận chuyển hàng hóa, đi lại phổ biến ở các quốc gia đang phát triển như Ấn Độ, Pakistan, các nước châu Phi hoặc các nước có diện tích rộng lớn như Trung Quốc, Nga, Mỹ, Canada...

Đi lại bằng tàu hoả vẫn là phương tiện được hành khách lựa chọn bởi nhiều lý do, từ giá vé, tính linh hoạt đến sự thoải mái, thân thiện với môi trường.

Tuy nhiên, do là phương tiện giao thông chủ lực, được sử dụng với tần suất cao khi cơ sở hạ tầng chưa theo kịp, các vụ tai nạn vẫn xảy ra, bất chấp nỗ lực bảo đảm an toàn đường sắt của chính phủ nhiều nước.

Với 13 triệu người di chuyển bằng tàu hỏa mỗi ngày, Ấn Độ có mạng lưới đường sắt dài thứ tư trên thế giới, hơn 68,000 km. Mỗi năm, đường sắt ở quốc gia đông dân nhất thế giới phục vụ khoảng 8 tỷ lượt hành khách và vận chuyển 1,5 - 2 tỷ tấn hàng hóa.

Thế nhưng, mặc dù chính phủ dành các khoản đầu tư lớn nhằm cải thiện an toàn đường sắt, hàng năm vẫn có hàng trăm vụ tai nạn xảy ra với nhiều nguyên nhân như cháy nổ, mất phanh, điều kiện tự nhiên…

Mới nhất là vụ tàu chở khách đâm vào tàu chở hàng đang đỗ tại ga và một tàu chở khách khác vào hôm 2/6 ở quận Balasore thuộc bang Odisha ở miền Đông. Vụ tai nạn đã làm nhiều toa tàu bị lật, va chạm mạnh khiến ít nhất 288 người thiệt mạng và hơn 900 người bị thương, trong đó rất nhiều người trong tình trạng nguy kịch.

Theo Cơ quan quản lý đường sắt Ấn Độ, các vụ tai nạn đường sắt trong 10 năm qua ở nước này khiến ít nhất 260.000 người thiệt mạng.

Những chuyến tàu đẫm máu

Không chỉ ở Ấn Độ, các vụ tai nạn đường sắt kinh hoàng nhất trong lịch sử xảy ra ở nhiều nước trên thế giới.

“Queen of the sea” ở Sri Lanka là thảm kịch chết chóc nhất trong lịch sử đường sắt thế giới cho đến nay. Đoàn tàu “Nữ hoàng biển cả” của Sri Lanka bị trận sóng thần ở Ấn Độ Dương nhấn chìm vào ngày 26/12/2004. Vào thời điểm xảy ra thảm họa, đoàn tàu đang trên đường từ Colombo đến thành phố Galle ở miền Nam Sri Lanka. Theo hồ sơ nhà ga, chuyến tàu có 1.500 vé đã được bán cho chuyến đi Galle, nhưng ước tính có thêm khoảng 200 người lên tàu ở nhiều điểm dừng khác nhau mà không có vé. Do đó, số người thiệt mạng trong thảm kịch này được ước tính ít nhất là khoảng 1.700 người.

Tàu trật đường ray ở bang Bihar, Ấn Độ là vụ đoàn tàu của Ấn Độ bị một trận lốc xoáy làm trật đường ray rồi lao xuống sông Bagmati ở bang Bihar khi đang đi từ Mansi đến Saharsa ngày 6/6/1981 khiến trên 800 người thiệt mạng. Khi đoàn tàu lao xuống sông, nó đang chở khoảng 1.000 hành khách chật cứng trên chín toa tàu. Nhà chức trách Ấn Độ sau đó cho biết, con tàu dường như đã bị hỏng phanh trước khi trật khỏi đường ray và lao xuống sông. Cho đến nay, đây vẫn được coi là vụ tai nạn chết người lớn nhất trong lịch sử Ấn Độ.

Vụ cháy ở ga Saint-Michel-de-Maurienne, Pháp là khi đoàn tàu chở khoảng 1.000 quân Pháp từ mặt trận Italy trở về trên hai chuyến tàu đang trong quá trình ghép vào nhau thành một. Do thiếu đầu máy, tàu bị trật đường ray, va vào nhau và bốc cháy khi gần đến ga Saint-Michel-de-Maurienne. Vụ tai nạn thảm khốc khiến hơn 700 người thiệt mạng vào ngày 12/12/1917 cho đến nay vẫn là thảm họa đường sắt lớn nhất trong lịch sử nước Pháp.

Thảm kịch tàu hỏa ở nhà ga Ciurea, Romania vào ngày 13/1/1917 khiến 600 người thiệt mạng. Vụ việc xảy ra khi một đoàn tàu có 26 toa chở khoảng 1.000 binh lính và thường dân Romania cố gắng chạy trốn khỏi cuộc tấn công của quân phát xít Đức. Đoàn tàu chạy quá tốc độ, bị trật bánh và bốc cháy sau khi được chuyển sang đường bên phải để tránh va chạm với một đoàn tàu khác đang sử dụng đường ray thẳng.

Vụ tai nạn tàu hỏa Guadalajara ở Mexico khiến hơn 600 người thiệt mạng xảy ra vào ngày 22/1/1915 do tàu hỏng phanh khi đang chạy trên dốc với tốc độ cao. Sau đó, đoàn tàu đã trật bánh, lao ra khỏi đường ray rồi rơi xuống một hẻm núi gần Guadalajara. Nhiều nạn nhân thiệt mạng do văng khỏi đoàn tàu khi nghiêng với tốc độ cao.

Vào thời điểm xảy ra tai nạn, đoàn tàu quá tải di chuyển từ Colima đến Guadalajara trên bờ biển Thái Bình Dương. Chuyến tàu với 20 toa được phân bổ đặc biệt cho các gia đình của quân đội Venustiano Carranza giữa cách mạng Mexico. Chỉ có 300 trong số 900 hành khách trên tàu sống sót sau vụ tai nạn lớn nhất tại Mexico cho đến nay.

Thảm họa tàu hỏa Ufa xảy ra vào ngày 4/6/1989 gần thành phố Ufa của Liên Xô, khiến 575 người thiệt mạng và 800 người bị thương. Đây được coi là thảm họa đẫm máu nhất trong lịch sử đường sắt nước này.

Thảm họa liên quan đến vụ tràn khí hóa lỏng từ một đường ống bị vỡ gần tuyến đường sắt, nơi hai đoàn tàu chở khách đang chạy qua nhau giữa Ufa và Asha. Khí hóa lỏng tràn ra từ đường ống bị vỡ đã tạo ra một vụ nổ cực lớn, tương đương 10 kiloton thuốc nổ TNT, thiêu rụi hoàn toàn bảy toa tàu, làm hỏng 37 toa tàu và hai đầu máy.

Thảm họa tàu hỏa Balvano là vụ tai nạn đường sắt tồi tệ nhất ở Italy cho đến nay, được coi là một trong những tai nạn đường sắt bất thường nhất của thế kỷ. Vụ việc xảy ra gần Balvano ở miền Nam nước Italy vào rạng sáng ngày 3/3/1944 khiến 520 người thiệt mạng. Nguyên nhân thảm kịch được cho là khí carbon monoxide từ động cơ hơi nước của đầu máy khi chết máy tỏa ra lúc đoàn tàu dừng bên trong đường hầm Armi.

Than chất lượng thấp đã tạo ra khí carbon monoxide độc hại gây tử vong. Các hành khách và những người làm việc trên tàu không nhận ra sự nguy hiểm khi khói có chứa khí carbon monoxide độc hại lan ra từ từ. Một số hành khách ngồi ở những toa cuối sống sót là do thoát được ra ngoài trước khi khí độc lan đến.

Tai nạn ở Torre del Bierzo, Tây Ban Nha xảy ra vào ngày 3/1/1944. Thảm họa diễn ra trong đường hầm Torro gần Torre del Bierzo, tỉnh León. Nguyên nhân vụ tai nạn là sự va chạm của ba đoàn tàu, một tàu chở thư, một tàu máy và một tàu khách bên trong đường hầm khiến một số toa bốc cháy. Thảm kịch khiến gần 500 người thiệt mạng.

Tàu trật đường ray ở Awash, Ethiopia khiến khoảng 400 người thiệt mạng và 500 người bị thương. Cho đến nay, đây vẫn là thảm họa đường sắt tồi tệ nhất trong lịch sử đường sắt châu Phi. Vụ việc xảy ra vào ngày 14/1/1985 gần thị trấn Awash ở Ethiopia do một đoàn tàu tốc hành trật bánh, đâm vào khúc cua khi băng qua cây cầu giữa ga xe lửa Arba và Awash trên tuyến đường sắt Addis Ababa-Djibouti. Bảy toa tàu lao xuống một khe núi trên sông Awash. Khi tai nạn xảy ra, đoàn tàu chở khoảng 1.000 người và được cho là chạy với tốc độ cao hơn quy định.

Thảm họa tàu hỏa Al Ayyat, Ai Cập khiến gần 400 người thiệt mạng. Ngày 20/2/2002, một đoàn tàu 11 toa chở đầy hành khách, chủ yếu là người Ai Cập trở về nhà để dự lễ Eid al-Adha, lễ hội lớn nhất trong năm của người Hồi giáo ở nước này. Khi đang trên đường từ Cairo đến Luxor, đoàn tàu đã bốc cháy. Nguyên nhân là lửa phát ra từ một toa có hành khách đốt bếp ga. Ngọn lửa lan nhanh sang các toa khác nhưng người lái tàu vẫn tiếp tục chạy mà không hề hay biết về đám cháy ở các toa tàu phía sau.

Chuyến tàu rực lửa cuối cùng cũng dừng lại ở ga Al-Ayyat, cách thủ đô Cairo khoảng 75 km nhưng bảy toa phía sau của đoàn tàu cháy rụi cùng 383 người thiệt mạng do chết cháy và hoảng loạn nên nhảy ra khỏi tàu và nhiều người khác bị thương.

Mexico tiếp tục hỗ trợ các nạn nhân vụ sập đường sắt trên cao

Mexico tiếp tục hỗ trợ các nạn nhân vụ sập đường sắt trên cao

Thị trưởng Claudia Sheinbaum cho biết sẽ hỗ trợ bổ sung 40.000 Peso (2.000 USD) cho mỗi gia đình những người thiệt mạng và 10.037 ...

Tai nạn tàu hỏa thảm khốc ở Ấn Độ: Ít nhất hơn 200 người thiệt mạng, số thương vong tiếp tục tăng

Tai nạn tàu hỏa thảm khốc ở Ấn Độ: Ít nhất hơn 200 người thiệt mạng, số thương vong tiếp tục tăng

Theo số liệu chính thức mới cập nhật, đã có ít nhất 207 người thiệt mạng và 900 người bị thương trong vụ tai nạn ...

Thủ tướng Ấn Độ: Những người liên đới vụ tai nạn đường sắt sẽ bị trừng trị nghiêm minh

Thủ tướng Ấn Độ: Những người liên đới vụ tai nạn đường sắt sẽ bị trừng trị nghiêm minh

Ngày 3/6, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã thị sát hiện trường vụ tai nạn đường sắt kinh hoàng ở bang Odisha trước đó ...

Tai nạn đường sắt làm nhiều người thiệt mạng nhất trong hơn 20 năm ở Ấn Độ

Tai nạn đường sắt làm nhiều người thiệt mạng nhất trong hơn 20 năm ở Ấn Độ

Số người thiệt mạng trong tai nạn đường sắt ngày 2/6 tại Ấn Độ đã tăng lên 288 người, Thủ hiến bang Odisha tuyên bố ...

(tổng hợp)

Xem nhiều

Đọc thêm

Hai người phụ nữ cao và thấp nhất thế giới gặp nhau lần đầu

Hai người phụ nữ cao và thấp nhất thế giới gặp nhau lần đầu

Người phụ nữ thấp nhất thế giới Jyoti Amge lần đầu gặp gỡ và thưởng thức bữa trà chiều với Rumeysa Gelgi - cô gái giữ kỷ lục cao nhất ...
Đề nghị tạo điều kiện để doanh nghiệp Việt Nam thực hiện các công trình dân dụng, công nghiệp và năng lượng tại Dominica

Đề nghị tạo điều kiện để doanh nghiệp Việt Nam thực hiện các công trình dân dụng, công nghiệp và năng lượng tại Dominica

Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị đề nghị tạo điều kiện để doanh nghiệp Việt Nam thực hiện các công trình dân dụng, công nghiệp và năng lượng tại Dominica.
Sự cố đứt cáp ngầm ở Biển Baltic: Nga gạt phắt cáo buộc dính líu, Mỹ thận trọng không suy đoán, Đức cảnh báo 'chiến tranh hỗn hợp'

Sự cố đứt cáp ngầm ở Biển Baltic: Nga gạt phắt cáo buộc dính líu, Mỹ thận trọng không suy đoán, Đức cảnh báo 'chiến tranh hỗn hợp'

Hai sự cố đứt cáp viễn thông ngầm ở Biển Baltic hồi cuối tuần trước đã dấy lên những đồn đoán về hành vi phá hoại cũng như chủ mưu ...
Giá xăng dầu hôm nay 22/11: Xung đột Nga-Ukraine leo thang căng thẳng, giá dầu tăng vọt

Giá xăng dầu hôm nay 22/11: Xung đột Nga-Ukraine leo thang căng thẳng, giá dầu tăng vọt

Giá xăng dầu hôm nay 22/11, tăng gần 2% khi xung đột Nga -Ukraine gia tăng nhanh chóng khiến thị trường lo ngại về nguồn cung dầu thô.
Siêu cảng Chancay hiện thực hóa con đường Inca

Siêu cảng Chancay hiện thực hóa con đường Inca

Sau tám năm thi công, giai đoạn đầu tiên của khu phức hợp siêu cảng Chancay trong khuôn khổ Sáng kiến Vành đai và con đường khánh thành tại Peru.
Tiểu sử Tổng thống Bulgaria Rumen Radev - Nguyên thủ quốc gia đầu tiên được Chủ tịch nước Lương Cường tiếp đón chính thức tại Việt Nam

Tiểu sử Tổng thống Bulgaria Rumen Radev - Nguyên thủ quốc gia đầu tiên được Chủ tịch nước Lương Cường tiếp đón chính thức tại Việt Nam

Từ ngày 24-28/11, Tổng thống Bulgaria Rumen Radev và Phu nhân sẽ thăm chính thức Việt Nam theo lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường.
Sự cố đứt cáp ngầm ở Biển Baltic: Nga gạt phắt cáo buộc dính líu, Mỹ thận trọng không suy đoán, Đức cảnh báo 'chiến tranh hỗn hợp'

Sự cố đứt cáp ngầm ở Biển Baltic: Nga gạt phắt cáo buộc dính líu, Mỹ thận trọng không suy đoán, Đức cảnh báo 'chiến tranh hỗn hợp'

Hai sự cố đứt cáp viễn thông ngầm ở Biển Baltic hồi cuối tuần trước đã dấy lên những đồn đoán về hành vi phá hoại cũng như chủ mưu phía sau.
Haiti: Bạo lực leo thang nguy hiểm, Tổng thống Pháp dính 'vạ miệng' khiến Port-au-Prince nổi giận

Haiti: Bạo lực leo thang nguy hiểm, Tổng thống Pháp dính 'vạ miệng' khiến Port-au-Prince nổi giận

Tình trạng bạo lực gia tăng tại thủ đô Port-au-Prince của Haiti đã cướp đi sinh mạng của hơn 4.500 người từ đầu năm tới nay.
ICC ban hành lệnh bắt giữ Thủ tướng và cựu Bộ trưởng Quốc phòng, Israel phản ứng mạnh

ICC ban hành lệnh bắt giữ Thủ tướng và cựu Bộ trưởng Quốc phòng, Israel phản ứng mạnh

Tòa án Hình sự quốc tế (ICC) đã ban hành lệnh bắt giữ Thủ tướng và cựu Bộ trưởng Quốc phòng của Israel cũng như thủ lĩnh Hamas.
Đại sứ Ukraine tuyên bố về Thế chiến III, Tổng thống Zelensky cầu viện phản ứng toàn cầu, Mỹ khẳng định không muốn đối đầu Nga

Đại sứ Ukraine tuyên bố về Thế chiến III, Tổng thống Zelensky cầu viện phản ứng toàn cầu, Mỹ khẳng định không muốn đối đầu Nga

Ukraine kêu gọi cộng đồng quốc tế đưa ra những kết luận đúng đắn và chấm dứt xung đột ở giữa nước này và Nga trong gần 3 năm qua.
Nga tuyên bố tấn công Ukraine bằng vũ khí chưa từng có, không nước NATO nào có thể đánh chặn, Mỹ đã phạm sai lầm lớn

Nga tuyên bố tấn công Ukraine bằng vũ khí chưa từng có, không nước NATO nào có thể đánh chặn, Mỹ đã phạm sai lầm lớn

Quân đội Nga sử dụng tên lửa đạn đạo tầm trung Oreshnik để tấn công mục tiêu quân sự ở Dnipro của Ukraine.
Điểm tin thế giới sáng 22/11: Iran hạn chế kho uranium, Anh tái quốc hữu hóa ngành đường sắt, Ford cắt giảm 4.000 việc làm

Điểm tin thế giới sáng 22/11: Iran hạn chế kho uranium, Anh tái quốc hữu hóa ngành đường sắt, Ford cắt giảm 4.000 việc làm

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 22/11.
Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Trong bối cảnh địa chính trị phân hóa sâu sắc, xung đột leo thang và biến đổi khí hậu, Thượng đỉnh G20 rất được trông đợi.
Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Tân Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto có chuyến công du nước ngoài đầu tiên kéo dài nhiều ngày với quy mô lớn.
Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị đã thể hiện rõ ý chí và cam kết của nhiều quốc gia trong việc ủng hộ người Palestine và tìm kiếm các giải pháp lâu dài.
Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Những thay đổi dưới thời Trump 2.0 sẽ tác động nhiều mặt tới nước Mỹ và thế giới.
Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Malaysia phản ánh mong muốn tăng cường quan hệ song phương toàn diện, đặc biệt là kinh tế và thương mại.
Chiến thắng của ông Trump: 8 cụm từ đặc tả hành trình phi thường vào Nhà Trắng, đằng sau ngày thứ Ba 'nhàn nhã' là gì?

Chiến thắng của ông Trump: 8 cụm từ đặc tả hành trình phi thường vào Nhà Trắng, đằng sau ngày thứ Ba 'nhàn nhã' là gì?

Không cần phải chờ đợi thêm, ứng cử viên Donald Trump đã giành chiến thắng thuyết phục trong cuộc Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Nhằm tiếp cận trữ lượng khoáng sản khổng lồ của châu Phi, Mỹ và Trung Quốc đã bỏ vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, bao gồm ngoại giao đường sắt tại đây.
Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử của “kỷ nguyên vươn mình".
Phiên bản di động