Thảm sát Paris: Vụ 11/9 của nước Pháp

Ngay sau biến cố thảm sát tại trụ sở tạp chí châm biếm Charlie Hebdo hôm 7/1, trên khắp nước Pháp, người ta đã so sánh nó với vụ tấn công của al-Qaeda nhằm vào Mỹ năm 2001. Quả thực, vụ tấn công Charlie Hebdo là vụ sát hại đẫm máu nhất ở Pháp kể từ khi Chiến tranh Algeria kết thúc năm 1962. Thế nhưng, những điểm tương đồng trong hai vụ tấn công này thực chất nằm ở đâu?
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Minh họa của họa sĩ người Hà Lan Ruben Oppenheimer đăng tải trên Twitter.

Thoạt nhìn, sự so sánh trên có vẻ gượng gạo và mang tính cường điệu. Bởi lẽ chỉ có 12 người bị sát hại tại Paris, trong khi có gần 3.000 người thiệt mạng trong các cuộc tấn công vào New York và Washington D.C. Những kẻ tấn công tòa soạn Charlie Hebdo cũng chỉ sử dụng súng AK chứ không phải máy bay, nhưng đặc biệt tất cả đều là công dân Pháp. Đó là lý do tại sao vụ tấn công ở Paris vừa qua lại giống như sự kết hợp của hai vụ tấn công khác: vụ đánh bom ga tàu điện ngầm ở London năm 2005 (những kẻ thủ ác đều là công dân Anh) và cuộc tấn công Mumbai 2008 (những kẻ khủng bố sử dụng vũ khí hạng nhẹ và nhắm mục tiêu vào các cá nhân).

Cho dù còn nhiều khác biệt lớn nhưng các cuộc tấn công ở Paris và New York đều có cùng bản chất. Cả hai thành phố đều là hiện thân của một giấc mơ phổ quát tương đồng, đều là những ẩn dụ cho tinh thần khai sáng và tự do.

Bên cạnh đó, trong cả hai trường hợp, các mục tiêu mà những kẻ khủng bố nhắm đến đều mang tính biểu tượng cao. Ở New York, Tòa Tháp đôi thể hiện tham vọng và thành tựu của chủ nghĩa tư bản. Trong khi đó, ở Paris, tòa soạn Charlie Hebdo đại diện cho tinh thần tự do dân chủ, quyền được viết, vẽ, và công bố bất cứ điều gì, thậm chí cả những hành động khiêu khích cực đoan (và đôi khi là thô tục). Một số ý kiến còn cho rằng, dù ở Paris hay New York, mục tiêu sau cùng của những kẻ khủng bố chính là bản thân nền văn minh phương Tây.

Cả nước Pháp ghê tởm cuộc tấn công hôm 7/1 và thể hiện sự cảm thông với các nạn nhân. Họ tuyên bố “Je suis Charlie” (Tôi là Charlie), một cụm từ làm nhớ lại lời tuyên bố tương tự của nhật báo Le Monde ngay sau vụ 11/9/2001: “Nous sommes tous Américains” (Chúng ta đều là người Mỹ).

Những người biểu tình giơ cao khẩu hiệu “Je suis Charlie” (Tôi là Charlie).

Thế nhưng, ở khía cạnh khác, cần phải thừa nhận rằng việc châm biếm Hồi giáo là sự khiêu khích nguy hiểm và không cần thiết, thậm chí là sự vô trách nhiệm về mặt chính trị. Năm 2005, tôi đã quan ngại trước quyết định xuất bản một loạt các bức tranh biếm họa Nhà Tiên tri Mohammad của tờ báo Đan Mạch Jyllands-Posten cũng như việc tái bản chúng của Charlie Hebdo vào 1 năm sau đó.

Kỷ nguyên của chúng ta có lẽ còn sùng tín hơn cả thế kỷ 18, nếu quy chiếu với Voltaire. Thế nhưng, hành động một cách trách nhiệm vẫn có thể kiềm chế được việc xúc phạm đến những điều thiêng liêng nhất của người khác, chẳng hạn như Chúa Trời, Đấng Tiên tri Mohammad hay vấn đề diệt chủng Do Thái (The Shoah).

Tại Pháp, “laïcité”, vốn thường được dịch sang tiếng Anh thành “secularism” (chủ nghĩa thế tục), tương đương với một tôn giáo – tôn giáo của nền Cộng hòa. Đối với những họa sĩ của Charlie Hebdo, tôn giáo chỉ là một ý thức hệ, và vì thế, họ đã nhắm sự công kích vào cả ba tôn giáo độc thần lớn, đặc biệt là Hồi giáo.

Cũng giống như ở Mỹ sau vụ 11/9, hiện nay, một bầu không khí đoàn kết dân tộc đang bao phủ toàn bộ nước Pháp. Hẳn nhiên là phải thế, bởi sự đoàn kết là tối quan trọng trong cuộc chiến chống khủng bố - những kẻ gây nên sự chia rẽ và kích động đối đầu.

Thế nhưng, đoàn kết dân tộc sẽ chiếm ưu thế trong bao lâu? Các “vết sẹo” của chủ nghĩa thực dân ở Pháp vẫn “nhức nhối” hơn bất cứ nơi nào khác trên khắp châu Âu. Pháp có cộng đồng người Hồi giáo lớn nhất châu Âu, trong khi phe ôn hòa yếu kém và chia rẽ trước sự ảnh hưởng ngày càng lớn của các đảng phái cánh hữu. Những yếu tố này có thể tạo nên một công thức cho thảm họa.

Người Pháp phải đối mặt với vụ khủng bố hôm 7/1 giống như cách người Mỹ đã làm sau vụ 11/9: cương quyết, rõ ràng, và có trách nhiệm. Nhưng trên hết, Pháp phải tránh hành động như Mỹ đã từng làm năm 2003, khi Tổng thống George W. Bush mở rộng “cuộc chiến toàn cầu chống khủng bố” tới Iraq. Nhiệm vụ của Pháp hiện nay là tiếp tục duy trì các giá trị đã khiến đất nước trở thành mục tiêu của khủng bố.

Dominique Moisi

Tác giả là Giáo sư Học viện Chính trị Paris (Sciences Po), Cố vấn cao cấp của Viện Quan hệ quốc tế Pháp (IFRI), Giảng viên thỉnh giảng tại King’s College London. Bài viết trên, được đăng tải ở mạng Project Syndicate ngày 9/1, phản ánh quan điểm riêng của tác giả.

Quang Chinh (lược dịch)

Đọc thêm

Giá tiêu hôm nay 29/3/2024, nối dài chuỗi đi ngang, sản lượng thu hoạch có thể thấp hơn dự kiến, thị trường tiếp tục tăng?

Giá tiêu hôm nay 29/3/2024, nối dài chuỗi đi ngang, sản lượng thu hoạch có thể thấp hơn dự kiến, thị trường tiếp tục tăng?

Giá tiêu hôm nay 29/3/2024 tại thị trường trong nước ổn định ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 92.500 – 96.000 đồng/kg.
Giá vàng hôm nay 29/3/2024: Giá vàng 'miệt mài' đi lên, cán mốc quan trọng, thế giới sẽ tăng đến mức nào?

Giá vàng hôm nay 29/3/2024: Giá vàng 'miệt mài' đi lên, cán mốc quan trọng, thế giới sẽ tăng đến mức nào?

Giá vàng hôm nay 29/3/2024 tại thị trường thế giới và trong nước đều giữ nhịp đi lên, cán mốc quan trọng.
Phát triển sâu rộng đối ngoại nhân dân, cánh tay nối dài giúp Hà Nội vươn tầm thế giới

Phát triển sâu rộng đối ngoại nhân dân, cánh tay nối dài giúp Hà Nội vươn tầm thế giới

Liên hiệp Hà Nội đã và đang tích cực thúc đẩy, đưa hoạt động đối ngoại nhân dân trở thành mạng lưới.
Đại sứ Bùi Văn Nghị tham dự Lễ hội Đỏ lần thứ 2 tại thành phố Salvador, Brazil

Đại sứ Bùi Văn Nghị tham dự Lễ hội Đỏ lần thứ 2 tại thành phố Salvador, Brazil

Việt Nam là một trong bảy nước được mời phát biểu trong Diễn đàn quốc tế về hoà bình, đoàn kết quốc tế và bảo vệ nhân dân Palestine.
Các doanh nghiệp Nhật Bản mong muốn tiếp tục mở rộng kinh doanh tại Việt Nam

Các doanh nghiệp Nhật Bản mong muốn tiếp tục mở rộng kinh doanh tại Việt Nam

Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định, Việt Nam luôn coi trọng quan hệ với Nhật Bản cũng như hoạt động của các nhà đầu tư Nhật Bản tại Việt ...
Hợp tác tài nguyên nước trong khuôn khổ Lan Thương - Mekong thể hiện sự đoàn kết khu vực

Hợp tác tài nguyên nước trong khuôn khổ Lan Thương - Mekong thể hiện sự đoàn kết khu vực

Sáu nước dọc sông Lan Thương - Mekong cùng giải quyết thách thức tài nguyên nước, thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực và phúc lợi người dân.
Hợp tác tài nguyên nước trong khuôn khổ Lan Thương - Mekong thể hiện sự đoàn kết khu vực

Hợp tác tài nguyên nước trong khuôn khổ Lan Thương - Mekong thể hiện sự đoàn kết khu vực

Sáu nước dọc sông Lan Thương - Mekong cùng giải quyết thách thức tài nguyên nước, thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực và phúc lợi người dân.
Tin thế giới 28/3: Mỹ rút quân khỏi Niger, Nga gia tăng tấn công Ukraine, Australia hủy vụ kiện Trung Quốc

Tin thế giới 28/3: Mỹ rút quân khỏi Niger, Nga gia tăng tấn công Ukraine, Australia hủy vụ kiện Trung Quốc

Iran bị trừng phạt vì cấp tên lửa cho Nga, Philippines cứng rắn với Trung Quốc, Cố vấn cảnh báo lực lượng Ukraine bị 'đình trệ', Trung Quốc-Nga-Iran tập trận
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow: Nga xác nhận đã được Mỹ cảnh báo, Đức nói chẳng biết thông tin nào trước

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow: Nga xác nhận đã được Mỹ cảnh báo, Đức nói chẳng biết thông tin nào trước

Đức cho rằng, Mỹ có thể có manh mối về vụ tấn công khủng bố cướp đi sinh mạng của hơn 140 ở ngoại ô thủ đô Moscow của Nga tối 22/3.
Pháp khẳng định thành ý với Brazil về tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân

Pháp khẳng định thành ý với Brazil về tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân

Pháp mong muốn chia sẻ kiến thức kỹ thuật với Brazil trong khi vẫn tôn trọng mọi cam kết không phổ biến vũ khí hạt nhân.
Ukraine hạ 26 UAV một đêm, Nga tuyên bố đanh thép về F-16, thế mạnh của Ấn Độ giữa xung đột Moscow-Kiev

Ukraine hạ 26 UAV một đêm, Nga tuyên bố đanh thép về F-16, thế mạnh của Ấn Độ giữa xung đột Moscow-Kiev

Nga cho rằng, nếu phương Tây cung cấp cho Ukraine máy bay tiêm kích F-16, điều đó cũng sẽ không làm thay đổi tình hình trên chiến trường.
Hàn Quốc cảnh giác động thái mới của Triều Tiên, thảo luận cùng Mỹ-Nhật Bản tìm cách hợp tác an ninh

Hàn Quốc cảnh giác động thái mới của Triều Tiên, thảo luận cùng Mỹ-Nhật Bản tìm cách hợp tác an ninh

Triều Tiên dường như đang chuẩn bị cho vụ phóng vệ tinh do thám tiếp theo, mặc dù không có dấu hiệu cho thấy vụ phóng sắp xảy ra.
Nghi phạm khủng bố đến từ Tajikistan: Tiếng chuông cảnh tỉnh cho Nga và thế giới

Nghi phạm khủng bố đến từ Tajikistan: Tiếng chuông cảnh tỉnh cho Nga và thế giới

Việc 4 nghi phạm vụ tấn công nhà hát ở Nga hôm 22/3 đều mang quốc tịch Tajikistan khiến sự chú ý đổ dồn về quốc gia Trung Á này.
Vụ tấn công đẫm máu ở Nga: Lý do Moscow 'lọt' tầm ngắm của IS

Vụ tấn công đẫm máu ở Nga: Lý do Moscow 'lọt' tầm ngắm của IS

Vụ tấn công đẫm máu ở Nga ngày 22/3 do tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng thực hiện cho thấy sự thay đổi mục tiêu của tổ chức khủng bố này.
Diễn đàn châu Á Bác Ngao: Tiếng nói của kinh tế châu Á

Diễn đàn châu Á Bác Ngao: Tiếng nói của kinh tế châu Á

Diễn đàn châu Á Bác Ngao được đánh giá là kênh hiệu quả để trao đổi ý kiến về các vấn đề kinh tế đáng quan tâm nhất trong suốt hai thập kỷ qua.
Chạy đua vũ khí hạt nhân, Mỹ đánh cược vào tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Sentinel?

Chạy đua vũ khí hạt nhân, Mỹ đánh cược vào tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Sentinel?

Những rắc rối trong chương trình tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Sentinel đang khiến cho Mỹ khó tiếp cận mục tiêu răn đe hạt nhân của mình.
Bất ổn ở Haiti: Nguồn cơn và nguy cơ

Bất ổn ở Haiti: Nguồn cơn và nguy cơ

Bất ổn chính trị, tranh giành quyền lực giữa các băng đảng cùng các vụ đảo chính và nghèo đói là những gì mà người dân Haiti tiếp tục phải đối mặt...
70 năm ngày mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

70 năm ngày mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

Baoquocte.vn. Ngày 13/3/1954 là ngày mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử - nguồn cổ vũ lớn lao cho toàn thể nhân dân ta trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.
Điều gì đang xảy ra với quan hệ Mỹ-Israel?

Điều gì đang xảy ra với quan hệ Mỹ-Israel?

Việc Mỹ bỏ phiếu trắng với nghị quyết kêu gọi ngừng bắn ở Gaza của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc liệu có thể làm chuyển hướng quan hệ với Israel?
Nhật Bản cho phép xuất khẩu máy bay chiến đấu tối tân: 3 điều cần biết

Nhật Bản cho phép xuất khẩu máy bay chiến đấu tối tân: 3 điều cần biết

Kế hoạch theo Chương trình Không quân Chiến đấu Toàn cầu (GCAP) của Nhật Bản, Anh và Italy báo hiệu sự thay đổi then chốt trong chiến lược an ninh khu vực.
Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Dấu ấn Hành động hướng Đông, khẳng định giá trị chung với ASEAN

Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Dấu ấn Hành động hướng Đông, khẳng định giá trị chung với ASEAN

Ngoại trưởng Ấn Độ tìm cách tối đa hóa hoạt động ngoại giao để đưa mối quan hệ của Ấn Độ với các đối tác Đông Nam Á lên một tầm cao mới.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow: 'Điểm mù' của Cơ quan an ninh Nga hay thuyết âm mưu đánh lạc hướng?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow: 'Điểm mù' của Cơ quan an ninh Nga hay thuyết âm mưu đánh lạc hướng?

Khi chính lực lượng IS đã nhận là chủ mưu cuộc khủng bố, Nga vẫn chưa thể vội vàng tin bởi nếu vội tin rất có thể Moscow đã dính bẫy.
Chuyên gia EU: Châu Âu thức tỉnh sau 'giấc ngủ Đông', cục diện xung đột Nga-Ukraine sắp có bước chuyển?

Chuyên gia EU: Châu Âu thức tỉnh sau 'giấc ngủ Đông', cục diện xung đột Nga-Ukraine sắp có bước chuyển?

EU đồng lòng hỗ trợ Ukraine 'bằng mọi giá' vì hòa bình trong bối cảnh Nga đang dành nhiều lợi thế trong cuộc xung đột.
Mỹ sắp tổ chức thượng đỉnh ba bên, sẽ có thêm một thế 'kiềng ba chân' trong quan hệ quốc tế?

Mỹ sắp tổ chức thượng đỉnh ba bên, sẽ có thêm một thế 'kiềng ba chân' trong quan hệ quốc tế?

Hội nghị thượng đỉnh ba bên giữa Nhật Bản, Mỹ và Philippines sẽ lần đầu tiên được tổ chức tại Mỹ vào giữa tháng 4 này.
Phiên bản di động