Thận trọng với chủ nghĩa bảo hộ lương thực

Phan Thanh
Những tác động của vấn đề an ninh lương thực đối với thế giới vẫn chưa được đánh giá đầy đủ...
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Hiện có 325 triệu người trên khắp thế giới đang tiến đến bờ vực của nạn đói. (Nguồn:earth.org)
Hiện có 325 triệu người trên khắp thế giới đang tiến đến bờ vực của nạn đói. (Nguồn:earth.org)

An ninh lương thực lại trở thành câu chuyện quốc tế nóng trong những ngày qua, khi được đưa ra thảo luận tại một loạt diễn đàn quan trọng mang tính toàn cầu. Trên bàn nghị sự từ Đại hội đồng Liên hợp quốc (LHQ), Hội đồng Bảo an LHQ và Diễn đàn Kinh tế thế giới Davos 2022, thông điệp chung của các nhà lãnh đạo thế giới và các tổ chức quốc tế hàng đầu đều báo động về tính cấp thiết, cần hành động toàn cầu nhằm giảm thiểu tác động của một cuộc khủng hoảng an ninh lương thực.

Lấy thức ăn của người đói cứu người sắp chết đói

Thế giới đang phải đối phó với nguy cơ khủng hoảng lương thực tồi tệ nhất trong hàng chục năm trở lại đây, do tác động của biến đổi khí hậu, của đại dịch Covid-19 làm chuỗi cung ứng toàn cầu đứt gãy, gần đây nhất lại thêm tác động của xung đột tại Đông Âu, làm gia tăng đói nghèo và đẩy giá lương thực tăng cao chưa từng thấy.

Phát biểu tại Hội nghị về An ninh lương thực, tại trụ sở của LHQ vào tháng trước, Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres cảnh báo, “Nạn đói trên toàn cầu đang ở mức độ vô cùng nghiêm trọng. Chỉ trong hai năm, số người bị mất an ninh lương thực đã tăng gấp đôi từ 135 triệu người trước đại dịch lên 276 triệu người hiện nay. Hơn nửa triệu người đang sống trong điều kiện đói kém, tăng hơn 500% kể từ năm 2016”.

Giám đốc Chương trình Lương thực Thế giới David Beasley cung cấp thêm thông tin, “hiện có 325 triệu người trên khắp thế giới đang tiến đến bờ vực của nạn đói. Hơn 800 triệu người đi ngủ mỗi đêm với cái bụng đói. Nạn đói đang tấn công 43 quốc gia, trong khi giá nhiên liệu, giá thực phẩm, giá vận chuyển, vẫn tiếp tục tăng vọt”.

Ông nhấn mạnh, khủng hoảng lương thực đang buộc chúng ta phải lấy thức ăn của người đang đói để cứu trợ cho người sắp chết đói. “Điều gì xảy ra khi một quốc gia vẫn cung cấp lương thực đủ nuôi 400 triệu người và bây giờ nguồn cung quan trọng đó bị phong tỏa?”, ông đặt câu hỏi.

Trong khi Nga là nhà cung cấp phân bón và khí đốt quan trọng, thì Ukraine cũng là nhà cung cấp ngũ cốc và dầu hướng dương hàng đầu cho thị trường thế giới, theo số liệu của UN Comtrade. Xung đột quân sự và các lệnh trừng phạt kinh tế do các nước phương Tây áp đặt nhằm vào Nga đã làm nguồn cung phân bón, lúa mì và nhiều mặt hàng quan trọng khác bị tắc nghẽn, đẩy giá lương thực và nhiên liệu lên cao.

Công cụ theo dõi của LHQ về lương thực cho thấy, giá lương thực đã tăng hơn 70% kể từ giữa năm 2020 và gần đạt mức kỷ lục sau xung đột tại Ukraine, giá dầu cọ tăng gần 40%, giá sữa tăng 14%...

Tại nhiều thị trường mới nổi, tình trạng mất an ninh lương thực đã là một nguồn cơn gây ra bất ổn xã hội và rủi ro địa chính trị. Giá thực phẩm và năng lượng tăng đã làm dấy lên các cuộc biểu tình ở Sri Lanka, Tunisia và Peru. Các nền kinh tế phát triển cũng gặp khó khăn riêng, gần 10 triệu người Anh đã cắt giảm tiêu thụ thực phẩm hoặc bỏ bữa trong tháng Tư; Pháp có kế hoạch cấp phiếu thực phẩm cho các hộ gia đình nghèo nhất; lạm phát do giá lương thực và năng lượng trở thành vấn đề lớn tác động lên chính trường Mỹ…

“Thức ăn là vũ khí thầm lặng”

Vài tháng gần đây, khoảng 30 quốc gia đã hạn chế xuất khẩu lương thực nhằm bảo vệ nguồn cung nội địa. Malaysia đã cấm xuất khẩu thịt gà, trong khi Ấn Độ hạn chế xuất khẩu lúa mỳ và đường. Indonesia tuyên bố giới hạn bán dầu cọ. Một số quốc gia khác áp hạn ngạch với ngũ cốc...

Chủ nghĩa bảo hộ lương thực nổi lên ở thời điểm này có thể khiến chi phí tiếp tục leo thang. Việc đảm bảo nguồn cung lương thực sẽ là vấn đề gây lo ngại lớn trong thời gian tới nếu không chú trọng đến việc tăng sản lượng, ổn định thị trường và tháo gỡ khủng hoảng lương thực toàn cầu.

Nga hiện là quốc gia đóng vai trò quan trọng trên thị trường lương thực toàn cầu. Quốc gia này đã phát triển cách tiếp cận riêng, coi an ninh lương thực là một bộ phận cấu thành an ninh quốc gia và chủ quyền.

Trước chiến dịch quân sự, Moscow chuyển mục tiêu quốc gia từ đáp ứng nhu cầu trong nước sang tăng cường xuất khẩu nông sản. Năm 2009, lần đầu tiên sau một thời gian dài, Nga khẳng định là quốc gia dẫn đầu về xuất khẩu ngũ cốc. Nga nhanh chóng giữ vị trí đầu tiên về xuất khẩu lúa mỳ (37,3 triệu tấn vào năm 2020, trong khi đó Mỹ là 26,1 triệu tấn và Canada là 26,1 triệu tấn). Chỉ riêng Nga (chiếm 16%) và Ukraine (10%) cung cấp khoảng 26% lượng lúa mỳ xuất khẩu ra thị trường thế giới. Hai nước này cũng chiếm khoảng một nửa thị trường xuất khẩu dầu hướng dương toàn cầu.

Các khu vực xuất khẩu ngũ cốc và các loại đậu của Nga cũng rất đa dạng – vào năm 2020, Nga đã xuất khẩu ngũ cốc sang 138 quốc gia trên thế giới. Người tiêu dùng truyền thống là các nước Trung Đông. Trong những năm gần đây, ngũ cốc đã được cung cấp nhiều hơn cho châu Phi. Khách hàng tiêu thụ ngũ cốc chính là Thổ Nhĩ Kỳ với nhu cầu khoảng 11,3 triệu tấn/năm. Các khách hàng quan trọng khác là Iran, Ai Cập, Saudi Arabia và Trung Quốc. Các quốc gia châu Á (chủ yếu là Trung Quốc) và Nam Mỹ (Colombia, Venezuela) được coi là những thị trường đầy hứa hẹn.

Ngày 1/4 vừa qua, Phó chủ tịch Hội đồng An ninh Liên bang Nga Dmitry Medvedev đã viết trên kênh Telegram cá nhân: “Như vậy là an ninh lương thực của nhiều quốc gia phụ thuộc vào nguồn cung cấp của chúng ta. Hóa ra thức ăn là vũ khí thầm lặng của chúng ta - thầm lặng nhưng đáng ngại. Và nếu ai không biết hoặc đã quên, thì việc xuất khẩu nông sản của chúng ta đã vượt hơn xuất khẩu vũ khí thực sự”.

Ông Medvedev cũng đề nghị không cung cấp thực phẩm và nông sản cho “các quốc gia không thân thiện”. Như vậy, có thể nói, xuất khẩu lương thực đã trở thành công cụ gây ảnh hưởng chính trị. Trong bối cảnh đại dịch gây ra nỗi sợ hãi ngày càng tăng đối với cuộc sống và việc ưu tiên sức khoẻ trở thành mối quan tâm hàng đầu, an ninh lương thực một lần nữa nhắc lại với thế giới về thách thức truyền thống, đang đe dọa cuộc sống của mỗi cá nhân và nhà nước.

Các chính phủ trên thế giới đều đang dành nhiều thời gian và nguồn lực để giảm thiểu chi phí năng lượng tăng cao, sau khi xảy ra xung đột tại Đông Âu. Tuy nhiên, xung đột Nga - Ukraine rồi sẽ kết thúc, nhưng biến đổi khí hậu sẽ còn tiếp tục ảnh hưởng đến nguồn cung lương thực, bởi vậy nguy cơ khủng hoảng an ninh lương thực kéo dài, có khi còn nhức nhối hơn cả an ninh năng lượng.

Ukraine tin tưởng Đức hỗ trợ tái thiết, khẳng định sẵn sàng tham gia đảm bảo an ninh lương thực EU

Ukraine tin tưởng Đức hỗ trợ tái thiết, khẳng định sẵn sàng tham gia đảm bảo an ninh lương thực EU

Ngày 27/5, Thủ tướng Ukraine Denys Shmyhal cho biết, trong cuộc hội đàm tại Kiev, ông đã thảo luận với Bộ trưởng Hợp tác kinh ...

Thúc đẩy hợp tác Việt Nam-châu Phi, bảo đảm an ninh lương thực và dinh dưỡng cho tất cả mọi người

Thúc đẩy hợp tác Việt Nam-châu Phi, bảo đảm an ninh lương thực và dinh dưỡng cho tất cả mọi người

Việt Nam sẽ tích cực đồng hành với OIF và các đối tác quốc tế khác hỗ trợ các nước châu Phi phát triển trên ...

Đọc thêm

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tiếp các Đại sứ Thổ Nhĩ Kỳ và Đại sứ Algeria chào kết thúc nhiệm kỳ

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tiếp các Đại sứ Thổ Nhĩ Kỳ và Đại sứ Algeria chào kết thúc nhiệm kỳ

Ngày 19/4, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã tiếp Đại sứ Thổ Nhĩ Kỳ Haldun Tekneci và Đại sứ Algeria Abdelhamid Boubazine chào từ biệt.
Thêm một bước tiến quan trọng trong quan hệ hợp tác toàn diện Việt Nam-Liên bang Nga

Thêm một bước tiến quan trọng trong quan hệ hợp tác toàn diện Việt Nam-Liên bang Nga

Nga và Việt Nam có quan hệ hợp tác song phương trong nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó, giáo dục và đào tạo là lĩnh vực hợp tác ưu ...
Ngân hàng Nga yêu cầu lấy lại tiền bị phong tỏa, JPMorgan Chase của Mỹ có hành động bất ngờ

Ngân hàng Nga yêu cầu lấy lại tiền bị phong tỏa, JPMorgan Chase của Mỹ có hành động bất ngờ

JPMorgan Chase đã kiện VTB nhằm ngăn chặn nỗ lực của ngân hàng này tìm cách lấy lại tiền trong tài khoản bị phong tỏa.
Lịch cúp điện Sóc Trăng hôm nay ngày 20/4/2024

Lịch cúp điện Sóc Trăng hôm nay ngày 20/4/2024

Thông tin lịch cúp điện tại Sóc Trăng theo từng khu vực được cập nhật mới nhất từ Điện lực miền Nam ngày 20/4/2024.
Thúc đẩy quan hệ Việt Nam-Venezuela ngày càng đi vào thực chất và hiệu quả

Thúc đẩy quan hệ Việt Nam-Venezuela ngày càng đi vào thực chất và hiệu quả

Tổng thống Venezuela bày tỏ ấn tượng về những thành tựu phát triển về mọi mặt của Việt Nam trong những năm qua, trở thành hình mẫu cho nhiều nước.
Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng thăm và họp tham vấn chính trị lần thứ 3 với Bộ Ngoại giao Bờ Biển Ngà

Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng thăm và họp tham vấn chính trị lần thứ 3 với Bộ Ngoại giao Bờ Biển Ngà

Bộ trưởng Wautabouna Ouattara hoan nghênh chuyến thăm Bờ Biển Ngà của Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng, mong muốn học hỏi kinh nghiệm từ mô hình phát triển ...
Ngân hàng Nga yêu cầu lấy lại tiền bị phong tỏa, JPMorgan Chase của Mỹ có hành động bất ngờ

Ngân hàng Nga yêu cầu lấy lại tiền bị phong tỏa, JPMorgan Chase của Mỹ có hành động bất ngờ

JPMorgan Chase đã kiện VTB nhằm ngăn chặn nỗ lực của ngân hàng này tìm cách lấy lại tiền trong tài khoản bị phong tỏa.
Đồng USD tăng sức mạnh, thế giới lo?

Đồng USD tăng sức mạnh, thế giới lo?

Sự mạnh lên của đồng USD là mối lo ngại đáng kể đối với các quốc gia trên toàn thế giới, gây ra hồi chuông cảnh báo với các nền kinh tế mới nổi.
Dầu Nga bán ra ào ạt; Thụy Điển 'tố' Moscow sử dụng tàu cũ, vi phạm quy tắc hàng hải

Dầu Nga bán ra ào ạt; Thụy Điển 'tố' Moscow sử dụng tàu cũ, vi phạm quy tắc hàng hải

Hãng Bloomberg đưa tin, xuất khẩu dầu từ các cảng lớn của Nga đã tăng lên 3,95 triệu thùng/ngày trong tuần tính đến ngày 14/4.
Không phải Hungary, đây mới là quốc gia EU mua khí đốt Nga nhiều nhất; Gazprom vẫn bán hàng cho châu Âu qua Ukraine

Không phải Hungary, đây mới là quốc gia EU mua khí đốt Nga nhiều nhất; Gazprom vẫn bán hàng cho châu Âu qua Ukraine

Tháng 2, Pháp đã trở thành khách hàng mua khí đốt số một của Nga trong số các nước thành viên EU, thay thế Hungary ở vị trí này.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/4: Thị trường trong nước neo cao, khó ngăn đà tăng của đồng USD

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/4: Thị trường trong nước neo cao, khó ngăn đà tăng của đồng USD

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/4 ghi nhận đồng USD tăng sau khi một loạt dữ liệu kinh tế của Mỹ được công bố.
Giá vàng hôm nay 19/4/2024: Giá vàng còn tăng, 'trend' mua vừa bắt đầu, hãy thắt dây an toàn vì vàng đang lên 3.000 USD

Giá vàng hôm nay 19/4/2024: Giá vàng còn tăng, 'trend' mua vừa bắt đầu, hãy thắt dây an toàn vì vàng đang lên 3.000 USD

Giá vàng hôm nay 19/4/2024: Giá vàng còn tăng, xu hướng mua mới chỉ bắt đầu, hãy 'thắt dây an toàn' vì vàng đang lên 3.000 USD. Đây là lý do...
Giá cà phê hôm nay 19/4/2024: Giá cà phê thế giới quay đầu giảm sốc, hợp đồng dư mua vẫn chiếm đa số, thị trường cần nhịp điều chỉnh

Giá cà phê hôm nay 19/4/2024: Giá cà phê thế giới quay đầu giảm sốc, hợp đồng dư mua vẫn chiếm đa số, thị trường cần nhịp điều chỉnh

Giá cà phê hôm nay 19/4/2024: Giá cà phê thế giới quay đầu giảm sốc, hợp đồng dư mua vẫn chiếm đa số, thị trường cần nhịp điều chỉnh.
Giá heo hơi hôm nay 19/4: Giá heo hơi tiếp tục tăng rải rác ở phía Bắc, đi ngang ở miền Trung và Nam

Giá heo hơi hôm nay 19/4: Giá heo hơi tiếp tục tăng rải rác ở phía Bắc, đi ngang ở miền Trung và Nam

Nhìn chung, giá heo hơi hôm nay tăng rải rác ở phía Bắc. Hiện tại, giá khảo sát ở các tỉnh thành dao động trong khoảng 59.000 - 62.000 đồng/kg.
Việt Nam cần chuẩn bị gì để ‘hóa giải’ cơ chế CBAM?

Việt Nam cần chuẩn bị gì để ‘hóa giải’ cơ chế CBAM?

Cơ chế CBAM của Liên minh châu Âu (EU) là thuế carbon đánh vào hàng hóa nhập khẩu. Việt Nam cần chuẩn bị gì để ‘hóa giải’?
Giá xăng dầu hôm nay 19/4: Thế giới neo gần mức thấp nhất trong 3 tuần

Giá xăng dầu hôm nay 19/4: Thế giới neo gần mức thấp nhất trong 3 tuần

Giá xăng dầu hôm nay 19/4 ghi nhận thế giới neo gần mức thấp nhất trong 3 tuần trong bối cảnh các nhà đầu tư xem xét số liệu kinh tế của Mỹ.
Giá tiêu hôm nay 19/4/2024, nguyên nhân đẩy giá tăng trở lại, Việt Nam là nguồn cung hồ tiêu ngoại khối lớn nhất cho EU

Giá tiêu hôm nay 19/4/2024, nguyên nhân đẩy giá tăng trở lại, Việt Nam là nguồn cung hồ tiêu ngoại khối lớn nhất cho EU

Giá tiêu hôm nay 19/4/2024 tại thị trường trong nước nối dài đà tăng mạnh ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 90.000 – 93.000 đồng/kg.
Bộ Công Thương lấy ý kiến 2 dự thảo Nghị định về điện

Bộ Công Thương lấy ý kiến 2 dự thảo Nghị định về điện

Bộ Công Thương cho biết đang lấy ý kiến về 2 Dự thảo Nghị định về lĩnh vực điện.
Bất động sản mới nhất: Nối gót chung cư, giá nhà trong ngõ Hà Nội ‘nổi sóng’, trường hợp không được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất

Bất động sản mới nhất: Nối gót chung cư, giá nhà trong ngõ Hà Nội ‘nổi sóng’, trường hợp không được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất

Thị trường nhà ở riêng lẻ đang hình thành mặt bằng giá mới, giá chung cư mới tại Hà Nội cao… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Thị trường thêm nhiều ‘người chơi’ lớn, xuất hiện ‘cá mập’ gom đất nền, loạt dự án chưa đủ điều kiện mua bán

Bất động sản mới nhất: Thị trường thêm nhiều ‘người chơi’ lớn, xuất hiện ‘cá mập’ gom đất nền, loạt dự án chưa đủ điều kiện mua bán

Thị trường sẽ được khơi thông nhờ Luật Đất đai, đất nền đang ‘ấm dần’, Hà Nội sắp đấu giá nhiều thửa đất… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Đất nền ‘đảo chiều’, thị trường liệu có ‘bong bóng’? Chung cư Hà Nội tăng 9%/năm, siết chặt hoạt động môi giới

Bất động sản mới nhất: Đất nền ‘đảo chiều’, thị trường liệu có ‘bong bóng’? Chung cư Hà Nội tăng 9%/năm, siết chặt hoạt động môi giới

'Băng' đất nền đã tan, thị trường đón dòng tiền lớn, giá chung cư Hà Nội tăng vùn vụt… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Lý giải sức hút của đất nền Hà Nội, giá nhà ở xã hội ‘phi mã’, phương pháp định giá đất theo Luật Đất đai 2024

Bất động sản mới nhất: Lý giải sức hút của đất nền Hà Nội, giá nhà ở xã hội ‘phi mã’, phương pháp định giá đất theo Luật Đất đai 2024

Giá chung cư Hà Nội tăng mạnh, đất nền hút quan tâm, giá nhà ở xã hội cũ tăng chóng mặt… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Đã đến lúc mua nhà, địa ốc công nghiệp trỗi dậy, thị trường TPHCM khởi sắc, thông báo đăng ký nhà ở xã hội ở Hà Nội

Bất động sản mới nhất: Đã đến lúc mua nhà, địa ốc công nghiệp trỗi dậy, thị trường TPHCM khởi sắc, thông báo đăng ký nhà ở xã hội ở Hà Nội

Đã tới thời điểm để xuống tiền đầu tư, quy định cụ thể điều kiện hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở xã hội… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Thị trường khởi sắc nhờ tổng lực ‘giải cứu’, nhà ngõ Hà Nội tăng cao, tác động từ quy định bỏ khung giá đất

Bất động sản mới nhất: Thị trường khởi sắc nhờ tổng lực ‘giải cứu’, nhà ngõ Hà Nội tăng cao, tác động từ quy định bỏ khung giá đất

Thị trường có tín hiệu vui nhưng chưa thể khởi sắc, nhà trong ngõ Hà Nội ngày một tăng cao… là những tin bất động sản mới nhất.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/4: USD đột ngột giảm, trong nước vẫn cao ngất ngưởng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/4: USD đột ngột giảm, trong nước vẫn cao ngất ngưởng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/4 giảm lần đầu tiên sau chuỗi tăng 6 ngày liên tiếp, trong khi đó, đồng Euro tăng 0,5%.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/4: Tỷ giá USD tại các ngân hàng đều áp sát mức trần

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/4: Tỷ giá USD tại các ngân hàng đều áp sát mức trần

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/4 ghi nhận đồng USD đạt đỉnh 5 tháng so với đồng Euro.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/4: Đồng USD bứt phá mạnh mẽ, Euro bị giới hạn

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/4: Đồng USD bứt phá mạnh mẽ, Euro bị giới hạn

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/4 ghi nhận chỉ số Dollar Index bứt phá mạnh mẽ lên trên mốc 105, tiến thẳng lên vùng 106.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 12/4: USD giữ nhịp, Euro 'thoát đáy', Yen Nhật vẫn ở mức thấp

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 12/4: USD giữ nhịp, Euro 'thoát đáy', Yen Nhật vẫn ở mức thấp

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 12/4 ghi nhận đồng USD tiếp tục tăng do giá sản xuất tháng 3 của Mỹ thấp hơn dự kiến.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 11/4: USD tăng 'bốc đầu', Nhật Bản không thể hỗ trợ đồng Yen lúc này?

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 11/4: USD tăng 'bốc đầu', Nhật Bản không thể hỗ trợ đồng Yen lúc này?

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 11/4 ghi nhận USD tăng và đạt đỉnh 34 năm so với Yen, sau khi dữ liệu mới công bố về lạm phát ở Mỹ.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 10/4: Yen Nhật bất ngờ leo đỉnh, vì sao?

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 10/4: Yen Nhật bất ngờ leo đỉnh, vì sao?

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 10/4 ghi nhận tiệm cận trở lại với mức cao nhất trong 34 năm là 151,975 USD/Yen hồi tháng 3.
Phiên bản di động