Thành tựu Ngoại giao Văn hóa góp phần phát huy sức mạnh mềm của Việt Nam

Lê Hoài Trung
Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam
TGVN. Báo TG&VN trân trọng giới thiệu bài viết của Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam Lê Hoài Trung về những thành tựu của Ngoại giao Văn hóa.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Nhìn lại năm 2020, tuy có nhiều sóng gió, thách thức chưa từng có từ bối cảnh khách quan do dịch bệnh Covid-19 và môi trường quan hệ quốc tế phức tạp song Việt Nam vẫn giữ được sự ổn định, kiểm soát dịch bệnh, duy trì tăng trưởng, đi ngược xu thế suy giảm chung của thế giới, nâng cao uy tín, vị thế trên trường quốc tế. Công tác đối ngoại, trong đó có ngoại giao văn hóa tiếp tục có những đóng góp thực chất, hiệu quả vào thành tựu chung của đất nước, phát huy sức mạnh mềm, góp phần triển khai thắng lợi các nhiệm vụ đã đề ra.

Thứ trưởng Ngoại giao Lê Hoài Trung. (Ảnh: Tuấn Anh)
Thứ trưởng Ngoại giao Lê Hoài Trung. (Ảnh: Tuấn Anh)

Năm 2020 là một năm có nhiều khó khăn, thách thức lớn bất ngờ xuất hiện, ảnh hưởng nặng nề tới toàn thế giới. Chủ nghĩa bảo hộ, chủ nghĩa dân túy cực đoan có điều kiện phát triển khi các quốc gia có xu hướng thu lại, để dành nguồn lực đối phó với thách thức đến từ đại dịch Covid-19, suy thoái kinh tế, cạnh tranh nước lớn, các mối đe dọa an ninh phi truyền thống…

Trong môi trường quốc tế và khu vực nhiều thách thức như vậy Việt Nam vẫn đạt nhiều kết quả quan trọng trên tất cả các lĩnh vực an ninh, chính trị, kinh tế và đối ngoại. Như Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã nhận định năm 2020 dù khó khăn nhưng vẫn “được xem là năm thành công hơn năm 2019 và là năm thành công nhất trong 5 năm vừa qua”[1]. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước cũng nhiều lần khẳng định: “Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín như hiện nay”.

Cơ đồ, tiềm lực, vị thế, uy tín của đất nước tăng lên trước hết nhờ vào nhiều thành tựu về phát triển kinh tế, ổn định chính trị, cải thiện cuộc sống của nhân dân và việc thực hiện nhất quán, thành công đường lối đối ngoại đa dạng hóa, đa phương hóa trong quan hệ đối ngoại; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; là bạn, là đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế. Đặc biệt, bạn bè quốc tế đánh giá cao việc Việt Nam đã đảm nhiệm tốt trách nhiệm kép với vai trò là Chủ tịch luân phiên ASEAN 2020 và Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, đồng thời thực hiện tốt nhiệm vụ kép là vừa chống dịch Covid-19 và vừa phát triển kinh tế.

Nhiều báo cáo nghiên cứu về xếp hạng/ đánh giá sức mạnh mềm các nước trên thế giới như Soft Power 30, Best Countries, Global Soft Power Index... sử dụng các tiêu chí như chính sách đối nội, đối ngoại, tham gia các tổ chức quốc tế và khu vực, sự đóng góp vào các vấn đề chung, sự phổ biến và hấp dẫn của các giá trị văn hóa, di sản… Đây đều là những thế mạnh của đất nước ta.

Tháng 11/2020, Công ty tài chính Brand Finance đã đánh giá giá trị thương hiệu của các nước năm 2020 - một chỉ số dựa trên sức mạnh tổng hợp mọi mặt của một quốc gia, cho rằng giá trị của hầu hết các nước, trong đó có cả những nước lớn như Mỹ, Trung Quốc đều bị suy giảm, riêng giá trị thương hiệu Việt Nam tăng 29%, từ 247 tỷ lên 319 tỷ USD, đứng vị trí thứ 33 trong top 100 thương hiệu quốc gia giá trị nhất thế giới, được đánh giá là tăng với tốc độ rất nhanh bất chấp xu thế chung của toàn cầu[2].

Thành công chung của đất nước trong năm qua có sự đóng góp của công tác đối ngoại, trong đó có công tác ngoại giao văn hóa - một trụ cột của nền ngoại giao Việt Nam, thể hiện trên các điểm nổi bật sau:

Tôn vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh ở nước ngoài xuất phát từ tình cảm của nhân dân thế giới đối với Bác

Tôn vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh ở nước ngoài xuất phát từ tình cảm của nhân dân thế giới đối với Bác

TGVN. Việc tôn vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh ở nước ngoài xuất phát từ tình cảm của nhân dân Việt Nam...

Trước hết, trong năm 2020 là ta đã tổ chức nhiều hoạt động có ý nghĩa tôn vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh ở nước ngoài. Tất cả 94 Cơ quan đại diện của Việt Nam ở các nước, trong đó tiêu biểu tại Ấn Độ, Triều Tiên, Nga, Pháp... đã chủ động, tích cực, linh hoạt, phối hợp cùng chính quyền, người dân sở tại tổ chức các hoạt động như: tọa đàm, hội thảo; xuất bản sách báo, ấn phẩm; sáng tác phim, kịch, bài hát hay xây dựng các công trình tượng đài về Bác qua đó góp phần giới thiệu, tôn vinh đất nước thông qua người Việt Nam tiêu biểu, vị lãnh tụ của Đảng Cộng sản - Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Trong nước, chúng ta đã tiến hành tổng kết, nhìn lại 10 năm triển khai công tác này và đề ra phương hướng thực hiện cho giai đoạn mới. Những lý tưởng mà Người theo đuổi về thúc đẩy hòa bình, bình đẳng giữa các dân tộc và hợp tác quốc tế vẫn mang nguyên ý nghĩa thời đại và là lý tưởng để tập hợp các lực lượng tiến bộ trên thế giới, góp phần tăng cường quan hệ giữa Việt Nam với các nước bạn bè. Đây chính là nguồn tài sản vô giá, bất tận trong việc quảng bá sinh động hình ảnh đất nước, văn hóa, con người, nâng cao sức mạnh mềm Việt Nam.

Hai là, trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp trên thế giới, hầu hết các hoạt động ngoại giao văn hóa ở ngoài nước phải hoãn, huỷ, chúng ta đã linh hoạt thích ứng, thay đổi quy mô, cách thức tổ chức, nghiên cứu và triển khai các phương thức quảng bá văn hóa mới gắn với ứng dụng công nghệ thông tin.

Bên cạnh đó, việc chống dịch hiệu quả ở trong nước đã tạo cơ sở để chúng ta triển khai các hoạt động ngoại giao văn hoá trên cương vị Chủ tịch ASEAN 2020. Chúng ta đã có nhiều hoạt động, sáng kiến, đóng góp vào việc thúc đẩy bản sắc của ASEAN, một cộng đồng gắn kết và chủ động thích ứng, thể hiện được dấu ấn của Việt Nam.

Như Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đánh giá “Việt Nam không còn chỉ là một thành viên tích cực, luôn nghiêm túc thực thi các thỏa thuận đã cam kết, mà đã trở thành chỗ dựa vững chắc, tin cậy, đặc biệt trong những thời khắc ASEAN phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, như đại dịch Covid-19”[3].

NHÀ NGOẠI GIAO KỂ CHUYỆN. Ngày quốc tế sẵn sàng phòng chống dịch bệnh và bài học dung hòa lợi ích (Kỳ 1)

NHÀ NGOẠI GIAO KỂ CHUYỆN. Ngày quốc tế sẵn sàng phòng chống dịch bệnh và bài học dung hòa lợi ích (Kỳ 1)

TGVN. Cuộc phỏng vấn với anh Đỗ Hùng Việt, Vụ trưởng Vụ Các Tổ chức Quốc tế, Bộ Ngoại giao xung quanh Nghị quyết của ...

Ba là, trong năm qua, công tác ngoại giao văn hóa tại các tổ chức, diễn đàn khu vực và quốc tế được thực hiện ngày càng bài bản, chuyên nghiệp hơn. Chúng ta đã chủ động xây dựng và triển khai kế hoạch ứng cử vào 3 cơ quan quan trọng của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) là Hội đồng Chấp hành UNESCO nhiệm kỳ 2021-2025, Ủy ban Di sản Thế giới nhiệm kỳ 2023-2027, Ủy ban liên Chính phủ Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể nhiệm kỳ 2022-2026.

Trong vai trò là Ủy viên không thường trực của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc, Việt Nam đề xuất và Liên hợp quốc đã nhanh chóng thông qua “Ngày thế giới sẵn sàng phòng, chống dịch bệnh”. Qua việc tham gia vào các tổ chức quốc tế, Việt Nam không chỉ thúc đẩy những lợi ích quốc gia của mình mà còn có sự đóng góp trách nhiệm vào các vấn đề lớn mà thế giới, nhân loại đang phải giải quyết theo tinh thần “nòng cốt, dẫn dắt, hòa giải” của Chỉ thị 25 của Ban Bí thư về đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương.

Bốn là, công tác di sản cũng đạt được nhiều kết quả tích cực. Năm 2020, ta đạt được số lượng hồ sơ được thông qua và số lượng hồ sơ đệ trình tổ chức UNESCO nhiều nhất từ trước tới nay với 1 Công viên địa chất toàn cầu Đắk Nông được công nhận, 2 thành phố Vinh và thành phố Sa Đéc được vào mạng lưới các thành phố học tập của UNESCO; cùng 8 hồ sơ mới được đệ trình gồm: Nghệ thuật làm gốm Chăm, Nghệ thuật Xòe Thái, Nghề làm tranh dân gian Đông Hồ, 2 hồ sơ Khu dự trữ sinh quyển Núi Chúa (Ninh Thuận) và Kon Hà Nừng (Gia Lai), hồ sơ mở rộng Công viên địa chất toàn cầu Non nước Cao Bằng, 2 hồ sơ vinh danh nữ sĩ Hồ Xuân Hương và danh nhân Nguyễn Đình Chiểu.

Sau nhiều nỗ lực, đến nay Việt Nam tự hào là nước đứng đầu khu vực ASEAN[4] với tổng số 21 di sản thế giới được UNESCO công nhận, tất cả 63 tỉnh, thành phố của Việt Nam đều sở hữu với ít nhất một danh hiệu do UNESCO ghi danh/công nhận. Đây là sự đóng góp có trách nhiệm của Việt Nam vào việc làm phong phú thêm, bảo vệ và phát huy kho tàng văn hóa nhân loại. Đồng thời, các danh hiệu ở tầm cỡ quốc tế mà UNESCO dành cho Việt Nam cũng là cách thức hữu hiệu giúp bạn bè quốc tế hiểu biết hơn về đất nước, con người, truyền thống, lịch sử của Việt Nam.

Công viên Địa chất Đắk Nông được công nhận là Công viên Địa chất Toàn cầu

Công viên Địa chất Đắk Nông được công nhận là Công viên Địa chất Toàn cầu

TGVN. Ngày 7/7, tại Trụ sở UNESCO ở Paris, Ủy ban Chương trình và Quan hệ quốc tế của Hội đồng Chấp hành UNESCO lần ...

Năm là, trong bối cảnh khó khăn của dịch bệnh nhưng công tác ngoại giao văn hóa của cả nước được các bộ, ngành, địa phương, các doanh nghiệp, các tổ chức tư nhân và tất cả Cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam chủ động, tích cực, linh hoạt triển khai. Nhiều chương trình đậm nét thương hiệu địa phương cũng được tổ chức thành công như: Chương trình tìm hiểu về phong tục cổ truyền dịp Tết Nguyên đán của Việt Nam tại Hòa Bình, Lễ hội hoa Tam giác mạch tại Hà Giang, Lễ hội thổ cẩm tại Đắk Nông, Ngày hội Di sản văn hóa Đà Nẵng…

Chúng ta đã thành công khi biến thách thức từ đại dịch Covid trở thành lợi thế để quảng bá, nâng cao hình ảnh Việt Nam. Trong ứng phó với đại dịch Covid-19, chúng ta không chỉ tiếp cận trên góc độ khoa học, y tế mà trên cả góc độ lịch sử, văn hóa bởi trong lịch sử, dân tộc ta không chỉ coi ngoại xâm mà ngay cả “đói”, “dốt” cũng là giặc. Việc xác định “Covid-19 là giặc” đã khơi dậy tinh thần dân tộc - sức mạnh mềm quốc gia. Đồng thời, chúng ta cũng đã chủ động triển khai Ngoại giao Covid, giúp đỡ các nước về khẩu trang, y tế... Đây cũng chính là cách hành xử nhân văn, được hình thành từ lịch sử, văn hóa của dân tộc.

Nghiên cứu về sức mạnh mềm, các chuyên gia cho rằng một quốc gia có thể tạo ảnh hưởng lớn trong cộng đồng quốc tế nếu biết vận dụng và phát huy sức mạnh mềm. Việt Nam có nhiều lợi thế khi khai thác các nguồn sức mạnh mềm đó, cụ thể là những giá trị sức mạnh từ nền văn hiến hàng nghìn năm, sự đa dạng, độc đáo về tôn giáo, văn hóa, tư tưởng cho tới sự đa dạng về sắc tộc với 54 dân tộc anh em. Những giá trị văn hóa, tư tưởng, triết lý, nhân sinh quan của Việt Nam luôn có sự tương đồng với những giá trị mà thế giới cũng đều đang chia sẻ, hướng tới, trân trọng, gìn giữ. Đây là nền tảng thuận lợi để chúng ta tiếp tục triển khai hiệu quả công tác ngoại giao văn hóa, qua đó phát huy sức mạnh mềm của dân tộc, đóng góp cho công cuộc phát triển của đất nước.


[1] Phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Chính phủ với các địa phương diễn ra vào ngày 28/12/2020

[2] http://brandriectory.com/download-report/brand-finance-nation-brands-2020-preview.pdf

[3] Phát biểu của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị tổng kết năm Chủ tịch ASEAN 2020, ngày 11/12/2020.

[4] Tổng số lượng “Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới” và “Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại” của các nước ASEAN cụ thể như sau: Việt Nam 21; Indonesia 19; Phillipines 10; Campuchia 8; Malaysia 7; Thái Lan 7; Lào 4; Myanmar 2; Singapore 1; Brunei 0.


TIN LIÊN QUAN
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh: Báo chí góp phần lan tỏa thành tựu đối ngoại giữa đại dịch Covid-19
NHÀ NGOẠI GIAO KỂ CHUYỆN. Ngày quốc tế sẵn sàng phòng chống dịch bệnh và bài học dung hòa lợi ích (Kỳ 1)
Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam tổng kết hoạt động năm 2020, định hướng công tác năm 2021
Kết nối di sản văn hóa, phát huy sức mạnh mềm ASEAN
Đối ngoại đa phương Việt Nam: Chặng đường đầy tự hào

Bài viết cùng chủ đề

Ngoại giao văn hóa

Đọc thêm

Hàn Quốc sẽ nâng quy mô vốn ODA cho Việt Nam lên hơn 52 triệu USD trong năm 2024

Hàn Quốc sẽ nâng quy mô vốn ODA cho Việt Nam lên hơn 52 triệu USD trong năm 2024

Hợp tác phát triển là một nội dung trọng tâm của quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam và Hàn Quốc.
Tìm giải pháp mới, bền vững cho An ninh lương thực ở Tiểu vùng Mekong

Tìm giải pháp mới, bền vững cho An ninh lương thực ở Tiểu vùng Mekong

Đối thoại về An ninh lương thực ở Tiểu vùng Mekong - sự kiện lần đầu được tổ chức tại Việt Nam do Học viện Ngoại giao phối hợp với ...
XSMB 20/3, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ Tư ngày 20/3/2024. dự đoán XSMB 20/3/2024

XSMB 20/3, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ Tư ngày 20/3/2024. dự đoán XSMB 20/3/2024

XSMB 20/3 - Trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay 20/3/2024. KQXSMB thứ 4. SXMB 20/3. xổ số hôm nay 20/3. dự đoán XSMB hôm nay. xổ ...
XSMT 20/3, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Tư ngày 20/3/2024. SXMT 20/3/2024

XSMT 20/3, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Tư ngày 20/3/2024. SXMT 20/3/2024

XSMT 20/3 - xổ số hôm nay 20/3 - Trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ 4 ngày 20/3/2024. KQXSMT thứ 4. SXMT 20/3. dự đoán ...
Tổng thống Putin sử dụng ‘bài toán cũ’ hóa giải thành công 'cuộc tổng tấn công kinh tế' từ phương Tây

Tổng thống Putin sử dụng ‘bài toán cũ’ hóa giải thành công 'cuộc tổng tấn công kinh tế' từ phương Tây

Tổng thống Nga Putin đã cao tay khi sử dụng một "bài toán cũ" để hóa giải cuộc tổng tấn công trừng phạt từ phương Tây...
XSMN 20/3, trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ Tư 20/3/2024. xổ số hôm nay 20/3

XSMN 20/3, trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ Tư 20/3/2024. xổ số hôm nay 20/3

XSMN 20/3 - Trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay 20/3/2024. KQXSMN thứ 4. SXMN 20/3. xổ số hôm nay 20/3. kết quả xổ số ngày 20 ...
Cục trưởng Cục Lãnh sự tiếp Đại diện UNHCR tại Thái Lan phụ trách Việt Nam chào từ biệt

Cục trưởng Cục Lãnh sự tiếp Đại diện UNHCR tại Thái Lan phụ trách Việt Nam chào từ biệt

Cục trưởng Cục Lãnh sự đánh giá cao sự hợp tác chặt chẽ và hỗ trợ của UNHCR đối với Việt Nam trong các vấn đề hai bên cùng quan tâm.
Thanh niên Ngoại giao tham gia Giải bóng đá giao hữu của Uỷ ban kiểm tra Trung ương

Thanh niên Ngoại giao tham gia Giải bóng đá giao hữu của Uỷ ban kiểm tra Trung ương

Ngày 17/3, đã diễn ra Giải bóng đá giao hữu giữa Uỷ ban kiểm tra Trung ương, Ban Tổ chức trung ương, Ban Tuyên giáo Trung ương và Bộ Ngoại giao.
Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt trao quyết định phân công, điều động cán bộ

Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt trao quyết định phân công, điều động cán bộ

Ngày 18/3, tại Trụ sở Bộ Ngoại giao, Uỷ viên Ban Thường vụ Đảng uỷ Bộ, Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt đã trao quyết định phân công, điều động cán bộ.
Tiếp tục triển khai các chương trình phong phú, đa dạng củng cố quan hệ Việt Nam-Brazil

Tiếp tục triển khai các chương trình phong phú, đa dạng củng cố quan hệ Việt Nam-Brazil

Tối ngày 15/3 tại thủ đô Brasília, đã diễn ra chương trình gặp gỡ hữu nghị Việt Nam-Brazil.
Hội thảo Các vấn đề pháp lý, kỹ thuật về Ý kiến tư vấn của Tòa án Công lý quốc tế về biến đổi khí hậu

Hội thảo Các vấn đề pháp lý, kỹ thuật về Ý kiến tư vấn của Tòa án Công lý quốc tế về biến đổi khí hậu

Từ 16-17/3, Bộ Ngoại giao phối hợp cùng Chính phủ Cộng hòa Vanuatu tổ chức Hội thảo Các vấn đề pháp lý, kỹ thuật về Ý kiến tư vấn của Tòa án Công lý quốc ...
Đại sứ Hoàng Sỹ Cường trình Thư ủy nhiệm lên Tổng thống Zimbabwe Emmerson Mnangagwa

Đại sứ Hoàng Sỹ Cường trình Thư ủy nhiệm lên Tổng thống Zimbabwe Emmerson Mnangagwa

Đại sứ Việt Nam tại Nam Phi kiêm nhiệm Zimbabwe Hoàng Sỹ Cường trình Thư ủy nhiệm của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng lên Tổng thống Zimbabwe Mnangagwa.
Việt Nam nỗ lực triển khai thủ tục lãnh sự giúp các thuyền viên tàu True Confidence sớm về nước

Việt Nam nỗ lực triển khai thủ tục lãnh sự giúp các thuyền viên tàu True Confidence sớm về nước

Người phát ngôn Phạm Thu Hằng thông tin về việc hỗ trợ đưa thi hài Đại phó Đặng Duy Kiên, thuyền viên tàu True Confidence bị tập kích.
Ba thuyền viên trong vụ tàu True Confidence bị tấn công đã khởi hành từ Djibouti về Việt Nam

Ba thuyền viên trong vụ tàu True Confidence bị tấn công đã khởi hành từ Djibouti về Việt Nam

Đại sứ quán Việt Nam tại Ai Cập phối hợp với các cơ quan liên quan hoàn tất các thủ tục để các thuyền viên được về nước nhanh chóng, an toàn.
Bộ Ngoại giao thông tin về việc thuyền viên Việt Nam trên tàu True Confidence bị tấn công trên biển

Bộ Ngoại giao thông tin về việc thuyền viên Việt Nam trên tàu True Confidence bị tấn công trên biển

Theo thông tin sơ bộ, trên tàu có 4 thuyền viên Việt Nam, 1 thuyền viên đã tử vong và 3 thuyền viên trong tình trạng sức khỏe bình thường.
Cảnh sát Nhật Bản đã bắt giữ nghi phạm vụ sát hại công dân Việt Nam tại Higashiomo

Cảnh sát Nhật Bản đã bắt giữ nghi phạm vụ sát hại công dân Việt Nam tại Higashiomo

Một công dân Việt Nam được cho là bị sát hại tại Higashiomo, Shiga, Nhật Bản. Cảnh sát Nhật Bản đã bắt giữ 1 nghị phạm và đang tiếp tục điều tra.
Đại sứ quán Việt Nam tại Anh thông tin về 7 người nhập cư được cho là công dân Việt Nam

Đại sứ quán Việt Nam tại Anh thông tin về 7 người nhập cư được cho là công dân Việt Nam

Đại sứ quán Việt Nam tại Anh và Bắc Ireland thông tin về 7 người nhập cư trong xe tải được cho là công dân Việt Nam tại cảng East Sussex, Vương quốc Anh.
Công tác bảo hộ công dân: Vững tinh thần phục vụ, sẵn tấm lòng sẻ chia

Công tác bảo hộ công dân: Vững tinh thần phục vụ, sẵn tấm lòng sẻ chia

Công tác bảo hộ công dân đã và đang là một trong những nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu của các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Là một quốc gia Đông Nam Á, Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng nước này có 86% dân số theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Là quốc gia Đông Nam Á nên Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng 86% dân số nước này theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Khi gặp một người Hà Lan bất kì, thật khó để nhận xét về địa vị hay khả năng tài chính của họ thông qua vẻ bề ngoài...
Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Cùng khám phá đôi nét về văn hóa giao tiếp và con người Bỉ để hiểu rõ hơn về đất nước được coi là 'trái tim châu Âu' qua bài viết dưới đây!
Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Trong tháng 12 có 12 quốc gia kỷ niệm Ngày Quốc khánh, bao gồm Romania, Lào, UAE, Thái Lan, Phần Lan, Burkina Faso, Kenya, Bhutan, Niger, Qatar...
Đôi điều cần biết khi đến 'xứ sở nghìn đảo' Philippines

Đôi điều cần biết khi đến 'xứ sở nghìn đảo' Philippines

Gồm hơn 7.100 hòn đảo lớn nhỏ muôn màu sắc, Philippines có nề văn hóa vô cùng đặc sắc. Cùng tìm hiểu những nét đặc trưng trong văn hóa tại đây.
Mỗi người sáng tạo nội dung về Hàn Quốc đều là một 'đại sứ' văn hóa

Mỗi người sáng tạo nội dung về Hàn Quốc đều là một 'đại sứ' văn hóa

Văn hóa Hàn Quốc vốn thân thuộc với nhiều người Việt Nam sẽ càng trở nên hấp dẫn hơn thông qua mỗi góc nhìn của 'đại sứ' sáng tạo nội dung.
Bộ trưởng Ngoại giao Argentina thăm Việt Nam: Thêm động lực để khai phá dư địa hợp tác tiềm năng

Bộ trưởng Ngoại giao Argentina thăm Việt Nam: Thêm động lực để khai phá dư địa hợp tác tiềm năng

Đại sứ Argentina tại Việt Nam khẳng định mục tiêu 10 tỷ USD kim ngạch thương mại song phương năm 2030 là tham vọng nhưng có thể hiện thực hóa.
'Trái ngọt' trong quan hệ Iran - Saudi Arabia: Đốm lửa nhỏ có thể thắp sáng cả Trung Đông?

'Trái ngọt' trong quan hệ Iran - Saudi Arabia: Đốm lửa nhỏ có thể thắp sáng cả Trung Đông?

'Trái ngọt' của quan hệ Iran với Saudi Arabia sau một năm nối lại quan hệ ngoại giao khơi dậy niềm lạc quan giữa một Trung Đông đầy bất ổn.
Ngoại giao Phật giáo của Ấn Độ

Ngoại giao Phật giáo của Ấn Độ

Ấn Độ tăng cường quan hệ với Thái Lan và cộng đồng các nước Đông Nam Á trên cơ sở bản sắc chung về văn hóa và tôn giáo.
Đại sứ Đặng Hoàng Giang: Việt Nam cam kết ở cấp cao đối với bảo đảm bình đẳng giới

Đại sứ Đặng Hoàng Giang: Việt Nam cam kết ở cấp cao đối với bảo đảm bình đẳng giới

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân đã chia sẻ với cộng đồng quốc tế 4 đề xuất nhằm đẩy nhanh mục tiêu bình đẳng giới và các quyền của phụ nữ.
Ấn tượng Ireland

Ấn tượng Ireland

Âm nhạc là một phần trong hơi thở, sự pha trộn giữa cổ kính và hiện đại, thời tiết đỏng đảnh... ở Ireland - ‘viên ngọc lục bảo’ của thế giới.
Phiên bản di động