Thấy gì trong phát biểu kỷ niệm 76 năm Ngày Chiến thắng 9/5 của Tổng thống Nga Putin?

Quang Hiếu
Theo giới quan sát chính trị tại Nga, trong bài phát biểu tại lễ kỷ niệm 76 năm chiến thắng trong chiến tranh vệ quốc (9/5/1941-9/5/1945), Tổng thống Vladimir Putin đã đi lệch khỏi một số quy tắc quen thuộc.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Tổng thống Nga Vladimir Putin phát biểu tại lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng tại Quảng trường Đỏ ở Moscow, Nga, ngày 9/5, nhân kỷ niệm 76 năm ngày chiến thắng phát xít, kết thúc Thế chiến II. (Nguồn: AP)
Tổng thống Nga Vladimir Putin phát biểu tại lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng tại Quảng trường Đỏ ở Moscow, Nga, ngày 9/5, nhân kỷ niệm 76 năm ngày chiến thắng phát xít, kết thúc Thế chiến II. (Nguồn: AP)

Trong Lễ duyệt binh quy mô lớn trên quảng trường Đỏ ở thủ đô Moscow kỷ niệm 76 năm Ngày Chiến thắng phát xít trong cuộc chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại, Tổng thống Nga Vladimir Putin không chỉ phát biểu trong một thời gian dài bất thường, mà lần đầu tiên kể từ năm 2000, ông chủ Điện Kremlin đánh giá lại quy mô của các mối đe dọa quốc tế và sự sẵn sàng đối thoại của Nga với thế giới bên ngoài.

Độ dài và độ sâu

Theo trang mạng Telegraf, về khối lượng từ ngữ, bài phát biểu lần này gồm 5.654 ký tự (theo văn bản được công bố trên trang web chính thức của Điện Kremlin, nhiều hơn 500 từ so với bài phát biểu của năm 2020 (5.000 ký tự), 2019 (5.429 ký tự), 2015 (5.283 ký tự), 2005 (5.371 ký tự).

Đáng chú ý, bài phát biểu của nhà lãnh đạo Nga không chỉ độc đáo về hình thức mà còn ở cách lập luận. Đơn cử như, nếu năm 2015, nhà lãnh đạo Nga lên tiếng cảm ơn nhân dân của các nước Anh, Pháp, Mỹ đã đóng góp vào chiến thắng, thì lần này, ông Putin nhấn mạnh rằng Liên Xô phải một mình chống lại phát xít Đức trong những trận đánh mang tính quyết định.

Ông Putin nhấn mạnh: “Trong thời điểm khó khăn nhất của chiến tranh, trong những trận đánh mang tính quyết định kết quả của cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít, nhân dân ta chỉ có một mình đơn độc trên con đường gian khổ, anh dũng, hy sinh để đến với chiến thắng".

Theo Tổng thống Nga, những chiến binh vệ quốc đã chiến đấu cho đến chết trên mọi chiến tuyến, trong những trận chiến ác liệt nhất trên bộ, trên biển và trên bầu trời. Tất cả người dân Nga thuộc mọi quốc tịch, tôn giáo đã chiến đấu bảo vệ từng tấc đất trên mảnh đất quê hương: những cánh đồng ngoại ô Moscow, những vách đá Karelian và đèo Caucasus, rừng Vyazma và Novgorod, bờ biển Baltic và Dnepr, sông Volga và thảo nguyên sông Đông.

Một số nhà quan sát phát hiện ra khác biệt nhỏ nhưng rất đáng chú ý trong lời ông Putin đọc trước buổi lễ và trong văn bản.

Theo đó, tại buổi lễ, ông Putin dùng cụm từ “nhân dân ta chỉ có một mình đơn độc trên con đường gian khổ, anh dũng, hy sinh để đến với chiến thắng”, nhưng văn bản được công bố lần đầu tiên trên trang web chính thức của Điện Kremlin dùng từ “nhân dân ta là một khối thống nhất trên con đường gian khổ, anh dũng, hy sinh để đến với chiến thắng”.

Sau đó câu chữ trong văn bản công bố được sửa lại như lời ông Putin đọc trước công chúng. Những thay đổi bất thường về cách sử dụng từ ngữ như vậy không chỉ phản ánh dấu ấn cá nhân, mà còn cho thấy ông chủ Điện Kremlin muốn phát đi thông điệp rõ ràng đối với phương Tây.

Một điểm khác với truyền thống trong bài phát biểu của ông Putin là về các mối đe dọa hiện nay. Trong những năm trước, nhà lãnh đạo Nga thường xác định một thách thức mà cộng đồng thế giới phải đối mặt: Từ năm 2002 đến năm 2005, đó là chủ nghĩa khủng bố; từ năm 2006 đến năm 2007 là chủ nghĩa cực đoan; từ năm 2012 đến năm 2013 là sự can thiệp từ bên ngoài; năm 2015 là nỗ lực tạo ra một thế giới đơn cực; năm 2019 là mưu toan bóp méo sự thật lịch sử.

Tuy nhiên, năm nay vị Tổng thống Nga nói về nhiều vấn đề mang tính đe dọa cùng một lúc, bao gồm chủ nghĩa cực đoan, các nhóm khủng bố quốc tế, những người đi theo và ủng hộ cho "những kẻ phản bội và tội phạm, những kẻ mà trên tay chúng là máu của hàng trăm nghìn người dân thường”.

Trước đây, sau những lời lẽ về các mối đe dọa trên thế giới, Tổng thống Putin thường đề cập đến sự sẵn sàng của Nga trong hợp tác quốc tế về lĩnh vực an ninh, nhưng lần này tín hiệu như vậy lại bặt vô âm tín.

Thay vào đó, ông chủ Điện Kremlin tập trung nhấn mạnh việc bảo vệ lợi ích quốc gia trong tình hình mới: “Nga nhất quán bảo vệ luật pháp quốc tế, trong khi cũng sẽ kiên quyết bảo vệ lợi ích quốc gia và đảm bảo an ninh cho người dân của chúng tôi. Những đảm bảo đáng tin cậy cho điều này là các Lực lượng vũ trang anh dũng của Nga, những người kế tục của những người lính chiến thắng. Và tất nhiên, công việc chung của chúng ta vì sự phát triển của đất nước, vì hạnh phúc của các gia đình Nga”.

Những bài phát biểu hàng năm nhân dịp Ngày Chiến thắng thường được ông Putin tận dụng để đưa ra những tín hiệu, phản ánh bối cảnh hiện đại và nhấn mạnh những yếu tố quan trọng cấp bách. (Nguồn: AP)
Những bài phát biểu hàng năm nhân dịp Ngày Chiến thắng thường được ông Putin tận dụng để đưa ra những tín hiệu, phản ánh bối cảnh hiện đại và nhấn mạnh những yếu tố quan trọng cấp bách đối với nước Nga. (Nguồn: AP)

Minh chứng cho chính sách mới của Nga trong quan hệ với phương Tây

Bình luận về bài phát biểu, chuyên gia hàng đầu tại Trung tâm Chính trị đương đại Mikhail Karyagin cho rằng những bài phát biểu hàng năm nhân dịp Ngày lễ Chiến thắng thường được ông Putin tận dụng để đưa ra những tín hiệu, phản ánh bối cảnh hiện đại và nhấn mạnh những yếu tố quan trọng cấp bách. Tuy nhiên, bài phát biểu năm nay "mang tính phân loại hơn những bài trước".

Ông Karyagin giải thích: “Đây là một phản ứng đối với tình hình chính sách đối ngoại ngày càng trầm trọng hơn”.

Trong khi đó, cựu nhân viên của Văn phòng Tổng thống Nga - nhà khoa học chính trị Dmitry Zhuravlev - khẳng định rằng sau sự kiện ở Ukraine năm 2014 (Nga sáp nhập bán đảo Crimea), những bài phát biểu trong Ngày lễ Chiến thắng đã trở thành một trong những lựa chọn để ông chủ Kremlin bày tỏ lập trường với thế giới bên ngoài.

Theo chuyên gia này, bài phát biểu năm nay của ông Putin là minh chứng cho một chính sách mới của Nga trong quan hệ với phương Tây. Ông Zhuravlev lưu ý đoạn văn bản nhà lãnh đạo Nga nhấn mạnh Liên Xô một mình đơn độc chiến đấu và đi đến chiến thắng. Việc ông Putin lựa chọn phương án diễn đạt như vậy là sự phản ánh tình hình hiện tại trong quan hệ với châu Âu và phương Tây nói chung.

Chuyên gia Nga phân tích câu nói "Chúng tôi tiếp tục kêu gọi các nước đối thoại, nhưng nó không tự nhiên diễn ra" của Tổng thống Nga cho thấy rằng Moscow sẽ bảo vệ lợi ích của mình một cách cứng rắn hơn để tiếng nói được lắng nghe.

Nghị sĩ Duma Quốc gia Elena Panina cho rằng bài phát biểu của ông Putin hàm chứa thông điệp rằng Moscow không chấp nhận cái gọi là trật tự quốc tế dựa trên các quy tắc mà Mỹ và phương Tây đang nỗ lực thực thi.

Theo bà Elena Panina, khi nhấn mạnh “Nga nhất quán bảo vệ luật pháp quốc tế, trong khi chúng tôi sẽ kiên quyết bảo vệ lợi ích quốc gia và đảm bảo an ninh cho người dân của chúng tôi”, nhà lãnh đạo Nga đã thể hiện rõ rằng Moscow không chấp nhận cái gọi là trật tự quốc tế dựa trên các quy tắc.

Nữ nghị sĩ Nga chỉ rõ những quy tắc này được đặt ra ở Washington và ngày càng được các quan chức Mỹ sử dụng nhiều hơn. Theo bà, thuật ngữ "trật tự quốc tế dựa trên luật lệ" chính là ý đồ mà Mỹ muốn thay thế thuật ngữ “luật quốc tế”.

"Đó là lý do mà nhà lãnh đạo Nga khẳng định Moscow nhất quán bảo vệ luật pháp quốc tế, nhưng sẽ không từ bỏ lợi ích quốc gia của mình", nữ nghị sĩ Nga nhấn mạnh.

TIN LIÊN QUAN
Cập nhật Covid-19 ngày 11/5: Châu Á 'ngược nắng' với toàn cầu; EU cấp thẻ thông hành y tế; biến thể mới ở Ấn Độ 'đáng quan ngại'
Linh hoạt khi áp dụng ngôi thứ xã giao
Người Mỹ khen ngợi máy bay chiến đấu của Nga trong duyệt binh kỷ niệm Ngày Chiến thắng 'đẹp và ngầu'
Nếu xung đột Nga-Ukraine xảy ra, Mỹ có thật sự lao vào 'dầu sôi lửa bỏng'?
Nước Nga trước thông điệp liên bang của Tổng thống Vladimir Putin: Căng ngoài, khó trong
(theo Telegraf)

Bài viết cùng chủ đề

Quan hệ Nga-Mỹ

Đọc thêm

Giá xăng dầu hôm nay 29/3: Trượt dốc nhẹ

Giá xăng dầu hôm nay 29/3: Trượt dốc nhẹ

Giá xăng dầu hôm nay 29/3, kết thúc phiên giao dịch cuối cùng của tuần (ngày 28/3), giá dầu giảm nhẹ.
Cháy rừng ở Hàn Quốc bùng phát trở lại trong đêm, 2 báu vật quốc gia bị 'bà hỏa' phá hoại

Cháy rừng ở Hàn Quốc bùng phát trở lại trong đêm, 2 báu vật quốc gia bị 'bà hỏa' phá hoại

Cháy rừng ở Đông Nam Hàn Quốc đã bùng phát trở lại trong đêm 29/3, vài giờ sau khi lực lượng cứu hỏa thông báo đã kiểm soát được các ...
Động đất ở Myanmar: Số ca tử vong tăng quá kinh khủng, gần 700 người thiệt mạng, quốc tế đã sẵn sàng cứu viện, Tổng thống Trump nói gì lúc này?

Động đất ở Myanmar: Số ca tử vong tăng quá kinh khủng, gần 700 người thiệt mạng, quốc tế đã sẵn sàng cứu viện, Tổng thống Trump nói gì lúc này?

Số người thiệt mạng trong trận động đất mạnh tại Myanmar tăng lên 694 người trong khi 1.670 người bị thương, ước tính số tử vong còn tăng mạnh.
Đại sứ Bỉ: Nhà vua Philippe và Hoàng hậu Mathilde rất thân thuộc và trân trọng Việt Nam

Đại sứ Bỉ: Nhà vua Philippe và Hoàng hậu Mathilde rất thân thuộc và trân trọng Việt Nam

Theo Đại sứ Bỉ Karl Van Den Bossche, Nhà vua Bỉ Philippe và Hoàng hậu Mathilde rất thân thuộc, trân trọng đất nước và con người Việt Nam.
Tỷ phú Elon Musk đưa xAI và X về chung một nhà, bước đi chiến lược tham vọng

Tỷ phú Elon Musk đưa xAI và X về chung một nhà, bước đi chiến lược tham vọng

Tỷ phú Elon Musk đã hợp nhất công ty trí tuệ nhân tạo xAI với nền tảng mạng xã hội X (cùng do ông sở hữu) trong giao dịch hoán ...
Cuối cùng, chuyến thăm tranh cãi của Phó Tổng thống Mỹ đến Greenland cũng diễn ra, Tổng thống Trump thẳng thắn 'Washington phải có hòn đảo đó'

Cuối cùng, chuyến thăm tranh cãi của Phó Tổng thống Mỹ đến Greenland cũng diễn ra, Tổng thống Trump thẳng thắn 'Washington phải có hòn đảo đó'

Phó Tổng thống Mỹ đã đến thăm Greenland và tổ chức cuộc họp báo về kết quả chuyến đi vốn gây ra nhiều phản đối từ chính quyền sở tại ...
Cháy rừng ở Hàn Quốc bùng phát trở lại trong đêm, 2 báu vật quốc gia bị 'bà hỏa' phá hoại

Cháy rừng ở Hàn Quốc bùng phát trở lại trong đêm, 2 báu vật quốc gia bị 'bà hỏa' phá hoại

Cháy rừng ở Đông Nam Hàn Quốc đã bùng phát trở lại trong đêm 29/3, vài giờ sau khi lực lượng cứu hỏa thông báo đã kiểm soát được các đám cháy.
Động đất ở Myanmar: Số ca tử vong tăng quá kinh khủng, gần 700 người thiệt mạng, quốc tế đã sẵn sàng cứu viện, Tổng thống Trump nói gì lúc này?

Động đất ở Myanmar: Số ca tử vong tăng quá kinh khủng, gần 700 người thiệt mạng, quốc tế đã sẵn sàng cứu viện, Tổng thống Trump nói gì lúc này?

Số người thiệt mạng trong trận động đất mạnh tại Myanmar tăng lên 694 người trong khi 1.670 người bị thương, ước tính số tử vong còn tăng mạnh.
Cuối cùng, chuyến thăm tranh cãi của Phó Tổng thống Mỹ đến Greenland cũng diễn ra, Tổng thống Trump thẳng thắn 'Washington phải có hòn đảo đó'

Cuối cùng, chuyến thăm tranh cãi của Phó Tổng thống Mỹ đến Greenland cũng diễn ra, Tổng thống Trump thẳng thắn 'Washington phải có hòn đảo đó'

Phó Tổng thống Mỹ đã đến thăm Greenland và tổ chức cuộc họp báo về kết quả chuyến đi vốn gây ra nhiều phản đối từ chính quyền sở tại và Đan Mạch.
Cựu Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In bị triệu tập điều tra cáo buộc nhận hối lộ

Cựu Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In bị triệu tập điều tra cáo buộc nhận hối lộ

Văn phòng Công tố quận Jeonju đã triệu tập cựu Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In để điều tra về cáo buộc nhận hối lộ.
Israel đột ngột không kích Lebanon lần đầu tiên từ khi thực hiện lệnh ngừng bắn, Beirut nổi giận, Pháp nói 'không thể chấp nhận'

Israel đột ngột không kích Lebanon lần đầu tiên từ khi thực hiện lệnh ngừng bắn, Beirut nổi giận, Pháp nói 'không thể chấp nhận'

Máy bay chiến đấu Israel đã tấn công khu phố Hadath thuộc vùng ngoại ô phía Nam Beirut của Lebanon trong ngày 28/3.
EU kêu gọi tích trữ nhu yếu phẩm, nước thành viên chẳng ngần ngại vạch trần ý đồ, thực sự 'muốn tham gia sâu hơn vào xung đột Ukraine'?

EU kêu gọi tích trữ nhu yếu phẩm, nước thành viên chẳng ngần ngại vạch trần ý đồ, thực sự 'muốn tham gia sâu hơn vào xung đột Ukraine'?

Hungary cho rằng, việc kêu gọi người dân châu Âu tích trữ nhu yếu phẩm đủ dùng trong 72h cho thấy EU muốn tham gia sâu hơn vào xung đột ở Ukraine.
Đàm phán hòa bình Ukraine: Bước tiến trên chặng đường dài

Đàm phán hòa bình Ukraine: Bước tiến trên chặng đường dài

Những gì đạt được từ các cuộc đàm phán Mỹ-Nga và Mỹ-Ukraine tại Riyadh tiếp tục mở ra hy vọng đưa tình hình ở Ukraine tiến gần hơn đến hòa bình.
Thủ tướng Canada công du châu Âu: Một lối đi riêng

Thủ tướng Canada công du châu Âu: Một lối đi riêng

Việc chọn châu Âu làm điểm đến đầu tiên, thay vì Mỹ như các đời Thủ tướng Canada trước đây phản ánh nỗ lực thay đổi táo bạo của ông Mark Carney.
Điện đàm Nga-Mỹ: Phá băng và hàn gắn

Điện đàm Nga-Mỹ: Phá băng và hàn gắn

Không đạt đột phá trong chấm dứt xung đột tại Ukraine, song cuộc điện đàm thượng đỉnh Nga-Mỹ cho thấy nhiều tín hiệu tích cực.
Canada có lãnh đạo mới: Lửa thử vàng

Canada có lãnh đạo mới: Lửa thử vàng

Ông Mark Carney được cử tri và đảng Tự do kỳ vọng đưa Canada vượt qua hàng loạt thách thức hiện nay.
Quan hệ Ấn Độ-Mauritius: Tầm nhìn mới, sức sống mới

Quan hệ Ấn Độ-Mauritius: Tầm nhìn mới, sức sống mới

Chuyến thăm Mauritius của Thủ tướng Narendra Modi đánh dấu sự trở lại đảo quốc mà ông gọi là 'Ấn Độ thu nhỏ', nơi ông cảm thấy như ở nhà.
'Nước Mỹ trở lại' - Điểm nhấn của  ‘kỷ lục gia’

'Nước Mỹ trở lại' - Điểm nhấn của ‘kỷ lục gia’

Sự trở lại của ông Donald Trump cùng những chính sách quyết liệt đầy tranh cãi đồng nghĩa với một nước Mỹ ‘vĩ đại trở lại’?
Hành trình Brexit: Bài học lịch sử

Hành trình Brexit: Bài học lịch sử

Cách đây tám năm, Anh đã kích hoạt Điều 50 của Hiệp ước Lisbon, chính thức bắt đầu tiến trình đàm phán kéo dài hai năm để rời EU, còn gọi là Brexit.
Công xã Paris: ‘Phát súng lệnh’ của giai cấp vô sản

Công xã Paris: ‘Phát súng lệnh’ của giai cấp vô sản

Sự ra đời của Công xã Paris là sự kiện có ý nghĩa to lớn đối với phong trào cách mạng vô sản quốc tế, mang lại những bài học sâu sắc...
Châu Phi trên hành trình tự chủ và đổi mới (kỳ cuối): Cơ hội chuyển mình và triển vọng trong hợp tác với Việt Nam

Châu Phi trên hành trình tự chủ và đổi mới (kỳ cuối): Cơ hội chuyển mình và triển vọng trong hợp tác với Việt Nam

Dù con đường đi tới tương lai tươi sáng còn lắm chông gai nhưng châu Phi vẫn "miệt mài" cho thế giới thấy quyết tâm tự chủ và đổi mới.
Châu Phi trên hành trình tự chủ và đổi mới (kỳ II): Vẫn còn lắm bỏ ngỏ, nhiều đau thương

Châu Phi trên hành trình tự chủ và đổi mới (kỳ II): Vẫn còn lắm bỏ ngỏ, nhiều đau thương

Châu Phi vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức về an ninh, xung đột nội bộ và can thiệp từ bên ngoài.
Châu Phi trên hành trình tự chủ và đổi mới (kỳ I): 'Viết lại' trật tự quyền lực

Châu Phi trên hành trình tự chủ và đổi mới (kỳ I): 'Viết lại' trật tự quyền lực

Năm 2024 là năm siêu bầu cử của châu Phi, đánh dấu sự tiến bộ của nền dân chủ và thay đổi chính trị lớn nhiều của nhiều quốc gia tại châu lục này.
Từ Hành trình muối đến tự do: Khi ôn hòa là ‘ngọn lửa sức mạnh’

Từ Hành trình muối đến tự do: Khi ôn hòa là ‘ngọn lửa sức mạnh’

Cách đây tròn 95 năm, vào ngày 12/3/1930, Mahatma Gandhi (1869-1948) bắt đầu Hành trình muối nổi tiếng trong lịch sử.
Phiên bản di động