Thấy gì từ chuyện rác thải?

Tháng một vừa qua, lần thứ 4 trong vòng hơn một năm, từ chuyện ở thị xã Sơn Tây ùn ứ rác cho đến thành phố Hà Nội bị ngập trong rác. Mùi hôi thối nặng nề khiến người dân lo lắng, sợ sinh dịch bệnh.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
thay gi tu chuyen rac thai Hợp tác quốc tế giải quyết vấn nạn rác thải nhựa ở Biển Đông
thay gi tu chuyen rac thai Môi trường sống ở Đông Nam Á có nguy cơ xuống cấp vì rác thải

Chính quyền địa phương cũng cảm thấy khó xử. Số là người dân xã Nam Sơn thuộc huyện Sóc Sơn - nơi có bãi rác thải của cả thành phố Hà Nội đã ra chặn đường không cho xe của công ty vệ sinh môi trường đổ tiếp. Nguyên do vì dân chưa hài lòng với lời hứa đã quá lâu nhưng chưa thực hiện của chính quyền để họ di dân, dù dân sở tại cơ cực vô cùng nếu còn trụ lại. Việc này, năm 2017 cũng đã từng xảy ra.

Tôi cũng như nhiều người, luôn cảm thấy bất an mỗi khi ở đâu đó vẫn có hiện tượng người dân quanh vùng được quy hoạch đổ rác thải cản đường không cho xe chở rác của ngành vệ sinh môi trường vào đổ. Có lẽ, công nghệ xử lý rác của các đơn vị được giao tiếp nhận chưa tốt.

Nhớ lại, cách đây chục năm cũng có tình trạng rác thải của thành phố Hải Phòng bị dân ở một xã ngoại thành biểu tình không cho đổ. Thành phố này buộc phải cầu cứu tỉnh bạn là Nam Định cho “đổ ké” ít ngày chờ đàm phán với dân. Có lẽ, nếu đặt địa vị là chính mình phải sống ở những vùng ven bãi rác như bà con, tôi chắc chắn một điều, chúng ta sẽ nghĩ khác và có cách xử lý rốt ráo hơn.

thay gi tu chuyen rac thai
Xử lý rác thải sinh hoạt là vấn đề cấp thiết hiện nay. (Nguồn: Zing)

Tôi đã từng tìm gặp GS. Nguyễn Quốc Sỹ, một chuyên gia cao cấp của thế giới về chuyên ngành công nghệ plasma (công tác tại Nga) để hỏi thêm về đề tài xử lý rác theo công nghệ plasma mà ông chính là người đeo đuổi nghiên cứu và đã thành công.

GS. Nguyễn Quốc Sỹ cho rằng, để xử lý rác thải sinh hoạt có nhiều phương pháp khác nhau như chôn lấp, xử lý vi sinh, đốt và hóa khí. Việc chôn lấp đòi hỏi diện tích lớn và gây ra thiệt hại không thể khắc phục cho môi trường. Xử lý vi sinh làm phân bón thường không khả thi vì cần phải phân loại rác đầu vào rất kỹ lưỡng để đảm bảo các hóa chất độc hại có sẵn trong rác không đi vào cây trồng, vật nuôi. Phương pháp thiêu hủy rác bằng phản ứng đốt cũng chỉ có tác dụng nếu rác trước đó được phân loại chặt chẽ, tách các loại nhựa thải, rác điện tử và y tế…

Các nước có công nghệ cao như Mỹ hay Nga cũng cần phải xử lý rác thải sinh hoạt. Nhưng do đất đai quá rộng nên người ta vẫn chưa phải dùng đến các công nghệ xử lý triệt để như công nghệ plasma để đốt rác mà vẫn theo lối chôn lấp.

Tại châu Âu, người ta áp dụng nhiều cách khác nhau để thúc đẩy người dân tự giác phân loại. Tiêu biểu, công dân tích cực tham gia chương trình thu gom chất thải riêng biệt được nhà chức trách Hà Lan cấp cho các phiếu giảm giá đặc biệt về phí nhà ở và dịch vụ xã hội.

Đồng thời, cũng có nước như Thụy Điển lại không chôn lấp, nhiều khi cũng không đốt mà chấp nhận trả phí xử lý rác cho Na Uy. Nước này họ nhập rác của Thuỵ Điển, thu phí rồi đốt cùng với rác của họ cho nhà máy điện hoạt động. Như vậy, họ vừa xử lý rác cho môi trường lại vừa sản xuất được điện từ rác, lợi cả đôi đường. Tuy vậy, cũng chưa có nước nào áp dụng được công nghệ plasma cho xử lý rác thải sinh hoạt vì giá thành của công nghệ này rất cao.

Chuyên gia Nguyễn Quốc Sỹ cũng cho hay, hiện nay giá thành mà các chuyên gia và cộng sự của ông nghiên cứu, xây dựng cho một nhà máy xử lý rác theo công nghệ plasma cũng không phải cao và đã ở mức chấp nhận được trong điều kiện Việt Nam. Nếu dùng để đốt 250 tấn rác/ngày cần nhà máy điện rác plasma loại nhỏ, đầu tư khoảng 30 triệu USD. Nếu nhà máy công suất 1.000 tấn thì tỉ suất đầu tư lại rẻ hơn, tổng vốn đầu tư chỉ chưa tới 100 triệu USD. Với thủ đô Hà Nội, mỗi ngày xả rác khoảng 5.000 tấn, chúng ta cần tới 5 nhà máy như vậy, tức gần 500 triệu USD là đã giải quyết được vấn đề môi trường có ý nghĩa sống còn này.

Công nghệ đốt plasma lại rất phù hợp với Việt Nam do chúng ta chưa thể phân loại được các loại rác ngay từ khâu tiếp nhận. Sử dụng công nghệ plasma, người ta không còn phải lo lắng gì về chuyện này, bởi nó đã được chứng minh an toàn cho sức khoẻ và môi trường nói chung. 

Tôi nghĩ, vấn đề ở chỗ hãy để xã hội hoá, kêu gọi các nhà đầu tư trong nước hoặc quốc tế "vào cuộc". Quan trọng là nhà nước có những chính sách khuyến khích hấp dẫn cho họ về thuế, về địa điểm xây dựng nhà máy... Để tránh xe chở rác phải đi từ đầu thành phố đến cuối thành phố, mất vệ sinh, có lẽ chúng ta nên khuyến khích xây dựng các nhà máy có công suất vừa và nhỏ, đặt ở nhiều khu vực, cứ vài ba quận, huyện lại xây dựng một trung tâm xử lý rác sẽ rất hiệu quả.

Mặt khác, việc chúng ta - một nước còn nghèo nhưng dám dũng cảm áp dụng công nghệ tiên tiến nhất của thế giới theo tôi là điều rất tốt. Không lẽ, chúng ta chỉ quen dùng những công nghệ đã lỗi thời?

Chúng ta đã từng rất đúng khi quyết định đầu tư cho công nghệ viễn thông những năm đầu 90 để rồi được coi là đi sau mà hoá trước nhiều nước khi quyết định không dùng đồ lỗi thời. Nếu ngày ấy, chỉ vì tiếc... có lẽ chúng ta đã không có được như ngày hôm nay về nền tảng công nghệ thông tin hiện đại.

Từ câu chuyện rác thải vừa qua, thiết nghĩ, dù là công nghệ nào thì xử lý rác thải sinh hoạt vẫn luôn là mối quan tâm hàng đầu và bức thiết của nước ta.

thay gi tu chuyen rac thai Hợp tác quốc tế giải quyết vấn nạn rác thải nhựa ở Biển Đông

Sáng ngày 16/1/2019, Học viện Ngoại giao, Quỹ Konrad Adenauer Stiftung (KAS) và Đại sứ quán Australia tại Việt Nam đồng tổ chức Đối thoại ...

thay gi tu chuyen rac thai Môi trường sống ở Đông Nam Á có nguy cơ xuống cấp vì rác thải

Từ năm 2018, Trung Quốc đã cấm nhập rác và giờ đây thì Đông Nam Á trở thành nơi thu nhận phế thải của các ...

thay gi tu chuyen rac thai ​“Ô nhiễm trắng” bủa vây: Trách nhiệm thuộc về ai?

Rác thải nhựa đã và đang để lại những hậu quả nghiêm trọng đối với môi trường cũng như sức khỏe của con người. 

Quốc Phong

Xem nhiều

Đọc thêm

Triều Tiên cảnh báo gắt về tập trận 3 bên Mỹ-Nhật-Hàn; Washington nhắc lại cam kết an ninh ‘vững chắc như thép’ với Seoul

Triều Tiên cảnh báo gắt về tập trận 3 bên Mỹ-Nhật-Hàn; Washington nhắc lại cam kết an ninh ‘vững chắc như thép’ với Seoul

Bình Nhưỡng lên án Mỹ tiến hành các cuộc tập trận chung và triển khai khí tài tại Bán đảo Triều Tiên, cảnh báo có thể leo thang thành chiến ...
Xe điện hạng sang Volvo ES90 sẽ ra mắt vào tháng 3/2025,  giá dự kiến từ 2 tỷ đồng

Xe điện hạng sang Volvo ES90 sẽ ra mắt vào tháng 3/2025, giá dự kiến từ 2 tỷ đồng

Hãng xe Thụy Điển vừa chốt lịch ra mắt của mẫu sedan thuần điện hạng sang Volvo ES90 vào đầu năm 2025 với mức giá quy đổi dự kiến từ ...
Vì sao trời lạnh dễ bị đau nhức xương khớp? Những cách giúp giảm đau tại nhà hiệu quả

Vì sao trời lạnh dễ bị đau nhức xương khớp? Những cách giúp giảm đau tại nhà hiệu quả

PGS.TS.BS. Nguyễn Thị Kim Liên cho biết, cơn đau nhức xương khớp có thể xuất hiện nhiều hơn khi trời lạnh và đưa ra tư vấn cách giúp giảm đau.
Cận cảnh xe điện Hyundai Ioniq 9 vừa ra mắt, tầm vận hành tối đa 620 km/sạc

Cận cảnh xe điện Hyundai Ioniq 9 vừa ra mắt, tầm vận hành tối đa 620 km/sạc

Hãng xe Hàn Quốc vừa ra mắt mẫu xe điện ba hàng ghế Hyundai Ioniq 9 với tầm vận hành tối đa 620 km/sạc và chỉ mất 24 phút để ...
Rộ tin BYD Sealion 6 DM-i sắp ra mắt khách Việt, giá dự kiến hơn 700 triệu đồng

Rộ tin BYD Sealion 6 DM-i sắp ra mắt khách Việt, giá dự kiến hơn 700 triệu đồng

Những đại lý đã bắt đầu nhận cọc mẫu SUV BYD Sealion 6 DM-i với mức giá khởi điểm dự kiến chỉ hơn 700 triệu đồng, xe sẽ cạnh tranh ...
Người Việt Nam đầu tiên nhận giải TechWomen 100 Vương quốc Anh

Người Việt Nam đầu tiên nhận giải TechWomen 100 Vương quốc Anh

Tiến sĩ Nguyễn Thụy Bá Linh trở thành nhà khoa học Việt Nam đầu tiên giành Giải thưởng TechWomen 100 của Anh.
Luật Thủ đô (sửa đổi) nâng tầm giáo dục Hà Nội

Luật Thủ đô (sửa đổi) nâng tầm giáo dục Hà Nội

Baoquocte.vn. Theo nhiều chuyên gia, Luật Thủ đô (sửa đổi) góp phần đưa Hà Nội thành trung tâm lớn về giáo dục, đào tạo chất lượng cao.
Thêm nhiều điều kiện đối với việc xét tuyển đại học bằng học bạ

Thêm nhiều điều kiện đối với việc xét tuyển đại học bằng học bạ

Dự thảo thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học, tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non.
Cuộc thi viết 'Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường' 2024: Lan tỏa những câu chuyện đẹp về tình thầy trò

Cuộc thi viết 'Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường' 2024: Lan tỏa những câu chuyện đẹp về tình thầy trò

Cuộc thi viết 'Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường' 2024 đã tạo sự kết nối tình cảm giữa thầy với trò, giữa nhà trường với học sinh.
Người thầy dạy học sinh bằng nhân cách của chính mình

Người thầy dạy học sinh bằng nhân cách của chính mình

Người thầy phải trở nên tự tin, tự chủ và tự cập nhật bản thân, để AI chỉ là một trợ lý thông thái...
Trường Tiểu học Dịch Vọng A đón nhận Cờ thi đua của Chính phủ

Trường Tiểu học Dịch Vọng A đón nhận Cờ thi đua của Chính phủ

50 năm qua là hành trình tự hào và cũng là nền tảng vững chắc để Trường Tiểu học Dịch Vọng A tiếp tục vươn xa.
Bộ trưởng GD&ĐT: Không cấm dạy thêm nhưng cấm những hành vi vi phạm đạo đức nhà giáo

Bộ trưởng GD&ĐT: Không cấm dạy thêm nhưng cấm những hành vi vi phạm đạo đức nhà giáo

Bộ trưởng GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết, chủ trương là không cấm dạy thêm nhưng cấm những hành vi vi phạm đạo đức của nhà giáo.
Dịch vụ công mang lại môi trường minh bạch, hướng tới mục tiêu công bằng, bền vững

Dịch vụ công mang lại môi trường minh bạch, hướng tới mục tiêu công bằng, bền vững

Dịch vụ công mang lại môi trường minh bạch, hướng đến mục tiêu công bằng, văn minh và mang tính cộng đồng.
Chủ tịch nước tặng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc cho 2 phi công vụ tai nạn máy bay ở Bình Định

Chủ tịch nước tặng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc cho 2 phi công vụ tai nạn máy bay ở Bình Định

Ngày 22/11, Chủ tịch nước vừa có Quyết định về việc tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc.
Từ năm 2025, giấy phép lái xe ô tô bị trừ hết điểm: Phải kiểm tra lý thuyết và mô phỏng để phục hồi điểm

Từ năm 2025, giấy phép lái xe ô tô bị trừ hết điểm: Phải kiểm tra lý thuyết và mô phỏng để phục hồi điểm

Bộ Công an ban hành Thông tư 65/2024, theo đó, người có giấy phép lái xe ô tô bị trừ hết điểm thì phải kiểm tra lý thuyết và mô phỏng để phục hồi điểm.
Từ ngày 1/1/2025, xe ô tô 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu hành trình tối thiểu 1 năm?

Từ ngày 1/1/2025, xe ô tô 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu hành trình tối thiểu 1 năm?

Từ 1/1/2025, xe ô tô 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu hành trình tối thiểu 1 năm? Hệ thống dữ liệu thiết bị giám sát hành trình và thiết bị ghi nhận hình ảnh ...
Hướng tới tăng trưởng xanh, thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững

Hướng tới tăng trưởng xanh, thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững

Tăng cường hợp tác quốc tế về phổ biến kiến thức khoa học hướng tới tăng trưởng xanh
Rác thải nhựa tại các siêu thị: Mối nhức nhối ngày càng nghiêm trọng của Australia

Rác thải nhựa tại các siêu thị: Mối nhức nhối ngày càng nghiêm trọng của Australia

Số liệu của APCO cho thấy, Australia tạo ra nhiều rác thải nhựa bình quân đầu người hơn mọi quốc gia khác trên thế giới, ngoại trừ Singapore.
Vì sao trời lạnh dễ bị đau nhức xương khớp? Những cách giúp giảm đau tại nhà hiệu quả

Vì sao trời lạnh dễ bị đau nhức xương khớp? Những cách giúp giảm đau tại nhà hiệu quả

PGS.TS.BS. Nguyễn Thị Kim Liên cho biết, cơn đau nhức xương khớp có thể xuất hiện nhiều hơn khi trời lạnh và đưa ra tư vấn cách giúp giảm đau.
Dự án y tế AI giảm gánh nặng chữa bệnh cho cư dân bản địa Australia

Dự án y tế AI giảm gánh nặng chữa bệnh cho cư dân bản địa Australia

Dự án y tế Healthy Connections nhằm giải quyết những thách thức trong việc tiếp cận dịch vụ y tế cơ bản của cư dân vùng hẻo lánh ở phía Tây Australia.
Phát động chiến dịch chung tay phòng chống bệnh sốt xuất huyết năm thứ 14

Phát động chiến dịch chung tay phòng chống bệnh sốt xuất huyết năm thứ 14

Chiến dịch 'JUMBO VAPE - Chung tay phòng chống bệnh sốt xuất huyết' nhằm tuyên truyền phòng chống bệnh sốt xuất huyết trên toàn quốc vừa được phát động.
Tăng thuế thuốc lá: Chìa khóa bảo vệ sức khỏe người dân Việt Nam

Tăng thuế thuốc lá: Chìa khóa bảo vệ sức khỏe người dân Việt Nam

Ngày 21/11, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực truyền thông về phòng chống tác hại thuốc lá.
Ngày thế giới Vì trẻ sinh non 17/11: Nâng cao nhận thức về các vấn đề liên quan đến trẻ sinh non

Ngày thế giới Vì trẻ sinh non 17/11: Nâng cao nhận thức về các vấn đề liên quan đến trẻ sinh non

Ngày thế giới Vì trẻ sinh non năm nay có chủ đề là ‘Hãy cùng nhau lan tỏa thông điệp và hành động vì tương lai của các em'.
Nhật Bản: Nghiên cứu mới mở đường cho mục tiêu giảm nguy cơ mắc bệnh cho trẻ sơ sinh nhẹ cân

Nhật Bản: Nghiên cứu mới mở đường cho mục tiêu giảm nguy cơ mắc bệnh cho trẻ sơ sinh nhẹ cân

Theo các chuyên gia y tế Nhật Bản, tác động của việc trẻ sơ sinh bị thiếu cân cũng có thể ảnh hưởng đến tương lai của thế hệ sau này.
Phiên bản di động