Thấy gì từ những đoàn người lao động 'rồng rắn' về quê?

Lưu Đình Long
Nhìn từ đoàn người lao động 'rồng rắn' về quê đúng là vạn bất đắc dĩ chứ không ai muốn phải 'phá rào, vượt chốt' hàng nghìn cây số trong bao hiểm nguy như vậy cả.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Thấy gì từ những đoàn người lao động về quê?
Người lao động về quê. (Nguồn: Tuổi trẻ)

Tôi cũng là người con xa quê. Do vậy, khi nhìn dòng người về quê, bất chấp một số quy định, kể cả nguy hiểm trên đường dài, sự khắc nghiệt của thời tiết, phải mang theo vợ bầu con nhỏ… tôi rất cảm thông, thương xót vô cùng.

Không ai muốn về quê trong tình cảnh khó khăn, không có tiền bạc sau nhiều tháng bó gối trong những khu trọ vì giãn cách kéo dài. Nhưng ở lại là lựa chọn chẳng thể vì tương lai cũng mịt mùng phía trước, chưa có gì chắc chắn, tâm lý tổn thương nặng nề do luôn sống nơm nớp trong mấy tháng trời.

"Chấp nhận xa quê là chấp nhận đánh đổi, rời xa nơi thân thuộc để bắt đầu cuộc sống mới thì ít ra nơi đó phải an toàn, đủ sống hơn một chút. Khi người dân không tìm thấy được điều đó ở giai đoạn nào đó thì họ sẽ không trụ lại, hình thành nhu cầu hồi hương, trước tiên là để thỏa lòng mong nhớ rồi mới tính chuyện dài lâu".

Dường như, ý niệm trở về quê nhà của hàng trăm nghìn con người Bắc-Trung-Nam này đã được khởi lên, nuôi lớn hàng ngày hàng giờ kể từ khi những lệnh giãn cách bắt đầu tăng dần cấp độ, gia hạn thời gian nhiều đợt kể từ ngày 31/5.

Họ, đa số là người nghèo khổ. Họ chọn cách rời quê cầu thực theo tiếng gọi của nơi có nhiều nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp nhiều cơ hội việc làm, cũng có nghĩa là nhiều cơ hội đổi đời để đến. Tuy nhiên, ngay cả khi chưa có dịch bệnh thì lương công nhân, lao động phổ thông, lao động tự do của họ đã là khiêm tốn, sống tạm bợ qua ngày.

Tất nhiên, đời sống của họ chỉ đỡ hơn một chút so với cảnh làm việc thời vụ ở quê nhà nhưng không thể nói dư dả để có thể chịu đựng được một “trận đánh” kéo dài những 4 tháng “ăn ở không” trong cảnh mỏi mệt, lo sợ. Từ cái ăn bị thiếu, tiền mặt không có xoay sở khi con đau, vợ bệnh đến cách xa quê nhà có mẹ yếu cha già, cộng thêm nỗi lo dịch bệnh có thể “xẻ nghé tan đàn” bất cứ khi nào nơi đất khách, ai không muốn về lại “nơi cắt rốn chôn nhau”?

Có mắm ăn mắm, có rau ăn rau, đó là điệp khúc thôi thúc họ trở về lại nơi mà họ và cha ông gắn bó - nó có sự an toàn riêng, nhất là trong tinh thần. Con người đôi khi đói khổ vật chất chút sẽ qua nhưng cái đói lạnh tinh thần một khi đã ăn vào tâm can, khiến ăn không ngon, ngủ không yên, tính ra khổ hơn rất nhiều.

Chấp nhận xa quê là chấp nhận đánh đổi, rời xa nơi thân thuộc để bắt đầu cuộc sống mới thì ít ra nơi đó phải an toàn, đủ sống hơn một chút. Khi người dân không tìm thấy được điều đó ở giai đoạn nào đó thì họ sẽ không trụ lại, hình thành nhu cầu hồi hương, trước tiên là để thỏa lòng mong nhớ rồi mới tính chuyện dài lâu.

"Vấn đề đặt ra cho tất cả các địa phương có con em đi từ vùng dịch về là cần có phương án ứng phó phù hợp, từ cách ly y tế đến giúp đỡ họ. Tránh gây phiền hà hay kỳ thị dân từ vùng dịch cũng là điều mà địa phương nên quán triệt".

Thực ra, với họ, từ lâu rồi, cuộc sống chỉ là những tính toán ngắn hạn, ngay cả tìm việc làm cũng là đắp đổi qua ngày, qua tuần, qua tháng, có tính được gì dài lâu đâu. Do vậy, khi chúng ta không ở vị trí của họ, không đặt mình vào họ thì dễ buông lời “sao họ cạn nghĩ vậy”, “về quê lúc này cũng khổ chứ có sướng gì đâu, cũng đâu có việc làm”. Nhưng, có ai hiểu được sâu xa lòng người.

Rất may, trước dòng người về quê đó, nhiều địa phương đã mở cửa đón dân, một số nơi như Đồng Nai, Bình Dương còn cho xe cảnh sát dẫn đoàn người về quê trong an toàn hơn, không ngăn rào cấm đoán. Hay hầm đèo Hải Vân cũng lần đầu tiên được mở để dòng người được đi qua an toàn dưới sự hỗ trợ của lực lượng chức năng.

Thực tế này đương nhiên đặt ra cho tất cả các địa phương có con em đi từ vùng dịch về cần có phương án ứng phó phù hợp, từ cách ly y tế đến giúp đỡ họ (vì họ đã khổ nhiều rồi). Tránh gây phiền hà hay kỳ thị dân từ vùng dịch cũng là điều mà địa phương nên quán triệt. Đừng quên, nhiều người rời quê đi làm ăn xa cũng phần nào góp phần cùng địa phương xóa đói giảm nghèo khi năng lực của địa phương chưa thể giúp họ thoát nghèo ngay mảnh đất họ được sinh ra.

Và lần này họ về là vạn bất đắc dĩ như đã nói chứ không ai muốn phải “phá rào, vượt chốt” hàng ngàn cây số trong bao hiểm nguy để về như vậy cả. Hiểu để mà thương.

Một cái an ủi khác, trên đường về của bà con đã nhận được nhiều tình thương, sẻ chia ấm áp. Một phần cơm, một gói xôi, chiếc bánh bao hay lít xăng 0 đồng… là nghĩa tình đồng bào ấm nóng, tiếp sức dễ thương. Lẽ nào, những người không quen biết và không mang trách nhiệm gì với dân còn làm được vậy mà địa phương lại lạnh lùng quay mặt, gây khó thêm cho người hồi hương?

GS. Phan Văn Trường: 'Giáo dục nên tạo ra những con người có khả năng chỉ huy robot, sáng tạo nhanh hơn trí thông minh nhân tạo'

GS. Phan Văn Trường: 'Giáo dục nên tạo ra những con người có khả năng chỉ huy robot, sáng tạo nhanh hơn trí thông minh nhân tạo'

Giáo dục phải tập trung tạo ra những con người có khả năng chỉ huy robot, sáng tạo nhanh hơn trí thông minh nhân tạo, ...

Tất nhiên, với từng người về quê từ tâm dịch, bản thân cũng phải có ý thức cộng đồng, hiểu rõ nguy cơ mình mang về để tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về cách ly y tế, an toàn dịch tễ theo khuyến cáo của Bộ Y tế. Đó cũng chính là giúp mình không bị địa phương làm khó.

Ngược lại, sẽ tạo hình ảnh xấu, khiến mọi người nghĩ rằng ai về quê cũng “bất tuân” quy định, gây lây nhiễm dịch bệnh ra cộng đồng. Cơ chế chính sách khi đó sẽ siết hơn đối với người về quê chính đáng, đàng hoàng khác chỉ vì một số ít gây nên.

Trong ngày 7/10, một Đại biểu Quốc hội đã đặt vấn đề rất hay, sao không dùng các phương tiện công cộng đón dân về cho an toàn mà để họ tự chạy xe máy về, đường xa bao nguy hiểm?

Dịch giã làm lộ ra nhiều thứ, trong đó có năng lực quản trị của nhiều địa phương như trong đợt họp trực tuyến với Thủ tướng, một số lãnh đạo đã không nắm rõ số liệu, báo cáo chung chung.

Và từ đợt dịch cho thấy, tầm nhìn liên quan đến dân sinh của một số địa phương còn hẹp, có lẽ do chưa lắng nghe sâu nguyện vọng người dân nên đã bị động trong nhiều ứng xử. Bởi thế mới có ứng xử với dòng người về quê, mỗi nơi một kiểu, mỗi địa phương một chủ trương, chậm chạp để dân phải đói khổ trên đường, làm bao người phải rơi nước mắt…

Lời giải nào để người lao động trở lại, tránh 'đứt gãy' nguồn nhân lực khi dịch được kiểm soát?

Lời giải nào để người lao động trở lại, tránh 'đứt gãy' nguồn nhân lực khi dịch được kiểm soát?

Lực lượng lao động nghèo khổ ở TP. Hồ Chí Minh quá đông, họ hầu như không có khả năng tích luỹ để tồn tại ...

TS. Lưu Bình Nhưỡng: Cần có nghiên cứu để bảo vệ các quyền con người trước những biến đổi khó lường

TS. Lưu Bình Nhưỡng: Cần có nghiên cứu để bảo vệ các quyền con người trước những biến đổi khó lường

Dịch Covid-19 xảy ra đã làm bộc lộ nhiều vấn đề. Do đó, cần có những nghiên cứu nghiêm túc hơn, rút ra bài học ...

Lưu Đình Long

Bài viết cùng chủ đề

Góc nhìn Nhân quyền

Xem nhiều

Đọc thêm

Nga lại trở thành 'người khổng lồ' ở EU; giá khí đốt tăng vọt, cuộc khủng hoảng năng lượng mới 'gõ cửa' châu Âu?

Nga lại trở thành 'người khổng lồ' ở EU; giá khí đốt tăng vọt, cuộc khủng hoảng năng lượng mới 'gõ cửa' châu Âu?

Tháng 9/2024, Nga trở lại vị trí nhà cung cấp khí đốt chính cho Liên minh châu Âu (EU).
Từ ngày 1/1/2025, xe ô tô 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu hành trình tối thiểu 1 năm?

Từ ngày 1/1/2025, xe ô tô 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu hành trình tối thiểu 1 năm?

Từ 1/1/2025, xe ô tô 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu hành trình tối thiểu 1 năm? Hệ thống dữ liệu thiết bị giám sát hành trình và thiết ...
Tiết lộ bí kíp thành công của Mason Greenwood tại Marseille

Tiết lộ bí kíp thành công của Mason Greenwood tại Marseille

Những bí mật đằng sau thành công của Mason Greenwood tại Marseille đã được truyền thông Pháp tiết lộ.
Những chiến sĩ đặc biệt tại Triển lãm quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Những chiến sĩ đặc biệt tại Triển lãm quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Đội quân khuyển từ Trường Trung cấp 24 Biên phòng sẽ tham gia trình diễn tại lễ khai mạc Triển lãm quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 (19/12-22/12).
Tạp chí Quan hệ Quốc tế ra đời như thế

Tạp chí Quan hệ Quốc tế ra đời như thế

Hành trình ra đời của Tạp chí Quan hệ Quốc tế là ấp ủ, quyết tâm của Lãnh đạo Bộ Ngoại giao 35 năm về trước.
HLV Ruben Amorim không cho Leny Yoro ra sân trận U21 MU

HLV Ruben Amorim không cho Leny Yoro ra sân trận U21 MU

Tân HLV Ruben Amorim không muốn Leny Yoro thi đấu cho đội U21 MU trong bối cảnh trung vệ người Pháp vừa bình phục chấn thương.
Người thầy dạy học sinh bằng nhân cách của chính mình

Người thầy dạy học sinh bằng nhân cách của chính mình

Người thầy phải trở nên tự tin, tự chủ và tự cập nhật bản thân, để AI chỉ là một trợ lý thông thái...
Trường Tiểu học Dịch Vọng A đón nhận Cờ thi đua của Chính phủ

Trường Tiểu học Dịch Vọng A đón nhận Cờ thi đua của Chính phủ

50 năm qua là hành trình tự hào và cũng là nền tảng vững chắc để Trường Tiểu học Dịch Vọng A tiếp tục vươn xa.
Bộ trưởng GD&ĐT: Không cấm dạy thêm nhưng cấm những hành vi vi phạm đạo đức nhà giáo

Bộ trưởng GD&ĐT: Không cấm dạy thêm nhưng cấm những hành vi vi phạm đạo đức nhà giáo

Bộ trưởng GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết, chủ trương là không cấm dạy thêm nhưng cấm những hành vi vi phạm đạo đức của nhà giáo.
Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11): Tình yêu thương, sự trung thực, lòng thiện lương làm nên vẻ đẹp của người thầy

Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11): Tình yêu thương, sự trung thực, lòng thiện lương làm nên vẻ đẹp của người thầy

Người thầy phải chú trọng giáo dục học sinh về đạo đức, lối sống, sự bao dung và trách nhiệm xã hội.
Hơn 50 sinh viên Việt Nam đón nhận cơ hội học tập tại xứ sở chuột túi Australia

Hơn 50 sinh viên Việt Nam đón nhận cơ hội học tập tại xứ sở chuột túi Australia

52 sinh viên Việt Nam chuẩn bị lên đường sang học tập tại các trường đại học của Australia theo chương trình Học bổng chính phủ nước này.
Niềm tin – Giá trị cốt lõi làm nên kỳ tích trong giáo dục

Niềm tin – Giá trị cốt lõi làm nên kỳ tích trong giáo dục

Niềm tin vào thầy cô sẽ được chuyển hóa thành sức mạnh, mang lại hy vọng và quả ngọt cho sự nghiệp 'trồng người'.
Hướng tới tăng trưởng xanh, thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững

Hướng tới tăng trưởng xanh, thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững

Tăng cường hợp tác quốc tế về phổ biến kiến thức khoa học hướng tới tăng trưởng xanh
Rác thải nhựa tại các siêu thị: Mối nhức nhối ngày càng nghiêm trọng của Australia

Rác thải nhựa tại các siêu thị: Mối nhức nhối ngày càng nghiêm trọng của Australia

Số liệu của APCO cho thấy, Australia tạo ra nhiều rác thải nhựa bình quân đầu người hơn mọi quốc gia khác trên thế giới, ngoại trừ Singapore.
Tăng thuế thuốc lá: Chìa khóa bảo vệ sức khỏe người dân Việt Nam

Tăng thuế thuốc lá: Chìa khóa bảo vệ sức khỏe người dân Việt Nam

Ngày 21/11, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực truyền thông về phòng chống tác hại thuốc lá.
Bảng tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe theo các hạng giấy phép lái xe từ ngày 1/1/2025

Bảng tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe theo các hạng giấy phép lái xe từ ngày 1/1/2025

Dưới đây là bảng tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe theo các hạng giấy phép lái xe áp dụng từ ngày 1/1/2025.
Bão mạnh gây mất điện diện rộng, làm đổ cây, gián đoạn giao thông Bờ Tây nước Mỹ

Bão mạnh gây mất điện diện rộng, làm đổ cây, gián đoạn giao thông Bờ Tây nước Mỹ

Một cơn bão mạnh đổ bộ vào Bờ Tây nước Mỹ, khiến ít nhất 2 người thiệt mạng, gây mất điện trên diện rộng, làm gián đoạn giao thông nghiêm trọng.
Khi người trẻ lan toả nhận thức về bảo tồn rừng tại Việt Nam

Khi người trẻ lan toả nhận thức về bảo tồn rừng tại Việt Nam

Dự án Trạm Zừng Tâm khuyến khích nhiều bạn trẻ tìm hiểu và trực tiếp tham quan, trải nghiệm rừng già tại Vườn quốc gia Cúc Phương.
Tăng thuế thuốc lá: Chìa khóa bảo vệ sức khỏe người dân Việt Nam

Tăng thuế thuốc lá: Chìa khóa bảo vệ sức khỏe người dân Việt Nam

Ngày 21/11, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực truyền thông về phòng chống tác hại thuốc lá.
Ngày thế giới Vì trẻ sinh non 17/11: Nâng cao nhận thức về các vấn đề liên quan đến trẻ sinh non

Ngày thế giới Vì trẻ sinh non 17/11: Nâng cao nhận thức về các vấn đề liên quan đến trẻ sinh non

Ngày thế giới Vì trẻ sinh non năm nay có chủ đề là ‘Hãy cùng nhau lan tỏa thông điệp và hành động vì tương lai của các em'.
Nhật Bản: Nghiên cứu mới mở đường cho mục tiêu giảm nguy cơ mắc bệnh cho trẻ sơ sinh nhẹ cân

Nhật Bản: Nghiên cứu mới mở đường cho mục tiêu giảm nguy cơ mắc bệnh cho trẻ sơ sinh nhẹ cân

Theo các chuyên gia y tế Nhật Bản, tác động của việc trẻ sơ sinh bị thiếu cân cũng có thể ảnh hưởng đến tương lai của thế hệ sau này.
Hà Nội: Chi 1.000 tỷ đồng điều trị đái tháo đường cho người dân

Hà Nội: Chi 1.000 tỷ đồng điều trị đái tháo đường cho người dân

Ước tính, khoảng 500.000 người ở Hà Nội bị đái tháo đường và 1,5 triệu người mắc tiền đái tháo đường.
'Điểm mặt' những loại đồ uống mà người bị tiểu đường nên tránh xa

'Điểm mặt' những loại đồ uống mà người bị tiểu đường nên tránh xa

Có những loại đồ uống mà người bị tiểu đường nên hạn chế sử dụng như nước ngọt có ga, cà phê có đường.
Hình thành Trung tâm chăm sóc sức khỏe khu vực ASEAN ở TP. Hồ Chí Minh

Hình thành Trung tâm chăm sóc sức khỏe khu vực ASEAN ở TP. Hồ Chí Minh

UBND TP. Hồ Chí Minh vừa phê duyệt Đề án 'Phát triển hệ thống y tế TP. Hồ Chí Minh trở thành Trung tâm chăm sóc sức khỏe khu vực ASEAN'.
Phiên bản di động