Thế chủ động của Tokyo

Đức Trí
Chuyến công du 6 ngày từ 1/5 tới Pháp, Brazil và Paraguay với lịch trình hoạt động dày đặc, Thủ tướng Kishida Fumio cho thấy nỗ lực và sự chủ động của Tokyo trong giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu và khẳng định vị thế quốc tế của Nhật Bản.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Thế chủ động của Tokyo
Thủ tướng Pháp Gabriel Attal (trái), chào đón Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida tại Paris, ngày 1/5. (Nguồn: AP)

Mở rộng ảnh hưởng

Một trong các hoạt động đầu tiên tại Pháp, Thủ tướng Kishida chủ trì các phiên thảo luận tại Hội nghị Hội đồng Bộ trưởng (MCM) của Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển (OECD) trên cương vị Chủ tịch cùng với đại diện đến từ 58 quốc gia, trong đó có 38 thành viên OECD. Các cuộc thảo luận dưới sự dẫn dắt của Thủ tướng Kishida nhằm tìm ra giải pháp cho các vấn đề mà OECD và thế giới đang phải đối mặt, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến biến đổi khí hậu. Giới quan sát đánh giá, thông qua vai trò chủ trì, dẫn dắt tại các cuộc thảo luận, Thủ tướng Kishida cho thấy Nhật Bản tiếp tục thể hiện vai trò nhằm hiện thực hóa mục tiêu “duy trì và củng cố trật tự quốc tế tự do và cởi mở dựa trên quy định của pháp luật” mà Tokyo thúc đẩy trong chính sách đối ngoại của mình.

Tin liên quan
Thủ tướng Nhật Bản chuẩn bị công du Pháp và Mỹ Latinh Thủ tướng Nhật Bản chuẩn bị công du Pháp và Mỹ Latinh

Tại Paris, Thủ tướng Kishida tuyên bố thành lập khuôn khổ đối thoại cấp Bộ trưởng OECD về khử carbon. Đây được cho là nền tảng quan trọng nhằm cung cấp cho các nước tham gia chia sẻ công nghệ khử carbon và dữ liệu môi trường, qua đó mở rộng hợp tác để đạt được các mục tiêu do mỗi quốc gia đặt ra. Giới chuyên gia kỳ vọng, khuôn khổ mới này sẽ giúp đẩy mạnh các chính sách khử carbon bằng cách thu hút sự tham gia của các khu vực có dân số và tăng trưởng công nghiệp đáng kể, trong đó có các nước khu vực Nam Mỹ.

Cũng tại các hội nghị trong khuôn khổ OECD lần này, Thủ tướng Kishida sẽ tiếp tục thể hiện ủng hộ các quy tắc quốc tế mới bao gồm cả nền kinh tế toàn cầu, trí tuệ nhân tạo sáng tạo và biến đổi khí hậu. Các chuyên gia cho rằng, để thực hiện mục tiêu này, Nhật Bản muốn đưa thêm nhiều nước Đông Nam Á vào khuôn khổ này của OECD nhằm khuyến khích Mỹ và châu Âu tăng cường tham gia vào khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.

Bên cạnh đó, một điểm nhấn khác trong chặng dừng chân tại Paris của Thủ tướng Kishida là cuộc gặp với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron. Chủ tịch Ủy ban Trao đổi kinh tế Pháp-Nhật (CEFJ) Dominique Restino nhận định, Nhật Bản và Pháp có thể cung cấp “môi trường và khuôn khổ kinh doanh hiệu quả, có thể trở thành một hình mẫu cho quan hệ giữa châu Âu và châu Á". Theo ông Restino, sự ổn định trong quan hệ giữa các quốc gia là quan trọng và để thiết lập các mối quan hệ kinh tế tích cực và chắc chắn, Nhật Bản sẽ cùng với Pháp có thể mang lại sự ổn định này.

Đối với Pháp, hiện Nhật Bản là nhà đầu tư hàng đầu trong số các quốc gia châu Âu và Tokyo là một cánh cửa cho Paris mở lối vào châu Á để từ đó mở rộng sang các nước khác như Hàn Quốc... Đối với Nhật Bản, vai trò trung tâm của Pháp tại châu Âu là yếu tố để thúc đẩy sự hợp tác song phương trên tất cả các lĩnh vực. Đánh giá về quan hệ hai nước, Đại sứ Nhật Bản tại Pháp, Makita Shimokawa cho rằng quan hệ song phương đã phát triển chắc chắn và ổn định trong những năm gần đây với sự hợp tác chặt chẽ và đôi bên cùng có lợi.

Về các vấn đề quốc tế, giới chuyên gia nhận định, Paris và Tokyo cũng có chung quan điểm về hầu hết các vấn đề. Tổng thống Macron và Thủ tướng Kishida từng cam kết “thúc đẩy sự hợp tác song phương về lĩnh vực an ninh tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương”.

Không để chậm chân

Sau Pháp, chặng dừng chân tiếp theo của Thủ tướng Kishida là Brazil và Paraguay với nỗ lực gia tăng quan hệ, hợp tác trong lĩnh vực kinh tế với các nước Nam Mỹ. Đặc biệt, trong bối cảnh Trung Quốc và Nga đã và đang hiện diện ngày càng đậm nét tại khu vực còn tiềm năng hợp tác rất lớn này.

Trước đó, trong chuyến thăm chính thức Mỹ hồi đầu tháng Tư, Thủ tướng Kishida cũng đã khẳng định với giới chức Mỹ rằng Nhật Bản luôn sẵn sàng chia sẻ với Washington trong nhiệm vụ duy trì trật tự quốc tế dựa trên luật lệ. Bởi thế, thuyết phục các nước mới nổi và đang phát triển ở Nam bán cầu là một phần trong các nỗ lực này của Tokyo mà Thủ tướng Kishida đang hiện thực hóa.

Hiện tại, Brazil đang đảm nhiệm vai trò Chủ tịch Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) và Peru là Chủ tịch Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) còn Paraquay là Chủ tịch Khối thị trường chung phía Nam (MERCOSUR).

Với vai trò của các nước như thế, các nhà bình luận cho rằng, 2024 chính là năm của Mỹ Latinh và khu vực này là tâm điểm chú ý của thế giới. Bởi vậy, Nhật Bản muốn nắm bắt cơ hội này để tăng cường quan hệ với các nước khu vực, thể hiện vai trò chủ động, tiên phong hơn nữa ở khu vực này.

Thế chủ động của Tokyo
Thủ tướng Fumio Kishida gặp Tổng thư ký OECD Mathias Cormann (trái), tại Paris, ngày 2/5. (Nguồn: the Japan Times)

Tại Brasilia, Thủ tướng Kishida sẽ hội đàm với Tổng thống Brazil Luiz Inacio Lula da Silva và chứng kiến hai bên ký kết các thỏa thuận hợp tác trong nhiều lĩnh vực, từ biến đổi khí hậu đến khử carbon và các vấn đề môi trường khác. Giới chuyên gia tại Tokyo đánh giá, Brazil là quốc gia có tiếng nói hàng đầu ở Nam bán cầu và là thành viên của nhóm BRICS cùng với Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi. Nhiều quốc gia Nam Mỹ có mối liên kết kinh tế chặt chẽ với Trung Quốc. Brazil coi Trung Quốc là đối tác lớn nhất cả về xuất khẩu lẫn nhập khẩu. Đó là lý do khiến Nhật Bản đang thúc đẩy các nỗ lực công-tư nhằm khuyến khích các quốc gia này giảm sự phụ thuộc về kinh tế và chuỗi cung ứng vào Bắc Kinh.

Chính vì vậy, tháp tùng Thủ tướng Kishida trong chuyến công du này có một phái đoàn đại diện cho khoảng 40 công ty nhằm đẩy mạnh đầu tư vào Brazil, tăng cường hợp tác song phương về công nghệ xanh. Tháng trước, Toyota, tập đoàn ô tô hàng đầu của Nhật Bản thông báo kế hoạch đầu tư 2,2 tỷ USD để tăng cường sản xuất các dòng xe hybrid ở thị trường tiềm năng bậc nhất Nam Mỹ này.

Tại điểm dừng chân cuối là Paraguay, Thủ tướng Kishida sẽ có cuộc hội đàm với Tổng thống nước chủ nhà Santiago Pena. Hai bên sẽ trao đổi, điểm lại quan hệ song phương, nêu bật các giá trị chung để thúc đẩy mối quan hệ bền chặt hơn giữa Tokyo và Asunción. Paraguay hiện cũng đang giữ chức Chủ tịch luân phiên của MERCOSUR, một liên minh hải quan khu vực gồm năm nước Brazil, Argentina, Paraguay, Uruguay và Bolivia.

Nhật Bản và MERCOSUR cũng đang tiến hành đàm phán để thiết lập thỏa thuận hợp tác kinh tế, nhằm mở rộng xuất khẩu nông sản. Paraguay cũng có ý định tăng cường hợp tác với Nhật Bản trong lĩnh vực năng lượng, công nghệ tái tạo và truyền thông. Giới bình luận nhận định, Paraguay sẽ duy trì chính sách ngoại giao hiện tại, tiếp tục gia tăng mở rộng quan hệ, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ và năng lượng tái tạo với bên ngoài, mà đây là một lĩnh vực thế mạnh của Nhật Bản.

Chủ động nắm bắt cơ hội

Thời gian qua, Tokyo đã tập trung nhiều nỗ lực ngoại giao hơn vào Nam bán cầu, đặc biệt kể từ khi tổ chức hội nghị thượng đỉnh G7 ở Hiroshima năm ngoái. Là chủ nhà G7 2023, Nhật Bản đã mời thêm các nhà lãnh đạo từ các nước như Indonesia và Brazil... tham gia các phiên họp mở rộng. Điều này cũng cho thấy nỗ lực của Thủ tướng Kishida thúc đẩy khái niệm "ngoại giao chủ nghĩa hiện thực cho một kỷ nguyên mới" nhằm xác định lợi ích chung với các nước khác trong các lĩnh vực như năng lượng và cơ sở hạ tầng để tăng cường quan hệ song phương.

Trong một tuyên bố trước khi Thủ tướng Kishida lên đường, Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Hayashi Yoshimasa nhấn mạnh: “Năm nay là năm của Châu Mỹ Latinh, nơi mà thế giới đang ngày càng hướng sự tập trung, với Brazil giữ vai trò Chủ tịch G20 còn Paraquay là Chủ tịch MERCOSUR. Nhật Bản muốn nắm bắt cơ hội này để gia tăng hợp tác chặt chẽ hơn với các nước Mỹ Latinh. Lãnh đạo Nhật Bản cũng cam kết, sẽ thúc đẩy các nỗ lực chống biến đổi khí hậu xuyên biên giới, trở thành ‘bạn đồng hành’ cho sự tăng trưởng và phát triển của các nước mới nổi”.

Với mục đích đặt ra như thế, chuyến công du của người đứng đầu chính phủ Nhật Bản cho thấy, Tokyo đang triển khai hàng loạt các nỗ lực ngoại giao nhằm đẩy mạnh hơn nữa hợp tác với các nước, cả ở châu Âu và khu vực Nam bán cầu. Đồng thời, thể hiện một Nhật Bản ngày càng chủ động, tích cực hơn trong giải quyết các vấn đề của quốc tế, cho thấy vai trò tiên phong, dẫn dắt của Nhật Bản trong xử lý các thách thức toàn cầu.

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn sẽ tham dự Hội nghị MCM của OECD, kết hợp một số hoạt động song phương tại Pháp

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn sẽ tham dự Hội nghị MCM của OECD, kết hợp một số hoạt động song phương tại Pháp

Nhận lời mời của Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio và Tổng thư ký Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) Mathias ...

Thủ tướng Nhật Bản chuẩn bị công du Pháp và Mỹ Latinh

Thủ tướng Nhật Bản chuẩn bị công du Pháp và Mỹ Latinh

Chính phủ Nhật Bản hôm 26/4 thông báo, Thủ tướng Kishida Fumio sẽ thăm Pháp, Brazil và Paraguay từ ngày 1-6/5.

OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) được thành lập vào năm 1961, có trụ sở chính tại Paris (Pháp), với sứ ...

Củng cố nền tảng cho sự phát triển sâu rộng mối quan hệ với OECD và Pháp

Củng cố nền tảng cho sự phát triển sâu rộng mối quan hệ với OECD và Pháp

Đại sứ Việt Nam tại Pháp Đinh Toàn Thắng trả lời phỏng vấn báo chí về chuyến công tác của Bộ trưởng Ngoại giao Bùi ...

OECD có kế hoạch xây dựng ‘hướng dẫn mới’ cho nhà phát triển trí tuệ nhân tạo (AI)

OECD có kế hoạch xây dựng ‘hướng dẫn mới’ cho nhà phát triển trí tuệ nhân tạo (AI)

Tại Hội nghị Hội đồng Bộ trưởng ngày 2-3/5 ở Paris (Pháp), Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) có kế hoạch ...

Xem nhiều

Đọc thêm

Quan hệ Việt Nam-Thụy Sỹ đang bước sang một giai đoạn hợp tác mới

Quan hệ Việt Nam-Thụy Sỹ đang bước sang một giai đoạn hợp tác mới

Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao Thụy Sỹ Alexandre Fasel nhấn mạnh trong cuộc làm việc với Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ.
Cách tìm kiếm bài hát YouTube trong ứng dụng Gemini dễ dàng nhất

Cách tìm kiếm bài hát YouTube trong ứng dụng Gemini dễ dàng nhất

Cùng tìm kiếm bài hát trên YouTube bằng ứng dụng Gemini và không bỏ lỡ bất kỳ giai điệu yêu thích nào. Bài viết này sẽ hướng dẫn cách làm ...
Thầy cô giáo ngoài 90 tuổi đến tiễn đưa 'người học trò xuất sắc' - Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thầy cô giáo ngoài 90 tuổi đến tiễn đưa 'người học trò xuất sắc' - Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Nghe tin Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần, mặc dù tuổi cao, sức yếu nhưng bà Đặng Thị Phúc vẫn cố gắng để tiễn biệt.
Giá tiêu hôm nay 27/7/2024: Thị trường còn tăng trong trung và dài hạn, Việt Nam là nguồn cung hồ tiêu lớn nhất cho Ấn Độ

Giá tiêu hôm nay 27/7/2024: Thị trường còn tăng trong trung và dài hạn, Việt Nam là nguồn cung hồ tiêu lớn nhất cho Ấn Độ

Giá tiêu hôm nay 27/7/2024 tại thị trường trong nước tăng nhẹ ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 149.000 – 150.000 đồng/kg.
Giá vàng hôm nay 27/7/2024: Giá vàng liên tiếp 'lao dốc'; Fed chắc chắn giảm lãi suất vào tháng 9, mốc 2.500 USD đang đến rất gần?

Giá vàng hôm nay 27/7/2024: Giá vàng liên tiếp 'lao dốc'; Fed chắc chắn giảm lãi suất vào tháng 9, mốc 2.500 USD đang đến rất gần?

Giá vàng hôm nay 27/7/2024: Giá vàng trên đà giảm mạnh; Fed chắc chắn giảm lãi suất vào tháng 9 khiến mốc 2.500 USD đang trở nên rất gần?
Thông điệp quốc gia của Tổng thống Philippines: Ba điểm nhấn đáng chú ý

Thông điệp quốc gia của Tổng thống Philippines: Ba điểm nhấn đáng chú ý

Có ba nội dung chủ đạo trong Thông điệp quốc gia vừa qua của Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr.
Tin thế giới 26/7: Ông Trump từ chối tranh luận với bà Harris, EU chuyển 1,5 tỷ euro từ tài sản của Nga cho Ukraine, Nga-ASEAN tăng cường hợp tác

Tin thế giới 26/7: Ông Trump từ chối tranh luận với bà Harris, EU chuyển 1,5 tỷ euro từ tài sản của Nga cho Ukraine, Nga-ASEAN tăng cường hợp tác

Ukraine tấn công sân bay quân sự Nga ở Crimea, Nga cấm một tổ chức do Mỹ thành lập hoạt động, Trung Quốc ca ngợi thành tựu hợp tác với ASEAN, tàu chiến Trung Quốc ...
Các tổng thống vừa hội đàm, Nga chuẩn bị điều khinh hạm trang bị tên lửa 'khủng' đến Syria?

Các tổng thống vừa hội đàm, Nga chuẩn bị điều khinh hạm trang bị tên lửa 'khủng' đến Syria?

Một nguồn tin cho hay, khinh hạm đa năng Đô đốc Gorshkov của Hạm đội phương Bắc Nga sẽ cập cảng Tartus của Syria.
Tình hình Ukraine: Mỹ cự tuyệt yêu cầu 'đánh đổi' của Nga, Trung Quốc nỗ lực tháo 'ngòi nổ' xung đột

Tình hình Ukraine: Mỹ cự tuyệt yêu cầu 'đánh đổi' của Nga, Trung Quốc nỗ lực tháo 'ngòi nổ' xung đột

Mỹ tiết lộ về điều kiện Nga đặt ra để nối lại đối thoại kiểm soát vũ khí, trong khi Trung Quốc tiếp tục nỗ lực giải quyết xung đột ở Ukraine.
Xung đột ở Gaza: Australia-New Zealand-Canada ra tuyên bố chung kêu gọi ngừng bắn lập tức, Israel ra điều kiện mới, một lãnh đạo Hamas tử vong

Xung đột ở Gaza: Australia-New Zealand-Canada ra tuyên bố chung kêu gọi ngừng bắn lập tức, Israel ra điều kiện mới, một lãnh đạo Hamas tử vong

Trong một tuyên bố chung, các nhà lãnh đạo của Australia, New Zealand và Canada kêu gọi ngừng bắn ngay lập tức ở Dải Gaza.
Rúng động nạn bắt cóc tống tiền ở Mozambique

Rúng động nạn bắt cóc tống tiền ở Mozambique

Tính từ năm 2014 đến nay, các băng nhóm tội phạm đã thu 33 triệu USD từ các vụ bắt cóc tống tiền ở nhiều thành phố của Mozambique.
Indonesia muốn phát huy Tầm nhìn ASEAN về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương (AOIP)

Indonesia muốn phát huy Tầm nhìn ASEAN về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương (AOIP)

Trong phiên họp kín của Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN, Ngoại trưởng Indonesia nhấn mạnh việc ASEAN không đại diện cho bất kỳ thế lực nào.
Hiệp định Geneva: Đường đến bàn đàm phán

Hiệp định Geneva: Đường đến bàn đàm phán

Chiến thắng Điện Biên Phủ, Hiệp định Geneva về Đông Dương năm 1954 là điển hình cho sự phối hợp giữa mặt trận ngoại giao với các mặt trận khác...
Xuồng tự sát: Có thực sự nguy hiểm?

Xuồng tự sát: Có thực sự nguy hiểm?

Xuồng không người lái dùng trong các vụ 'tấn công tự sát' không chỉ được sử dụng trong tấn công mà còn có thể được sử dụng trong các biến thể trinh sát.
Liên minh Việt - Miên - Lào và Hội nghị Geneva 1954

Liên minh Việt - Miên - Lào và Hội nghị Geneva 1954

Hiệp định Geneva được ký kết mở ra trang sử mới không chỉ cho Việt Nam mà còn cả Lào và Campuchia.
Cuộc cạnh tranh nguồn năng lượng xanh trên toàn cầu

Cuộc cạnh tranh nguồn năng lượng xanh trên toàn cầu

Điện gió hiện trở thành nguồn cung cấp nhiên liệu thiết yếu cho cuộc sống, bởi thế, cuộc cạnh tranh trong lĩnh vực điện gió đang là một xu thế tất yếu.
Tên lửa tầm trung quay trở lại?

Tên lửa tầm trung quay trở lại?

Bi kịch tên lửa tầm ngắn và tầm trung của Liên Xô đã trở thành một phần của thảm họa địa chính trị chính của thế kỷ 20, sự sụp đổ của Liên Xô.
Khoa học công nghệ: Cuộc đua chưa hồi kết

Khoa học công nghệ: Cuộc đua chưa hồi kết

Trong tương lai, công nghệ và an ninh quốc gia sẽ không tách rời trong một thế giới chia rẽ.
Truyền thông quốc tế ca ngợi ngoại giao mang đậm bản sắc "cây tre Việt Nam" dưới thời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Truyền thông quốc tế ca ngợi ngoại giao mang đậm bản sắc "cây tre Việt Nam" dưới thời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Đường lối đối ngoại mang đậm bản sắc 'cây tre Việt Nam' dưới thời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng giúp tăng cường vị thế Việt Nam.
Trung Quốc sẽ thích ai hơn, ông Donald Trump hay bà Kamala Harris?

Trung Quốc sẽ thích ai hơn, ông Donald Trump hay bà Kamala Harris?

Chuyên gia dự báo, cả Mỹ và Trung Quốc khó có thể xảy ra xung đột trực tiếp bất kể ứng cử viên nào giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống tới đây.
Báo Mỹ giải mã Tổng thống Biden, từ người 'không bao giờ bỏ cuộc' nhưng cuối cùng lại lựa chọn ra đi

Báo Mỹ giải mã Tổng thống Biden, từ người 'không bao giờ bỏ cuộc' nhưng cuối cùng lại lựa chọn ra đi

Nếu ông Donald Trump không được đảng Cộng hòa đề cử là ứng cử viên Tổng thống lần này, có thể ông Joe Biden đã lùi bước từ nhiều tháng trước.
Báo chí quốc tế khẳng định công lao vĩ đại của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Báo chí quốc tế khẳng định công lao vĩ đại của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Truyền thông quốc tế ca ngợi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng qua những đóng góp lớn lao của ông với đất nước.
Vụ ám sát hụt cựu Tổng thống Donald Trump: Châu Âu từ xa cũng thấy 'lạnh'

Vụ ám sát hụt cựu Tổng thống Donald Trump: Châu Âu từ xa cũng thấy 'lạnh'

Vụ ám sát ông Donald Trump cho thấy mối nguy hiểm hiện hữu với các chính trị gia. Sự kiện này tác động không chỉ tới Mỹ mà còn lan rộng sang châu Âu.
Lần đầu tiên Tổng thống Ukraine 'dịu giọng' với Nga, Mỹ nói 'ủng hộ', cục diện xung đột sắp xoay vần?

Lần đầu tiên Tổng thống Ukraine 'dịu giọng' với Nga, Mỹ nói 'ủng hộ', cục diện xung đột sắp xoay vần?

Lãnh đạo Ukraine đã có động thái mới khi muốn mời Nga tham dự hội nghị hòa bình lần hai.
Phiên bản di động