TIN LIÊN QUAN | |
Kinh tế Việt Nam hậu Covid-19: Thay đổi tư duy và năng lực thích nghi | |
Kinh tế Việt Nam thay đổi thế nào sau Đổi mới 1986? |
Việt Nam được xếp ở vị trí thứ 12 trong 66 nền kinh tế mới nổi, theo thống kê của The Economist. |
Tạp chí The Economist vừa công bố bảng xếp hạng "sức khỏe" tài chính của 66 nền kinh tế mới nổi, trong đó Việt Nam đứng thứ 12, thuộc nhóm an toàn sau dịch Covid-19.
Bảng xếp hạng của The Economist dựa trên 4 chỉ số sức mạnh tài chính, bao gồm nợ công, nợ nước ngoài, chi phí đi vay và dự trữ ngoại hối. Theo đó, hơn 30 nền kinh tế mới nổi đang đối mặt với áp lực lớn, tệ nhất là Zambia, Lebanon và Venezuela.
Trong nhóm các nền kinh tế an toàn, Botswana đứng đầu, tiếp theo là Đài Loan (Trung Quốc) và Hàn Quốc.
Việt Nam xếp thứ 12 sau Trung Quốc và Guatemala, nhưng đứng trước Ba Lan và Nigeria với các chỉ số nợ công, nợ nước ngoài, chi phí đi vay và dự trữ ngoại hối đều ở mức ổn định cho đến mạnh. Việt Nam không có chỉ số nào thuộc diện "báo động đỏ".
Dịch Covid-19 làm tổn thương các nền kinh tế mới nổi bởi các lệnh phong tỏa, hạn chế đi lại, doanh số xuất khẩu sụt giảm và nguồn đầu tư nước ngoài co hẹp.
Tuy vậy, theo đánh giá của The Economist, phần lớn các nền kinh tế trong nhóm trên đều đủ "sức khỏe" để vượt qua đại dịch Covid-19. Nhóm 30 nền kinh tế yếu nhất có quy mô tương đối nhỏ, chỉ chiếm 11% tổng GDP của toàn bộ 66 nền kinh tế.
San phẳng đường cong Covid-19 bằng ‘búa tạ’, kinh tế Việt Nam tìm đường về quỹ đạo tăng trưởng TGVN. Việt Nam đã san phẳng đường cong dịch Covid-19 bằng “búa tạ”. Và tiếp sau những thành công ban đầu, Việt Nam mở cửa ... |
Cú sốc Covid-19 và giải pháp ‘cứu trợ mạnh tay’ cho kinh tế Việt Nam TGVN. Đại dịch Covid-19 đã, đang và sẽ tác động ngày càng sâu đậm, toàn diện đến sự phát triển kinh tế Việt Nam. Giải ... |
Ba kịch bản kinh tế Việt Nam 2020 hậu Covid-19 TGVN. Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) nhận định phục hồi kinh tế Việt Nam sẽ gặp nhiều khó khăn hậu dịch ... |