Thế giới chạy đua tìm vaccine chống Covid-19

TGVN. Trong bối cảnh dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19 do chủng mới của virus corona SARS-CoV-2 tiếp tục hoành hành dữ dội trên toàn thế giới, đặc biệt là tại châu Âu, nhiều quốc gia đang nỗ lực chạy đua tìm thuốc điều trị và vaccine phòng ngừa.   
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
the gioi chay dua tim vaccine chong covid 19 WHO: Vaccine chống virus corona sẽ được thử nghiệm trên người sau 3-4 tháng nữa
the gioi chay dua tim vaccine chong covid 19 Cập nhật 19h ngày 12/2: Bác sỹ tuyến đầu chống dịch virus corona quá tải. Vaccine đầu tiên trị COVID-19 sẽ sẵn sàng trong 18 tháng tới
the gioi chay dua tim vaccine chong covid 19
Theo giới khoa học việc nghiên cứu và phát triển các loại thuốc này sẽ mất rất nhiều thời gian. (Nguồn: USA Today)

Theo giới khoa học, việc nghiên cứu và phát triển các loại thuốc điều trị Covid-19 và vaccine sẽ mất rất nhiều thời gian.

30 dự án nổi bật

Đài RFI dẫn nguồn tờ Nhân dân Nhật báo của Trung Quốc ngày 17/3 đưa tin, chính quyền nước này đã cho phép tiến hành các thử nghiệm lâm sàng đầu tiên một loại vaccine chống SARS-CoV-2. Vaccine này sẽ được Học viện Khoa học Quân y của Quân đội Trung Quốc thử nghiệm trên 108 người tình nguyện, toàn bộ đều khỏe mạnh, trong thời gian 9 tháng rưỡi, từ 16/3 đến 31/12.

Trong khi đó tại Mỹ, Viện quốc gia các bệnh dị ứng và bệnh truyền nhiễm (NIAID) ngày 16/3 thông báo bắt đầu thử nghiệm lâm sàng một loại vaccine tại thành phố Seattle. Vaccine này được thử nghiệm với sự phối hợp của tập đoàn công nghệ sinh học Modena trên 45 người tình nguyện, tuổi từ 18 đến 55, trong khoảng thời gian 6 tuần.

Trong cuộc chạy đua này, không chỉ có hai cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới, mà các nước châu Âu cũng đang tích cực tham gia. Tại Pháp, Viện Pasteur đã bắt đầu thử nghiệm một loại vaccine trên chuột từ ngày 11/3. Các cuộc thử nghiệm dự kiến kéo dài một tháng, hoặc một tháng rưỡi. Tuy nhiên, nếu thành công và đê có thể sử dụng vaccine rộng rãi, cũng phải chờ đến năm 2021.

Còn Viện bào chế CureVac của Đức cũng hy vọng từ nay đến tháng 7 sẽ được cấp phép thử nghiệm một loại vaccine chống SARS-CoV-2 trên người.

Đài RFI cho biết, cùng với công ty Moderna Therapeutics và Viện Y tế Quốc gia Mỹ (NIH) đã tiến hành thử nghiệm vaccine lâm sàng trên người, hiện có khoảng “30 dự án vaccine đang chạy đua” ở các nước trên thế giới.

“Cuộc chiến tìm vaccine chống SARS-CoV-2 đã diễn ra từ đầu năm, nhưng thời gian gần đây trở nên khẩn trương hơn”, đài RFI nhận định.

Trong khi chờ đợi, các bác sĩ vẫn phải sử dụng những loại thuốc đã có (chống HIV, Ebola) để điều trị triệu chứng cho người bệnh. Thuốc Chloroquine Phosphate, một loại thuốc chống sốt rét, được một bệnh viện ở thành phố Marseille (Pháp) khẳng định có hiệu quả trong điều trị bệnh nhân mắc Covid-19. Chính phủ Pháp đồng ý cho sử dụng loại thuốc này, nhưng theo Le Figaro, dựa trên nhận định của nhiều chuyên gia, thì “phải thận trọng với thuốc Chloroquine”.

the gioi chay dua tim vaccine chong covid 19

Trung Quốc tuyên bố vaccine chống virus corona sẽ được thử nghiệm lâm sàng vào cuối tháng 4

TGVN. Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Trung Quốc Từ Nam Bình tuyên bố, vaccine mới nhất dùng để chống lại chủng mới ...

Cuộc đua dài hơi

Trên Tạp chí Khoa học Nature ngày 18/3, chuyên gia Trung Quốc Khương Thế Ba, Giáo sư virus học tại Đại học Phục Đán (Thượng Hải) nhấn mạnh rằng, tuy rất cấp bách song việc nghiên cứu, phát triển thuốc điều trị và vaccine phòng chống SARS-CoV-2 không thể được tiến hành một cách vội vã mà phải tuân thủ nghiêm chỉnh các quy trình để bảo đảm tính hiệu quả và an toàn của những loại thuốc này.

Theo các chuyên gia y tế, vào mỗi giai đoạn nghiên cứu và phát triển, vaccine phải được thử nghiệm trên động vật, rồi trên người. Tổng cộng phải mất từ 6 đến 36 tháng để sản xuất, đóng gói, rồi gửi đến các nước có liên hệ. Các nước này sau đó còn phải tiến hành kiểm tra chất lượng của vaccine.

Cơ quan y tế của Mỹ cũng nhìn nhận rằng cuộc thử nghiệm phải trải qua rất nhiều giai đoạn để có thể xác định vaccine có hiệu quả và an toàn hay không. Họ dự báo là nếu mọi việc diễn ra suôn sẻ thì cũng phải mất đến một năm rưỡi. Các chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) dự báo rằng phải đến giữa năm 2021 mới có thể hoàn tất việc thử nghiệm vaccine để bán ra thị trường.

Bên cạnh việc nghiên cứu vaccine, nhiều nước trên thế giới cũng đang phát triển các loại thuốc điều trị Covid-19. Trước mắt, tại Pháp, kết quả thử nghiệm thuốc chống sốt rét Plaquenil trên các bệnh nhân mắc Covid-19 đã cho kết quả được xem là “khả quan”.

Một trong những khía cạnh hiện chưa rõ, và gây khó khăn cho việc tìm thuốc điều trị là SARS-CoV-2 có thể sống bao lâu bên ngoài cơ thể con người. Một số nghiên cứu trên các chủng khác của virus corona, bao gồm SARS và MERS, cho thấy chúng có thể sống trên các bề mặt kim loại, thủy tinh và nhựa trong khoảng 9 ngày, trừ khi chúng được khử trùng đúng cách. Một số thậm chí có thể tồn tại tới 28 ngày trong điều kiện nhiệt độ thấp.

the gioi chay dua tim vaccine chong covid 19
Virus SARS-CoV-2 tồn tại lâu hơn ở hộp giấy (tới 24 giờ), và tới 2-3 ngày trên bề mặt nhựa và thép không gỉ. (Nguồn: The Boston Herald)

Đặc biệt, các chủng virus corona khả năng phục hồi mạnh mẽ ở những nơi chúng có thể tồn tại. Và các nhà khoa học hiện bắt đầu hiểu hơn khả năng này có thể ảnh hưởng như thế nào đến sự lây lan của SARS-CoV-2.

Neeltje van Doremalen, một nhà vi khuẩn học tại NIH và đồng nghiệp của bà ở Hamilton (bang Montana, Mỹ) đã làm một số thử nghiệm để xem SARS-CoV-2 có thể sống bao lâu ở các bề mặt khác nhau.

Nghiên cứu chỉ ra rằng virus có thể tồn tại ở các giọt nước lơ lửng trong không khi cho tới 3 tiếng sau khi bắn ra từ một cơn ho. Những hạt nước li ti, từ 1-5 micrometres, bé hơn 30 lần bề ngang sợi tóc - có thể tồn tại vài giờ trong không khí tĩnh. Điều này có nghĩa là virus lưu chuyển trong hệ thống điều hòa không khí không được lọc sẽ tồn tại vài giờ, đặc biệt là khi các giọt nước có xu hướng lắng xuống bề mặt nhanh hơn trong không khí bị xáo trộn.

Nghiên cứu của NIH cho thấy virus SARS-CoV-2 tồn tại lâu hơn ở hộp giấy (tới 24 giờ), và tới 2-3 ngày trên bề mặt nhựa và thép không gỉ. Nghiên cứu chỉ ra rằng virus có thể tồn tại lâu như vậy ở tay nắm cửa, bàn làm việc bọc nhựa hoặc các bề mặt cứng khác. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cũng tìm ra rằng bề mặt bằng đồng có thể tiêu diệt virus trong khoảng 4 giờ.

Nghiên cứu còn cho thấy SARS-CoV-2 có thể chết chỉ trong một phút bằng cách khử khuẩn các bề mặt bằng cồn 62%-71% hoặc thuốc tẩy hydro peroxide 0,5%, hoặc thuốc tẩy gia dụng có chứa 0,1% sodium hypochlorite.

Nhiệt độ và độ ẩm cao hơn cũng có xu hướng khiến các virus corona khác chết nhanh hơn, mặc dù nghiên cứu chỉ ra rằng một virus corona gây ra bệnh SARS có thể bị tiêu diệt bởi nhiệt độ 56 độ C ở tỷ lệ khoảng 10.000 virus trong mỗi 15 phút.

the gioi chay dua tim vaccine chong covid 19

Mỹ muốn sở hữu độc quyền vaccine chống Covid-19?

TGVN. Đức đang tìm cách ngăn chặn nỗ lực của Mỹ nhằm thuyết phục một công ty của Đức đang nghiên cứu vaccine chống SARS-CoV-2 chuyển nghiên cứu của ...

the gioi chay dua tim vaccine chong covid 19

Hà Lan tìm ra kháng thể chống virus SARS-CoV-2

TGVN. Nhóm các nhà khoa học tại Hà Lan vừa tìm ra kháng thể có thể ngăn chặn sự phát triển của virus SARS-CoV-2, qua ...

the gioi chay dua tim vaccine chong covid 19

Phòng chống Covid-19: 'Vua vaccine' Ấn Độ nỗ lực sản xuất thuốc trong vòng 6 tháng

TGVN. Tỷ phú Cyrus Poonawalla là người đứng đằng sau Viện huyết thanh Ấn Độ – một “đế chế vaccine", trực tiếp ảnh hưởng đến cuộc ...

Thanh Dung (theo RFI, BBC)

Bài viết cùng chủ đề

Dịch virus corona

Xem nhiều

Đọc thêm

Hòa Bình tạo sức hút từ bốn khâu đột phá chiến lược

Hòa Bình tạo sức hút từ bốn khâu đột phá chiến lược

Với quyết tâm xây dựng quê hương, hơn nửa nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, Hòa Bình đã đạt những kết quả khả quan và toàn ...
Hội nghị ICAPP 12: Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh chìa khóa giải quyết xung đột trên thế giới

Hội nghị ICAPP 12: Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh chìa khóa giải quyết xung đột trên thế giới

Phát biểu tại Hội nghị ICAPP 12, Chủ tịch Quốc hội khẳng định, chìa khóa để giải quyết hòa bình các bất đồng, xung đột là thông qua đối thoại...
Bị IAEA ra nghị quyết 'sửa lưng', Iran lấy hạt nhân ra dọa

Bị IAEA ra nghị quyết 'sửa lưng', Iran lấy hạt nhân ra dọa

Iran tuyên bố sẽ khởi động một loạt máy ly tâm mới và tiên tiến để đáp trả việc IAEA ra nghị quyết yêu cầu Tehran cải thiện hợp tác.
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chính sách tại trường Đại học quốc gia Malaya

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chính sách tại trường Đại học quốc gia Malaya

Tổng Bí thư Tô Lâm tin tưởng khuôn khổ Đối tác chiến lược toàn diện vừa thiết lập sẽ mở ra một kỷ nguyên phát triển mới trong quan hệ ...
Chủ tịch nước tặng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc cho 2 phi công vụ tai nạn máy bay ở Bình Định

Chủ tịch nước tặng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc cho 2 phi công vụ tai nạn máy bay ở Bình Định

Ngày 22/11, Chủ tịch nước vừa có Quyết định về việc tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc.
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Bị IAEA ra nghị quyết 'sửa lưng', Iran lấy hạt nhân ra dọa

Bị IAEA ra nghị quyết 'sửa lưng', Iran lấy hạt nhân ra dọa

Iran tuyên bố sẽ khởi động một loạt máy ly tâm mới và tiên tiến để đáp trả việc IAEA ra nghị quyết yêu cầu Tehran cải thiện hợp tác.
Báo động từ HĐBA LHQ: 70% dân số Syria cần viện trợ nhân đạo

Báo động từ HĐBA LHQ: 70% dân số Syria cần viện trợ nhân đạo

Phó đặc phái viên LHQ Najat Rochdi cho biết 2024 'sẽ là năm đẫm máu nhất' tại Syria trong vòng 4 năm qua.
Burkina Faso liệt cựu Tổng thống và tướng tình báo vào 'danh sách đen' khủng bố

Burkina Faso liệt cựu Tổng thống và tướng tình báo vào 'danh sách đen' khủng bố

Burkina Faso ngày 21/11 đã phong tỏa 'tài sản và nguồn lực' của hơn 100 người, trong đó có cựu Tổng thống Paul-Henri Sandaogo Damiba.
Thủ tướng Đức Olaf Scholz tiếp tục nhận được tín nhiệm của đảng SPD

Thủ tướng Đức Olaf Scholz tiếp tục nhận được tín nhiệm của đảng SPD

Ông Olaf Scholz một lần nữa là ứng cử viên của SPD cho chức Thủ tướng Đức trong cuộc bầu cử sớm dự kiến diễn ra vào ngày 23/2/2025.
Dính bê bối tình dục, ứng viên Bộ trưởng Tư pháp Mỹ xin rút lui

Dính bê bối tình dục, ứng viên Bộ trưởng Tư pháp Mỹ xin rút lui

Hơn 1 tuần sau khi được đề cử làm Bộ trưởng Tư pháp Mỹ, cựu hạ nghị sĩ Matt Gaetz - đồng minh thân cận của Tổng thống đắc cử Donald Trump.
Sự cố đứt cáp ngầm ở Biển Baltic: Nga gạt phắt cáo buộc dính líu, Mỹ thận trọng không suy đoán, Đức cảnh báo 'chiến tranh hỗn hợp'

Sự cố đứt cáp ngầm ở Biển Baltic: Nga gạt phắt cáo buộc dính líu, Mỹ thận trọng không suy đoán, Đức cảnh báo 'chiến tranh hỗn hợp'

Hai sự cố đứt cáp viễn thông ngầm ở Biển Baltic hồi cuối tuần trước đã dấy lên những đồn đoán về hành vi phá hoại cũng như chủ mưu phía sau.
Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga: ‘Đèn xanh’ nháy chậm?

Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga: ‘Đèn xanh’ nháy chậm?

Việc Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa của Mỹ tấn công quân sự trên đất Nga có thể chuyển xung đột sang giai đoạn quyết liệt hơn.
Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Trong bối cảnh địa chính trị phân hóa sâu sắc, xung đột leo thang và biến đổi khí hậu, Thượng đỉnh G20 rất được trông đợi.
Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Tân Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto có chuyến công du nước ngoài đầu tiên kéo dài nhiều ngày với quy mô lớn.
Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị đã thể hiện rõ ý chí và cam kết của nhiều quốc gia trong việc ủng hộ người Palestine và tìm kiếm các giải pháp lâu dài.
Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Những thay đổi dưới thời Trump 2.0 sẽ tác động nhiều mặt tới nước Mỹ và thế giới.
Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Malaysia phản ánh mong muốn tăng cường quan hệ song phương toàn diện, đặc biệt là kinh tế và thương mại.
Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Sự trở lại của Tổng thống đắc cử Donald Trump mang nhiều hàm ý cho nước Mỹ và thế giới. Châu Á – Thái Bình Dương trong đó có tiểu vùng Mekong cũng không nằm ...
‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

Quan hệ giữa Mỹ và Iran, từng là đồng minh thân cận thời đầu Chiến tranh Lạnh, đã biến thành đối đầu kéo dài hàng thập kỷ.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Theo Hiến pháp Mỹ, ứng cử viên Tổng thống phải nhiều hơn 35 tuổi, đã sinh sống tại Mỹ liên tục trên 14 năm, được sinh ra tại Mỹ và là công dân Mỹ.
Phiên bản di động