TIN LIÊN QUAN | |
Ghana phát động Chiến lược ứng phó biến đổi khí hậu | |
Australia: Doanh nghiệp sẽ bị phạt nặng nếu phớt lờ biến đổi khí hậu |
Hiệp định toàn cầu về chống biến đổi khí hậu được thông qua tại Paris, Pháp vào năm ngoái hay còn gọi Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu đã chính thức có hiệu lực từ ngày 4/11. Với văn kiện này, khoảng 200 quốc gia sẽ bắt đầu thực hiện các kế hoạch quốc gia nhằm cắt giảm lượng phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính theo cam kết đã đề ra.
Trong một tuyên bố, Tổng Thư ký của Công ước khung Liên hợp quốc (LHQ) về biến đổi khí hậu (UNFCCC) Patricia Espinosa nhấn mạnh, ngày này đánh dấu mốc quan trọng để các quốc gia cùng với thiện chí và thái độ nghiêm túc hướng tới hoàn thành các mục tiêu trong Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu.
Tháp Eiffel được thắp sáng trong thời gian diễn ra các cuộc đàm phán về khí hậu ở Paris, với mục tiêu hạn chế mức tăng nhiệt độ Trái Đất chỉ ở mức 1.5 độ C mà các chính phủ đã cam kết. (Nguồn: AP) |
Theo kế hoạch ngày 7-18/11 tới, tại Marrakesh, Morocco, sẽ diễn ra Hội nghị lần thứ 22 Công ước khung của LHQ về biến đổi khí hậu (COP22) với sự tham dự các đại diện của gần 200 quốc gia. Tại sự kiện này, các nước sẽ tập trung thảo luận các điểm chính của Hiệp định Paris, cũng như các chính sách công nghệ và tài chính cần thiết nhằm đảm bảo hoàn thành mục tiêu của văn kiện này. Ngoài ra, ngày 15/11, các quốc gia phê chuẩn Hiệp định Paris sẽ có buổi họp đầu tiên bên lề Hội nghị lần thứ 22 Công ước khung của LHQ này.
Theo bà Espinosa, thực trạng biến đổi khí hậu hiện nay rất đáng lo ngại do lượng khí phát thải gây hiệu ứng nhà kính toàn cầu - một trong những thủ phạm chính gây ra biến đổi khí hậu - không có dấu hiệu sụt giảm, đặt ra những thách thức không nhỏ cho các nước tham dự COP22 lần này. Còn theo Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) Jim Yong Kim, đã đến lúc các nước giàu cần biến cam kết thành hành động, hỗ trợ tài chính cho cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.
Gần 200 quốc gia đã tham gia Hiệp định Paris và đã được 55 nước phê chuẩn, đại diện cho 55% tổng lượng khí thải toàn cầu, trong đó có Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ, Canada, Brazil và Liên minh châu Âu (EU).
Các số liệu thống kê cho thấy, Trung Quốc là nước xả thải khí gây hiệu ứng nhà kính lớn nhất thế giới, chiếm khoảng 20% lượng khí thải toàn cầu, tiếp theo là Mỹ và Nga, trong khi Hàn Quốc là nước phát thải lớn thứ 9.
Trong số các nước có lượng khí thải nhà kính lớn, hiện còn Nhật Bản, Nga và Australia chưa thông qua. Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu có hiệu lực cho thấy các nước đã nhận thức rõ những hiểm họa mà biến đổi khí hậu gây ra và với cam kết này, các quốc gia có thể hạn chế những nguy cơ từ biến đổi khí hậu và xây dựng một thế giới hòa bình và thịnh vượng.
Biến đổi khí hậu gián tiếp góp phần gây xung đột Các nghiên cứu chứng tỏ những xung đột nguy hiểm đối với hòa bình và an ninh giữa các quốc gia là một hậu quả ... |
Người Mỹ cũng khổ vì bão, lụt Cũng giống như ở bất kỳ quốc gia nào chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, nhiều người dân Mỹ đã bị mất nhà ... |
Mỹ có thể lập danh sách các loài bị đe dọa do biến đổi khí hậu Tòa phúc thẩm ở Mỹ vừa ra phán quyết liên quan đến việc lập danh sách các loài bị đe dọa do biến đổi khí ... |