Thế giới hậu đại dịch Covid-19 sẽ phải đối mặt với 3 hệ lụy tiêu cực

Thanh Trà
Đại dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp, không chỉ làm xáo trộn đời sống kinh tế-xã hội mà còn để lại nhiều hệ lụy đối với người dân trên toàn thế giới.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Những hệ lụy của đại dịch COVID-19 đối với thế giới
Đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp đã làm xáo trộn đời sống kinh tế-xã hội và để lại nhiều hệ lụy đối với người dân trên toàn thế giới. (Nguồn: Reuters)

Tăng khoảng cách chênh lệch giàu nghèo

Khoảng cách giữa các nước giàu và nghèo về khả năng chống dịch đang ngày một nới rộng khi việc tiếp cận vaccine phòng Covid-19 không đồng đều giữa các nước.

Theo ước tính của hãng tin AFP, hơn 32,5 tỷ liều vaccine ngừa Covid-19 đã được tiêm tại ít nhất 216 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

Tại những quốc gia được Ngân hàng Thế giới (WB) xếp vào nhóm thu nhập cao, trung bình 84 liều vaccine ngừa Covid-19 được tiêm trên 100 dân, trong khi con số này ở 29 nước thu nhập thấp nhất là 1 liều/100 dân.

Theo Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva, các quốc gia giàu nhất trên thế giới phải tăng cường nỗ lực để giúp nhóm nghèo nhất thế giới chống chọi với tác động kép của đại dịch Covid-19 gồm khủng hoảng y tế và khủng hoảng kinh tế.

Cảnh báo về sự chênh lệch ngày càng sâu cắc giữa các quốc gia giàu và nghèo, bà Georgieva đã kêu gọi Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) thực hiện các biện pháp khẩn cấp giúp những nước đang phát triển theo kịp việc triển khai tiêm phòng vaccine Covid-19 và hỗ trợ vốn để khôi phục kinh tế.

Thực tế cho thấy, các quốc gia nghèo hơn đang chịu tác động kép khi vừa đứng trước nguy cơ không thể khống chế được dịch bệnh, vừa mất đi những nguồn đầu tư quan trọng giúp củng cố nền móng để phát triển kinh tế.

Số liệu của IMF chỉ ra, tại các quốc gia châu Phi ở Nam sa mạc Sahara, tỷ lệ tiêm chủng chưa đến 1%, trong khi tại các nền kinh tế phát triển, tỷ lệ này là 30%.

IMF ước tính các quốc gia thu nhập thấp cần giải ngân khoảng 200 tỷ USD trong vòng 5 năm chỉ dành riêng cho việc ứng phó với đại dịch và thêm 250 tỷ USD để cải cách kinh tế để có thể bắt kịp các nước giàu.

'Vỡ trận' vì Covid-19, Indonesia có thể đạt đỉnh 100.000 ca/ngày, bác sĩ đau đớn lựa chọn bệnh nhân để cứu sống

Nạn đói nghiêm trọng hơn

Nạn đói trên thế giới nghiêm trọng hơn nhiều trong năm 2020 và đại dịch Covid-19 chính là yếu tố chính đến tình trạng này.

Đây là khẳng định của báo cáo “Tình hình an ninh lương thực và dinh dưỡng trên toàn cầu” của Tổ chức Nông Lương Thế giới (FAO), Chương trình Lương thực Thế giới (WFP), Quỹ phát triển nông nghiệp quốc tế (IFAD), Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

Báo cáo ước tính gần 10% dân số thế giới bị thiếu dinh dưỡng trong năm 2020. Châu Phi được đánh giá có tốc độ gia tăng nạn đói mạnh nhất với khoảng 21% người dân lục địa này bị thiếu dinh dưỡng.

Tin liên quan
Giảm nỗi lo Covid-19, New Zealand đi tiên phong trong bình thường hóa chính sách tiền tệ Giảm nỗi lo Covid-19, New Zealand đi tiên phong trong bình thường hóa chính sách tiền tệ

Về tình trạng thiếu dinh dưỡng của nhóm trẻ em, ước tính 149 triệu trẻ dưới 5 tuổi bị còi cọc vì quá thấp so với độ tuổi, hơn 45 triệu trẻ em quá gầy so với chiều cao và 39 triệu trẻ bị thừa cân. Khoảng 3 tỷ người không có chế độ ăn uống lành mạnh, phần lớn là do chi phí quá cao.

Tại nhiều nơi trên thế giới, đại dịch đã gây ra những cuộc suy thoái nghiêm trọng và đe dọa đến việc tiếp cận nguồn lương thực.

Trong tương lai, vẫn còn gần 660 triệu người bị đói và khoảng 30 triệu người có thể ảnh hưởng do tác động lâu dài của đại dịch.

Đe dọa từ khủng bố và ma túy

Liên hợp quốc nhận định, mặc dù đã có “bước tiến đáng kể” trong cuộc chiến chống khủng bố, song các mối đe dọa khủng bố mới đang gia tăng ở nhiều quốc gia.

Các phần tử khủng bố ngày càng trở nên “đổi mới” trong một thế giới chịu tác động mạnh từ đại dịch Covid-19.

Theo Liên hợp quốc, 4 thách thức chiến lược mà thế giới ngày nay đang phải đối mặt gồm: sự cần thiết của “các phương pháp tiếp cận dựa trên bằng chứng, bao trùm, hướng tới tương lai để xây dựng khả năng phục hồi” khi đối mặt với những tàn dư của tổ chức khủng bố "Nhà nước Hồi giáo" tự xưng (IS) ở Iraq và Syria; các mối đe dọa khủng bố ở châu Phi; giải quyết những rủi ro xuyên quốc gia do nhiều hình thức không khoan dung khác nhau gây ra; nhu cầu nâng cấp công nghệ và bí quyết để chống lại mối đe dọa khủng bố.

Cơ quan phòng, chống ma túy và tội phạm của Liên hợp quốc (UNODC) cũng đồng thời cảnh báo đại dịch Covid-19 đang làm trầm trọng thêm vấn nạn ma túy trên toàn cầu cũng như diện tích đất trồng bất hợp pháp các loại cây chứa chất ma túy đang gia tăng đáng kể.

Giới chuyên gia lo ngại rằng, diện tích đất trồng bất hợp pháp các loại cây chứa chất ma túy có thể tăng lên, trong bối cảnh cuộc khủng hoảng kinh tế do đại dịch Covid-19 gây ra đang kéo theo tình trạng thất nghiệp và nhiều vấn đề khác.

Tại quốc gia sản xuất thuốc phiện hàng đầu thế giới Afghanistan, diện tích đất trồng thuốc phiện trong năm 2020 đã tăng 37% so với năm trước đó.

Sự bất bình đẳng, nghèo đói và tình trạng sức khỏe tâm thần - vốn là những yếu tố thúc đẩy việc sử dụng ma túy - cũng đang tăng lên.

UNODC nêu rõ hậu quả của cuộc khủng hoảng Covid-19 đối với cuộc chiến chống ma túy trên thế giới sẽ còn kéo dài "trong nhiều năm tới".

Giải pháp nào cho phát triển kinh tế dưới tác động của đại dịch Covid-19?

Giải pháp nào cho phát triển kinh tế dưới tác động của đại dịch Covid-19?

TGVN. Sáng 16/9, Bộ Ngoại giao đã tổ chức buổi trao đổi chính sách “Dự báo tình hình đại dịch Covid-19, hệ lụy đối với ...

Hệ lụy của đại dịch Covid-19 đối với cục diện và liên kết kinh tế ở châu Á-Thái Bình Dương

Hệ lụy của đại dịch Covid-19 đối với cục diện và liên kết kinh tế ở châu Á-Thái Bình Dương

TGVN. Sáng ngày 13/5, Bộ Ngoại giao đã phối hợp với Ủy ban Hợp tác kinh tế Thái Bình Dương của Việt Nam (VNCPEC) tổ chức ...

(tổng hợp)

Bài viết cùng chủ đề

Covid-19

Xem nhiều

Đọc thêm

Báo cáo quốc gia lần thứ hai thể hiện trách nhiệm và nỗ lực của Việt Nam trong thực thi Công ước chống tra tấn

Báo cáo quốc gia lần thứ hai thể hiện trách nhiệm và nỗ lực của Việt Nam trong thực thi Công ước chống tra tấn

Ngày 22/11, Hội thảo 'Giới thiệu Báo cáo quốc gia lần thứ hai của Việt Nam về thực thi Công ước chống tra tấn' được tổ chức tại Hà Nội.
Vịnh Hạ Long và những lần được thế giới trao 'vương miện'

Vịnh Hạ Long và những lần được thế giới trao 'vương miện'

Cách đây gần 30 năm, ngày 17/12/1994, tại Thái Lan, lần đầu tiên Vịnh Hạ Long được công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới.
Jaguar thay đổi logo, chuẩn bị 'lột xác' hoàn toàn

Jaguar thay đổi logo, chuẩn bị 'lột xác' hoàn toàn

Jaguar vừa thay đổi bộ nhận diện gồm logo và biểu tượng, chuẩn bị chuyển mình thành một thương hiệu xe điện hạng sang.
Lịch thi đấu của đội tuyển Việt Nam tại chuyến tập huấn Hàn Quốc

Lịch thi đấu của đội tuyển Việt Nam tại chuyến tập huấn Hàn Quốc

Thầy trò đội tuyển Việt Nam sẽ có đợt tập huấn 10 ngày tại Hàn Quốc với 3 trận đá tập nhằm kiểm tra, đánh giá lực lượng và hoàn ...
MG sẽ giới thiệu mẫu SUV 7 chỗ giá rẻ mới vào cuối năm 2025

MG sẽ giới thiệu mẫu SUV 7 chỗ giá rẻ mới vào cuối năm 2025

Hãng xe Trung Quốc MG dự kiến sẽ trình làng một mẫu SUV 7 chỗ giá rẻ hoàn toàn mới mang tên MG QS vào cuối năm 2025.
Việt Nam-Bulgaria trước ngưỡng cửa 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao

Việt Nam-Bulgaria trước ngưỡng cửa 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao

Đôi dòng chia sẻ về quan hệ hữu nghị Việt Nam-Bulgaria nhân dịp Tổng thống Bulgaria Rumen Radev và Phu nhân sắp thăm chính thức Việt Nam.
Nỗ lực giảm thiểu lao động trẻ em tại Việt Nam

Nỗ lực giảm thiểu lao động trẻ em tại Việt Nam

Với những nỗ lực không ngừng nghỉ trên nhiều lĩnh vực, tình trạng lao động trẻ em những năm qua đã giảm đáng kể...
Xóa mù chữ là nhiệm vụ chính trị quan trọng, đảm bảo phát triển toàn diện con người

Xóa mù chữ là nhiệm vụ chính trị quan trọng, đảm bảo phát triển toàn diện con người

Đẩy mạnh xóa mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học luôn là nhiệm vụ được Việt Nam quan tâm, thúc đẩy nhằm mang lại cuộc sống tốt hơn cho người dân.
Giới trẻ 'kích hoạt' hành động khí hậu toàn cầu

Giới trẻ 'kích hoạt' hành động khí hậu toàn cầu

Bà Amna bint Abdullah Al Dahak, Bộ trưởng Biến đổi khí hậu và môi trường của UAE đề ra tầm nhìn về việc trao quyền cho thế hệ trẻ…
Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc - là thông điệp của Tổng Bí thư Tô Lâm trong một số bài viết, bài phát biểu quan trọng trong thời gian qua.
Giữ vững tăng trưởng kinh tế gắn với an sinh xã hội

Giữ vững tăng trưởng kinh tế gắn với an sinh xã hội

Nền kinh tế Việt Nam liên tục tăng trưởng, được các quốc gia, tổ chức quốc tế ghi nhận và đánh giá cao...
Bài 2: Lật tẩy phương thức, thủ đoạn thâm độc chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc

Bài 2: Lật tẩy phương thức, thủ đoạn thâm độc chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc

Để chia rẽ khối đoàn kết dân tộc, các thế lực thù địch dùng nhiều cách tuyên truyền kích động 'ly khai', 'tự trị' trong vùng dân tộc thiểu số.
Đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục vùng dân tộc thiểu số

Đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục vùng dân tộc thiểu số

Để nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo ở vùng dân tộc thiểu số, trong thời gian tới, các cấp, các ngành cần tập trung vào các giải pháp...
Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Theo Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 cho thấy những kết quả đạt được trong xây dựng hoàn thiện chính sách liên quan đến di cư.
Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Theo Quyền Trưởng đại diện Phái đoàn IOM, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 đã góp phần củng cố vị thế quốc gia đi đầu trong việc triển khai Thỏa thuận GCM.
Sự tĩnh lặng sau bão Yagi cũng nguy hiểm không kém gì cơn bão

Sự tĩnh lặng sau bão Yagi cũng nguy hiểm không kém gì cơn bão

Bão Yagi có thể đã qua, nhưng nỗi đau nó để lại vẫn gào thét như những cơn gió mang bão đến.
Thông điệp về hợp tác, tạo ra xã hội an toàn hơn cho phụ nữ và trẻ em gái Việt Nam

Thông điệp về hợp tác, tạo ra xã hội an toàn hơn cho phụ nữ và trẻ em gái Việt Nam

Giám đốc khu vực châu Á-Thái Bình Dương UNFPA Pio Smith nhấn mạnh thông điệp hợp tác, tạo ra xã hội an toàn hơn cho phụ nữ và trẻ em gái Việt Nam.
Ngày quốc tế Người cao tuổi: Tia sáng hy vọng - Già đi với phẩm giá

Ngày quốc tế Người cao tuổi: Tia sáng hy vọng - Già đi với phẩm giá

Nhân Ngày quốc tế Người cao tuổi, suy ngẫm tìm cách trao quyền cho người cao tuổi, để họ được già đi với phẩm giá và sống một cuộc đời viên mãn.
Nữ Đại sứ Mỹ đầu tiên: Mở cánh cửa ngoại giao nhân dân

Nữ Đại sứ Mỹ đầu tiên: Mở cánh cửa ngoại giao nhân dân

75 năm trước, lịch sử ngoại giao Mỹ đã ghi danh nữ Đại sứ đầu tiên…
Thêm một 'lần đầu tiên' với Tổng thống quần đảo Marshall - biểu tượng của bình đẳng giới

Thêm một 'lần đầu tiên' với Tổng thống quần đảo Marshall - biểu tượng của bình đẳng giới

Trung tâm Đông-Tây (Mỹ) vinh danh Tổng thống quần đảo Marshall Hilda Heine với Giải thưởng Phụ nữ có tầm ảnh hưởng (Women of Impact Award) năm 2024.
Khủng hoảng nước khiến thế giới có thể mất 8% GDP và hơn 50% sản lượng lương thực

Khủng hoảng nước khiến thế giới có thể mất 8% GDP và hơn 50% sản lượng lương thực

Ngày 17/10, Báo cáo của Ủy ban kinh tế nước toàn cầu (GCEW) nhấn mạnh những cảnh báo nghiêm trọng về cuộc khủng hoảng nước hiện nay.
Không ngừng nỗ lực toàn cầu về thúc đẩy và bảo vệ quyền phụ nữ

Không ngừng nỗ lực toàn cầu về thúc đẩy và bảo vệ quyền phụ nữ

Nghị quyết mới của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc hướng tới việc khôi phục tinh thần của tuyên bố vì sự tiến bộ của phụ nữ.
Ngay sau khi nhậm chức, Tổng thống Mexico có hành động này vì bình đẳng giới

Ngay sau khi nhậm chức, Tổng thống Mexico có hành động này vì bình đẳng giới

Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum trình lên Quốc hội dự thảo cải cách về bảo vệ phụ nữ nhằm đảm bảo mọi quyền bình đẳng của nữ giới.
Quyền của trẻ em là trọng tâm của các quá trình xây dựng hòa bình

Quyền của trẻ em là trọng tâm của các quá trình xây dựng hòa bình

Giáo dục đóng vai trò quan trọng trong việc phục hồi và tái hòa nhập trẻ em bị ảnh hưởng bởi xung đột vũ trang.
Phiên bản di động