Theo đuổi nền giáo dục phương Tây, cha mẹ Trung Quốc đổ xô cho con sang Đông Nam Á học trường quốc tế

Thục Phương
Với học phí dễ chịu và chi phí sinh hoạt phải chăng, các trường quốc tế ở khu vực Đông Nam Á đang trở thành điểm đến hấp dẫn của các bậc cha mẹ Trung Quốc muốn con cái theo đuổi nền giáo dục phương Tây trong tương lai.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Theo đuổi nền giáo dục phương Tây, cha mẹ Trung Quốc đổ xô cho con sang Đông Nam Á học trường quốc tế
Nhiều bậc cha mẹ Trung Quốc lựa chọn cho con theo học các trường quốc tế ở Đông Nam Á do học phí và chi phí rẻ hơn trong nước. (Nguồn: EPA-EFE)

Năm 2019, Jenny, một bà mẹ ở Thượng Hải, đã quyết định chuyển đến Malaysia cùng cô con gái 4 tuổi Miaomiao. Sinh sống ở ngoại ô thành phố đồng nghĩa với việc gia đình cô sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt cùng nhiều thách thức nếu muốn cho con gái học tại các trường học tốt ở trung tâm thành phố.

Với mục tiêu sẽ cho con gái du học ở phương Tây trong tương lai, Jenny đã lựa chọn con đường khác. Cô đăng ký cho Miaomiao theo học tại Trường quốc tế IGB, một trường tư có trụ sở tại Kuala Lumpur, cung cấp chương trình giáo dục K-12 tập trung vào Chương trình Tú tài quốc tế (IB), nơi học sinh sau khi hoàn thành có thể đủ điều kiện học các bậc đại học trên toàn thế giới.

“Tôi không muốn con mình phải chịu áp lực từ chương trình học cạnh tranh gay gắt ngay từ khi còn học tiểu học”, cô Jenny chia sẻ. Cô cho biết thêm, lý do cô chọn Malaysia là vì mức học phí “nằm trong khả năng chi trả và quốc gia này có địa lý gần Trung Quốc”. Chương trình IB cũng sẽ giúp mở ra cánh cửa vào các trường đại học hàng đầu ở Anh, Australia và Canada cho con gái của Jenny.

Đông Nam Á "ghi điểm"

Quan điểm của Jenny đang trở nên khá phổ biến tại Trung Quốc khi nhiều gia đình trung lưu bắt đầu nghiên cứu cơ hội học tập ở nước ngoài cho con cái ngay từ khi còn nhỏ. Hướng con cái theo học tại các đại học ở phương Tây là mục tiêu cuối cùng của các bậc cha mẹ có quan điểm này, một số người thâm chí còn quan tâm đến quyền công dân cùng những lợi ích đi kèm tại đất nước họ lựa chọn cho con đi du học.

Và Đông Nam Á, nơi có các trường quốc tế liên kết với một số trường đại học danh tiếng của phương Tây, chính là bệ phóng cho những ước mơ của các bậc cha mẹ Trung Quốc

Jenson Zhang, người sáng lập Vision Education, một tổ chức liên kết với các trường quốc tế có trụ sở tại Chiang Mai (Thái Lan) cho biết: “Hầu hết các gia đình Trung Quốc tìm đến chúng tôi đều hướng tới mục tiêu nhập học vào các trường đại học của phương Tây”.

Tin liên quan
‘Hút’ du học sinh Trung Quốc, Anh chớp cơ hội trở thành nền giáo dục ‘Hút’ du học sinh Trung Quốc, Anh chớp cơ hội trở thành nền giáo dục 'đắt hàng" hàng đầu thế giới

Ngoài các lựa chọn truyền thống được yêu thích như Mỹ, Canada hay Australia, nhiều bậc cha mẹ có điều kiện ở Trung Quốc cũng đang tìm hiểu môi trường giáo dục của các nước Đông Nam Á như Singapore, Thái Lan hay Malaysia để cho con cái theo học bậc Trung học và Đại học.

Thay vì theo học chương trình giáo giục trong nước, học phí nhẹ nhàng hơn là một trong những lý do chính khiến nhiều bậc phụ huynh Trung Quốc lựa chọn các quốc gia Đông Nam Á. Theo Jenny, học phí tiểu học ở Malaysia dao động khoảng 110.000 NDT (15.440 USD)/năm, chỉ bằng một nửa số tiền gia đình cô phải bỏ ra để cho con đi học bậc học tương đương ở Thượng Hải. Thái Lan cũng là một lựa chọn hợp lý với học phí cho chương trình học quốc tế dao động từ 40.000 đến 80.000 NDT/năm.

“Chúng tôi đang nhắm đến các gia đình có thu nhập dao động từ 200.000 đến 300.000 NDT/năm. Trong khi đó, để theo học các trường quốc tế ở Mỹ hoặc Anh, mỗi gia đình sẽ phải tiêu tốn 600.000 NDT/năm”.

Theo một nghiên cứu do Đại học Kasetsart công bố vào năm 2022, Trung Quốc là quốc gia chiếm số lượng lớn sinh viên quốc tế đang theo học tại Thái Lan kể từ năm 2006. Con số này đã tăng gấp đôi trong vòng 9 năm, từ 5.611 sinh viên vào năm 2009 lên tới 11.993 sinh viên vào năm 2019. Học sinh, sinh viên Trung Quốc hiện chiếm hơn 40% du học sinh tại Thái Lan.

Chất lượng của giáo dục đại học cũng đóng góp một phần đáng kể làm gia tăng sức hấp dẫn của giáo dục Đông Nam Á. Jason Tan, một giáo sư đến từ Đại học Công nghệ Nanyang Singapore (NTU), cho biết, việc các trường đại học của đảo quốc sư tử luôn xếp trong nhóm các trường đại học hàng đầu châu Á và trên toàn cầu đã tạo nên sức hút với các gia đình khá giả ở Trung Quốc.

Theo báo cáo năm 2022 của tổ chức New Oriental, trong số 8.610 bậc cha mẹ Trung Quốc có ý định cho con đi du học, khoảng 14% lựa chọn du học Singapore, cao hơn gấp đôi so với 6% vào năm 2015.

Theo đuổi nền giáo dục phương Tây, cha mẹ Trung Quốc đổ xô cho con sang Đông Nam Á học trường quốc tế
Singapore đang là quốc gia Đông Nam Á được nhiều bậc phụ huynh Trung Quốc lựa chọn. Trong ảnh: Ký túc xá của Đại học Quốc gia Singapore (NUS). (Nguồn: Shutterstock)

Báo cáo cũng cho thấy, trong số các sinh viên Trung Quốc dự định đi du học vào năm 2022, khoảng 27% muốn theo học trung học ở nước ngoài. Con số mới nhất phản ánh xu hướng đang gia tăng ở Trung Quốc khoảng 10 năm trở lại đây và chỉ bị gián đoạn bởi đại dịch trong hai năm qua khi việc di chuyển giữa các quốc gia bị gián đoạn nghiêm trọng.

Tiến sĩ Mike O’Connor, hiệu trưởng trường BSKL, một trường quốc tế hàng đầu ở Malaysia cho biết, các chính sách hạn chế việc tuyển sinh vào các trường quốc tế hàng đầu ở Trung Quốc và chi phí giáo dục tăng cao đã khiến số lượng học sinh Trung Quốc theo học tại các trường quốc tế ở nước ngoài ngày càng gia tăng.

“Chúng tôi đã thấy sự gia tăng ổn định của các học sinh Trung Quốc trong những năm gần đây. Ngay cả trước khi đại dịch xảy ra, chúng tôi đã nhận được một lượng lớn lời yêu cầu từ phía các bậc cha mẹ Trung Quốc", Tiến sĩ Mike nói.

Đầu tư cho tương lai

Giáo sư Koh (Đại học Trung Quốc) cho biết, nhiều bậc cha mẹ thuộc tầng lớp trung lưu ở Trung Quốc sẵn sàng bỏ ra một số tiền lớn để đầu tư cho con cái theo học những trường tốt nhằm tăng cơ hội được nhận vào các trường đại học phương Tây.

“Nhiều bậc cha mẹ Trung Quốc cho rằng một bằng cấp quốc tế có tiếng sẽ mang lại triển vọng thăng tiến nghề nghiệp cho con cái họ trong tương lai”, ông Koh lý giải.

Ngoài tấm bằng danh giá, một số bậc cha mẹ hy vọng, sau khi tốt nghiệp, con cái họ sẽ được định cư dài hạn và hưởng những lợi ích đi kèm tại quốc gia du học với nhiều cơ hội và triển vọng rộng mở.

Tuy nhiên, việc theo đuổi nền giáo dục phương Tây cũng khiến nhiều gia đình Trung Quốc rơi vào cảnh ly tán.

Anh Sean Li, người đã chuyển đến Chiang Mai vào năm 2012 cùng vợ và con trai hai tuổi làm việc trong lĩnh vực dịch vụ, chuyên phục vụ khách du lịch Trung Quốc ở Thái Lan cho biết, những trường hợp người cha vẫn ở Trung Quốc để kiếm tiền, trong khi mẹ và các con ở Chiang Mai là khá phổ biến.

“Hình thức này có thể gây những tác động tiêu cực lâu dài lên tâm lý con trẻ. Chưa kể, việc đứa trẻ phải thích nghi với môi trường mới trong khi thiếu sự hỗ trợ về mặt tinh thần từ gia đình cũng là điều đáng lo ngại”, anh Li cho hay.

Mặc dù vậy, anh Li cho biết, nhiều bậc cha mẹ Trung Quốc vẫn sẵn sàng làm “mọi thứ có thể” để đảm bảo con cái mình có thể theo học tại các trường đại học danh tiếng của phương Tây.

Người đàn ông 55 tuổi 'không chịu thua số phận' sau 25 lần thi trượt vào trường đại học mơ ước

Người đàn ông 55 tuổi 'không chịu thua số phận' sau 25 lần thi trượt vào trường đại học mơ ước

Dù đã 25 lần thi trượt vào trường đại học mơ ước, nhưng người đàn ông 55 tuổi không muốn từ bỏ mà vẫn quyết ...

Bị siết chặt, công ty giáo dục Trung Quốc chuyển hướng sang cả nông nghiệp, may mặc

Bị siết chặt, công ty giáo dục Trung Quốc chuyển hướng sang cả nông nghiệp, may mặc

Trong bối cảnh chính phủ Trung Quốc tiếp tục siết chặt giáo dục tư nhân và các dịch vụ dạy và học thêm sau giờ ...

Giảm giờ dạy và học ngoại ngữ, phụ huynh Trung Quốc như 'ngồi trên đống lửa'

Giảm giờ dạy và học ngoại ngữ, phụ huynh Trung Quốc như 'ngồi trên đống lửa'

Các quy định mới về siết chặt học thêm, dạy thêm, đặc biệt là cắt giảm các giờ học ngoại ngữ của chính quyền đang ...

Lo ngại ngành giáo dục rơi vào 'vòng xoáy tư bản', Trung Quốc siết chặt dạy và học thêm

Lo ngại ngành giáo dục rơi vào 'vòng xoáy tư bản', Trung Quốc siết chặt dạy và học thêm

Những động thái siết chặt việc dạy và học thêm của chính quyền Trung Quốc thời gian gần đây được cho là nằm trong nỗ ...

Đau đầu với nỗi lo nhân khẩu học, Trung Quốc quyết 'mạnh tay' với giáo dục tư nhân

Đau đầu với nỗi lo nhân khẩu học, Trung Quốc quyết 'mạnh tay' với giáo dục tư nhân

Mức chi phí đầu tư giáo dục cho con cái quá cao khiến nhiều gia đình Trung Quốc buộc phải hoãn kế hoạch sinh con ...

(theo SCMP)

Xem nhiều

Đọc thêm

'Người thầy dạy học sinh bằng nhân cách của chính mình'

'Người thầy dạy học sinh bằng nhân cách của chính mình'

Người thầy phải trở nên tự tin, tự chủ và tự cập nhật bản thân, để AI chỉ là một trợ lý thông thái...
Kết quả bóng đá hôm nay 22/11 (mới nhất)

Kết quả bóng đá hôm nay 22/11 (mới nhất)

Xem kết quả bóng đá đêm qua và hôm nay 22/11, Cup C1, Ngoại hạng Anh, La Liga, Serie A, Tây Ban Nha, Anh, Pháp, Đức, Italy... đều được cập ...
Diễn viên Midu nền nã, thanh lịch trong tà áo dài

Diễn viên Midu nền nã, thanh lịch trong tà áo dài

Diễn viên Midu, Hoa hậu Đỗ Thị Hà xinh đẹp, ngọt ngào trong tà áo dài, người đẹp Lý Nhã Kỳ ngày càng gợi cảm.
Đại sứ Đỗ Hoàng Long chỉ ra 5 ý nghĩa lớn từ chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Bulgaria Rumen Radev

Đại sứ Đỗ Hoàng Long chỉ ra 5 ý nghĩa lớn từ chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Bulgaria Rumen Radev

Theo Đại sứ Đỗ Hoàng Long, chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Bulgaria Rumen Radev diễn ra khi Việt Nam-Bulgaria có nhiều bước phát triển quan trọng
Đại sứ Ukraine tuyên bố về Thế chiến III, Tổng thống Zelensky cầu viện phản ứng toàn cầu, Mỹ khẳng định không muốn đối đầu Nga

Đại sứ Ukraine tuyên bố về Thế chiến III, Tổng thống Zelensky cầu viện phản ứng toàn cầu, Mỹ khẳng định không muốn đối đầu Nga

Ukraine kêu gọi cộng đồng quốc tế đưa ra những kết luận đúng đắn và chấm dứt xung đột ở giữa nước này và Nga trong gần 3 năm qua.
Gặp gỡ hữu nghị kỷ niệm 70 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Mông Cổ

Gặp gỡ hữu nghị kỷ niệm 70 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Mông Cổ

Quan hệ giao lưu nhân dân Việt Nam-Mông Cổ đã phát triển qua nhiều thập kỷ, trở thành nền tảng vững chắc cho tình hữu nghị giữa hai nước.
Hướng tới tăng trưởng xanh, thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững

Hướng tới tăng trưởng xanh, thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững

Tăng cường hợp tác quốc tế về phổ biến kiến thức khoa học hướng tới tăng trưởng xanh
Rác thải nhựa tại các siêu thị: Mối nhức nhối ngày càng nghiêm trọng của Australia

Rác thải nhựa tại các siêu thị: Mối nhức nhối ngày càng nghiêm trọng của Australia

Số liệu của APCO cho thấy, Australia tạo ra nhiều rác thải nhựa bình quân đầu người hơn mọi quốc gia khác trên thế giới, ngoại trừ Singapore.
Tăng thuế thuốc lá: Chìa khóa bảo vệ sức khỏe người dân Việt Nam

Tăng thuế thuốc lá: Chìa khóa bảo vệ sức khỏe người dân Việt Nam

Ngày 21/11, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực truyền thông về phòng chống tác hại thuốc lá.
Bảng tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe theo các hạng giấy phép lái xe từ ngày 1/1/2025

Bảng tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe theo các hạng giấy phép lái xe từ ngày 1/1/2025

Dưới đây là bảng tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe theo các hạng giấy phép lái xe áp dụng từ ngày 1/1/2025.
Bão mạnh gây mất điện diện rộng, làm đổ cây, gián đoạn giao thông Bờ Tây nước Mỹ

Bão mạnh gây mất điện diện rộng, làm đổ cây, gián đoạn giao thông Bờ Tây nước Mỹ

Một cơn bão mạnh đổ bộ vào Bờ Tây nước Mỹ, khiến ít nhất 2 người thiệt mạng, gây mất điện trên diện rộng, làm gián đoạn giao thông nghiêm trọng.
Khi người trẻ lan toả nhận thức về bảo tồn rừng tại Việt Nam

Khi người trẻ lan toả nhận thức về bảo tồn rừng tại Việt Nam

Dự án Trạm Zừng Tâm khuyến khích nhiều bạn trẻ tìm hiểu và trực tiếp tham quan, trải nghiệm rừng già tại Vườn quốc gia Cúc Phương.
Tăng thuế thuốc lá: Chìa khóa bảo vệ sức khỏe người dân Việt Nam

Tăng thuế thuốc lá: Chìa khóa bảo vệ sức khỏe người dân Việt Nam

Ngày 21/11, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực truyền thông về phòng chống tác hại thuốc lá.
Ngày thế giới Vì trẻ sinh non 17/11: Nâng cao nhận thức về các vấn đề liên quan đến trẻ sinh non

Ngày thế giới Vì trẻ sinh non 17/11: Nâng cao nhận thức về các vấn đề liên quan đến trẻ sinh non

Ngày thế giới Vì trẻ sinh non năm nay có chủ đề là ‘Hãy cùng nhau lan tỏa thông điệp và hành động vì tương lai của các em'.
Nhật Bản: Nghiên cứu mới mở đường cho mục tiêu giảm nguy cơ mắc bệnh cho trẻ sơ sinh nhẹ cân

Nhật Bản: Nghiên cứu mới mở đường cho mục tiêu giảm nguy cơ mắc bệnh cho trẻ sơ sinh nhẹ cân

Theo các chuyên gia y tế Nhật Bản, tác động của việc trẻ sơ sinh bị thiếu cân cũng có thể ảnh hưởng đến tương lai của thế hệ sau này.
Hà Nội: Chi 1.000 tỷ đồng điều trị đái tháo đường cho người dân

Hà Nội: Chi 1.000 tỷ đồng điều trị đái tháo đường cho người dân

Ước tính, khoảng 500.000 người ở Hà Nội bị đái tháo đường và 1,5 triệu người mắc tiền đái tháo đường.
'Điểm mặt' những loại đồ uống mà người bị tiểu đường nên tránh xa

'Điểm mặt' những loại đồ uống mà người bị tiểu đường nên tránh xa

Có những loại đồ uống mà người bị tiểu đường nên hạn chế sử dụng như nước ngọt có ga, cà phê có đường.
Hình thành Trung tâm chăm sóc sức khỏe khu vực ASEAN ở TP. Hồ Chí Minh

Hình thành Trung tâm chăm sóc sức khỏe khu vực ASEAN ở TP. Hồ Chí Minh

UBND TP. Hồ Chí Minh vừa phê duyệt Đề án 'Phát triển hệ thống y tế TP. Hồ Chí Minh trở thành Trung tâm chăm sóc sức khỏe khu vực ASEAN'.
Phiên bản di động