TIN LIÊN QUAN | |
Dịch Covid-19: Thí sinh thi tốt nghiệp THPT sẽ được phân theo 4 nhóm đối tượng | |
Kỳ thi tốt nghiệp THPT vẫn được tổ chức theo đúng kế hoạch, có phương án đảm bảo an toàn |
Thí sinh không nên chủ quan trong kỳ thi THPT, bởi vẫn còn có nhiều câu hỏi phân loại thí sinh điểm cao vào đại học. |
Ai cũng hiểu theo quy định, đề thi, hướng dẫn chấm, đáp án, thang điểm chưa công bố luôn thuộc danh mục bí mật Nhà nước độ “tối mật” và người làm lộ đề thi, mua, bán đề thi sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật. Thế nhưng, việc ra đề thi mới là công đoạn khó nhất đối với những người gánh vác nhiệm vụ này.
Một bộ đề đạt chuẩn phải xây dựng được hệ thống kiến thức theo từng cấp độ tư duy, phát huy được năng lực của từng đối tượng, từ đó mới có cơ sở khoa học chính xác để tuyển sinh...
Ra đề - đâu phải chuyện đơn giản!
Đề thi là một trong những phương pháp nhằm nhận biết kiến thức, quan điểm, phân loại và dự báo năng lực của thí sinh. Thế nhưng, để đề thi phát huy tính hiệu quả thì điều đó lại phụ thuộc vào phương thức giáo dục của nhà trường, khả năng định hướng của đề bài và sau cùng là năng lực cảm thụ và trách nhiệm của người chấm thi.
Ở bất cứ thời điểm và hoàn cảnh nào, việc tranh cãi về những đề thi vào từng mùa thi vẫn theo kiểu “đến hẹn lại lên”... Cũng vì thế, rất nhiều tình huống “dở khóc dở cười” đã được mổ xẻ và bàn luận trên báo chí và các trang mạng xã hội trong những đề thi văn ở một số trường học tại kỳ thi vào lớp 10 vừa qua.
Từng được giao nhiệm vụ ra đề thi trong suốt 12 năm, thầy giáo Lê Đức Đồng chia sẻ rằng việc ra đề thi các môn không hề đơn giản như nhiều người thường quan niệm. Có những môn thi, thầy giáo này phải đến tận nơi học sinh sinh sống và học tập để tìm hiểu thực lực của các em, hay hải suy nghĩ, tìm tài liệu trước đó cả năm trời.
“Việc ra đề thi đề thi đòi hỏi tinh thần trách nhiệm cao bởi nó là niềm tin của lãnh đạo, giáo viên và học sinh, phụ huynh. Người ra đề phải có năng lực, năng khiếu, có lòng đam mê với bộ môn, phải có kiến thức sâu và rộng… Nếu làm qua loa, không chịu đào sâu suy nghĩ mà cứ nhăm nhăm “cóp” trên mạng về làm của mình thì không nên”, thầy Đồng nói.
Với thầy Nguyễn Đức Tấn tại Trường THCS Nguyễn Du (Quận 1, TP. Hồ Chí Minh), ra đề không vượt quá kiến thức trong sách giáo khoa và không “leo” lớp cũng là một thử thách. Thầy Tấn cho biết, đề kiểm tra học kỳ môn Toán của TP. Hồ Chí Minh gần đây thường đưa ra những bài thực tế gắn liền với cuộc sống, phong phú, đa dạng nhưng vẫn bảo đảm học sinh trung bình có thể làm được 6-7 điểm. Cô Lý Thị Bích Nhung - giáo viên môn Sinh trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (TP. Hồ Chí Minh) cũng cho rằng, không nên đưa ra những đề thi sáng tạo quá tầm nhận thức của học sinh, chỉ đưa ra ở mức độ giới hạn học sinh có thể liên hệ được thực tế và áp dụng được thì đó mới là đề kiểm tra tốt, hiệu quả.
Đề thi năm nay có “làm khó” thí sinh?
Câu hỏi này đã được ông Mai Văn Trinh - Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ Giáo dục và Đào tạo) trả lời là “không” và khẳng định đề thi tốt nghiệp THPT 2020 có nhiều mức độ, bám sát chương trình cơ bản dù vẫn có những câu phân hóa trình độ.
Theo đó, đề thi năm nay sẽ nằm trong chương trình THPT hiện hành, chủ yếu là lớp 12, bám sát chuẩn đầu ra của chương trình giáo dục phổ thông, phù hợp với định hướng tinh giản chương trình trong bối cảnh dịch Covid-19.
Đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng khẳng định thêm rằng, Bộ đã có các giải pháp nhằm tổ chức kỳ thi an toàn, đảm bảo công bằng, khách quan. Vì vậy, học sinh trên cả nước yên tâm học tập, chuẩn bị kiến thức, để bước vào kỳ thi với tâm thế tốt nhất.
“Đề thi sẽ không đánh đố thí sinh. Độ khó của kỳ thi sẽ phù hợp với mục đích của kỳ thi và điều kiện dạy học, mức độ phân hóa của đề thi đã được điều chỉnh. Nhưng các em yên tâm là đề vẫn có tính phân hóa. Để đạt được điểm 9, 10 các em phải học thực sự tốt”, ông Mai Văn Trinh nhấn mạnh.
Mới đây, khi Bộ công bố bộ đề thi tham khảo kỳ thi THPT Quốc gia 2020, theo nhận định của một số giáo viên THPT ở Hà Nội, đề thi có cấu trúc giống năm 2019. Nội dung nằm trong chương trình giảm tải và có phần dễ hơn năm trước. Tuy nhiên, thí sinh không nên chủ quan, bởi vẫn còn có nhiều câu hỏi phân loại thí sinh điểm cao vào đại học.
Cùng “gỡ bí” cho thí sinh
Trước kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay, cô Trần Thị Xuân Hà - Phó Hiệu trưởng Trường THPT Mỹ Văn (huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ) khuyên thí sinh cần điều chỉnh phương pháp học và ôn tập hiệu quả theo hướng nắm chắc các kiến thức cơ bản, chú ý độ phủ rộng của kiến thức, kỹ năng, tập trung kiến thức lớp 12, đặc biệt trong học kỳ I, một số kiến thức ở lớp 10 và 11 theo đặc thù môn học.
Thầy Tăng Minh Luân - Trường THPT Chi Lăng (tỉnh An Giang) cho rằng, học sinh cần ôn luyện bám sát cấu trúc đề thi tham khảo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tập trung ôn chương trình 12 và biên soạn các câu trắc nghiệm theo chủ đề hoặc chương để học sinh luyện tập cho chắc kiến thức.
Để tăng tính chủ động của nhà trường, giáo viên trong việc giúp học sinh quyết tâm thực hiện hai mục đích vừa xét tốt nghiệp vừa tuyển sinh, cô Vũ Thị Ngọc Dung - Hiệu trưởng Trường THPT Bùi Thị Xuân (Quận 1, TP. Hồ Chí Minh) cũng cho rằng: “Mùa tuyển sinh năm 2020 có những biến động do ảnh hưởng của dịch bệnh, vì vậy bên cạnh lưu ý về đề thi, việc phổ biến quy chế tuyển sinh một cách chính xác, kịp thời đến học sinh là điều rất quan trọng trong quá trình hướng nghiệp của mỗi trường ở thời điểm này”.
| Hơn 900.000 thí sinh đăng ký thi tốt nghiệp THPT 2020, gần 2,5 triệu nguyện vọng xét tuyển ĐH, CĐ và những lưu ý TGVN. Theo thống kê của Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD&ĐT) đến chiều ngày 5/7, cả nước có 900.152 thí sinh đăng ký dự thi ... |
| Bộ GD&ĐT công bố chi tiết lịch thi tốt nghiệp THPT 2020 TGVN. Sáng 9/6, Bộ GD&ĐT tổ chức Hội nghị tập huấn về thi tốt nghiệp THPT năm 2020 cho các cơ sở giáo dục và đào ... |
| Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020 sẽ diễn ra vào ngày 9-10/8 TGVN. Chính phủ đã cơ bản thống nhất với phương án tổ chức thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2020 do Bộ GD&ĐT trình. ... |